Mỹ đã có thế cờ mới đấu lại Nga ở Trung Đông
Theo Politico ngày 22.10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có chuyến thăm tới Iraq và trong chuyến đi này người đứng đầu Lầu Năm Góc đã có cuộc gặp gỡ với lãnh đạo lực lượng người Kurd tại Iraq Massud Bazani nhằm uý lạo tinh thần để chuẩn bị cho cuộc đại chiến giải phóng Mosul khỏi sự chiếm đóng của lực lượng IS.
Lực lượng người Kurd tại Iraq được xem là lực lượng quan trọng trong việc ngăn chặn đà tiến quân của các chiến binh Hồi giáo tiến về Bagdad hồi năm 2015 mà có thể khiến chính quyền Iraq thất thủ. Vì vậy, việc giải phóng Mosul lần này rất cần sự tiếp sức, hợp lực của lực lượng này và việc uý lạo tinh thần của ông Carter là rất quan trọng và cần thiết.
Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ gặp đại diện người Kurd tại Iraq Massud Bazani. Ảnh : ekurd.net
Tuy nhiên, vấn đề phối hợp giải phóng Mosul chỉ là một chi tiết nhỏ trong chiến lược của Washington đối với việc nâng vị thế cho người Kurd tại khu vực Trung Đông. Có thể thấy rằng, khi chuyển trục đối ngoại về Châu Á – Thái Bình Dương thì Washington cũng ngay lập tức nhận thấy sự hạ tầm của các đồng minh chiến lược tại vùng đất nóng Trung Đông với Mỹ.
Khi Arabia Saudi thành lập Liên minh quân sự Hồi giáo 34, đó là một trong những dấu hiệu cho thấy đồng minh chiến lược đang có xu thế rời khỏi vòng kiểm toả của Washington. Khi Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm quan hệ với Nga khi lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh đối với nước Nga vẫn còn xiết chặt, cho thấy bàn cờ chính trị tại Trung Đông đã ngoài tầm kiểm soát của Washington.
Liên minh Nga – Trung đang gia tăng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông khiến cho Washington ngày càng hỗng chân tại vùng đất nóng giàu tài nguyên này. Cùng với đó là tham vọng bá chủ Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ, Arabia Saudi và Iran khiến cho sự hiện diện của Washington tại khu vực này ngày càng gặp nguy hiểm.
Có lẽ việc tàu khu trục Mỹ bị bắn liên tiếp ba lần chỉ trong một tuần ở ngoài khơi Yemen đã chứng tỏ Trung Đông không còn bình yên với Mỹ nữa. Tuy nhiên, đến giờ phút này thì những quân cờ chiến lược của Mỹ tại đây không dễ lệ thuộc Mỹ, còn đối thủ Iran cũng đang tìm cách kết nối với Bắc Kinh và Moscow để tìm lá chắn cho mình.
Rõ ràng, việc hiệu chỉnh bàn cờ chính trị tại Trung Đông đã trở nên quá nan giải với Washington lúc này, mà nguy hại nhất là Mỹ không có quân cờ chiến lược. Chính trường Iraq thì đang là một mớ hỗn độn, Arabia Saudi thì vừa nhận quả đắng từ Washington với việc cho phép thân nhân những người bị hại trong sự kiện 11.9 được khởi kiện Riyah nên khó nồng ấm.
Có lẽ sự hiệu quả trong việc bảo bọc và phát huy sức mạnh của Israel là bài học tuyệt vời mà Washington có thể vận dụng với lực lượng người Kurd hiện nay. Việc để có một nghị quyết của LHQ cho ra đời một nhà nước Kurdistan là không dễ dàng, nhưng việc áp dụng cách thức như Kosovo là hoàn toàn có thể. Từ đó Washington sẽ dần nâng tầm chiến lược cho quân cờ này.
Thực ra, ngày từ những năm đầu nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Barak Obama, Washington đã bắt đầu xúc tiến việc nâng tầm cho người Kurd tại bàn cờ chính trị Trung Đông, sau khi đã đảm bảo địa vị chính trị cho người Kurd trong đời sống chính trị tại Iraq. Kết thúc cuộc chiến vùng Vịnh lần I cùng với việc gia tăng quyền tự trị cho người Kurd là nước cờ cao của G.W.H.Bush.
Vấn đề còn lại là tạo vị thế chính trị cho người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran. Tháng 5.2013, Tổng thống Barak Obama và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ khi đó là Recep Tayyip Erdogan đã thảo luận về tiến trình hòa bình giữa Ankara và đảng Công nhân người Kurd (PKK). Washington chọn giải pháp xoá PKK khỏi danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài (FTOs).
Video đang HOT
Tiến trình “thanh tẩy” cho PKK phụ thuộc quan trọng vào việc lực lượng người Kurd tham gia vào cuộc chiến tại Syria. Việc xoá tên PKK khỏi danh sách các tổ chức khủng bố sẽ tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận với Liên minh Dân chủ (PYD), liên kết của PKK ở Syria. Như vậy là các bước đi để xác định địa vị chính trị cho người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã được Washington vạch ra chi tiết.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi gần đây Washington luôn đề cao vai trò của người Kurd trong các cuộc tấn công khủng bố IS tại Syria, bởi điều đó là cơ sở tạo ra địa vị cao hơn cho người Kurd và là công cụ khống chế Ankara. Khi nhận diện nguy cơ thì Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng tấn công PKK, khiến cho PKK trả đũa bằng các cuộc khủng bố đẫm máu.
Sự thân thiện vượt thời gian Erdogan – Putin khiến cho Washington nhanh chóng tạo vị thế chinh trị cho người Kurd để tạo ra thế cờ mới tại Trung Đông. Ảnh ” Sputnik
Việc PKK tấn công khủng bố có thể khiến họ khó được Mỹ gạch tên khỏi FTOs. Tuy nhiên, khi Ankara ngày càng ngả về Moscow thì việc Washington nâng đỡ lực lượng người Kurd sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều đó được chính ứng viên Hillary – một trong những kiến trúc sư cho chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ – đã khẳng định qua các lần tranh luận trực tiếp.
“Người Kurd đã và đang là đối tác đáng tin cậy nhất của chúng ta ở Syria cũng như Iraq. Và tôi biết có một số người khá quan ngại về điều này, nhưng tôi cho rằng người Kurd cần được trang bị đầy đủ sao cho họ cũng như các chiến binh Arab”, bà Hillary Clinton đã lên tiếng như vậy trong cuộc tranh luận lần thứ II ngày 9.10 vừa qua.
Còn Lầu Năm Góc thì đã gọi những cuộc đụng độ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các đơn vị người Kurd ở Syria là “không thể chấp nhận”. Nay người đứng đầu Lầu Năm Góc đến uý lạo tinh thần cho lực người Kurd tại Iraq cho thấy Washington đã khai hoả với Ankara. Bởi lẽ với khí thế của người Kurd tại Iraq và vị thế của Kurd tại Syria thì người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến lúc được công nhận địa vị chính trị.
Một cơ chế tự trị chung cho người Kurd ở khu vực Trung Đông như Nagorno – Karabakh ở vùng Cacassus hay Kosovo tại Nam Tư cũ đã có thể nhận diện qua các bước đi của Washington. Sức mạnh Mỹ và lợi ích Mỹ đã từng giúp cho Israel thách thức cả thế giới Ả-rập, điều đó có thể lặp lại với một Kurdistan tại khu vực Trung Đông.
Theo Danviet
Bóng ma sa mạc - Mưu toan trả thù của IS khi Mosul thất thủ
Bị đánh bại ở sào huyệt Mosul, IS có thể rút lui vào sa mạc, lợi dụng các bất ổn về xã hội và chính trị ở Iraq để tiếp tục quay lại, gieo rắc kinh hoàng.
Các lực lượng an ninh Iraq đang bao vây xung quanh sào huyệt Mosul của IS. Đồ họa: BBC
30.000 tay súng thuộc liên minh quân đội chính phủ Iraq và dân quân người Kurd (Peshmerga) đang áp sát thành phố miền bắc Mosul, thành trì cuối cùng của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq. Giới phân tích dự đoán rằng IS sẽ kháng cự đến cùng để bảo vệ sào huyệt mang tính biểu tượng này, và một cuộc chiến tranh du kích sẽ kéo dài dai dẳng sau khi Mosul được giải phóng, theo NYTimes.
Hassan Hassan, chuyên gia phân tích tại Viện Chính sách Trung Đông Tahrir, cho rằng trận chiến giành quyền kiểm soát Mosul sẽ rất khốc liệt, bởi đây chính là nơi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo" vào năm 2010.
Nếu thất thủ trước lực lượng bao vây quá đông đảo, IS ở Mosul chắc chắn đã có "kế hoạch B", một chiến lược đã được phiến quân tiết lộ trên các trang tuyên truyền trong suốt 5 tháng qua: inhiyaz, hay "rút lui tạm thời", vào sa mạc.
Thuật ngữ "inhiyaz" xuất hiện lần đầu tiên hồi tháng 5 trong tuyên bố của Abu Muhammad al-Adnani, phát ngôn viên của IS, kẻ bị tiêu diệt trong một trận không kích của Mỹ hồi tháng 8. Adnani giải thích rằng việc mất vùng kiểm soát không đồng nghĩa với thất bại, và các tay súng IS có thể chiến đấu đến cùng, rồi rút lui vào sa mạc, chuẩn bị cho đợt phản công tiếp theo.
Thông điệp này đã được đăng tải rộng rãi trên các trang tuyên truyền của IS. Hồi tháng 8, trang Al-Naba đăng tải bài viết kể lại cách các tay súng tiền thân của IS ở Iraq sống sót sau khi bị quân đội Mỹ và phong trào "Thức tỉnh" của các bộ tộc đẩy ra khỏi các thành phố nước này năm 2007.
Theo bài viết, trong khi hầu hết tay súng rút vào sâu trong sa mạc, hàng chục tên gián điệp vẫn được cài cắm ở các vùng đất vừa bị mất quyền kiểm soát. Trong 6 năm tiếp theo, các cuộc tấn công kiểu "nội công, ngoại kích" của IS đã làm kiệt quệ nguồn lực của các nhóm bộ tộc người Sunni ở Iraq, tạo điều kiện thuận lợi cho IS trở lại và kiểm soát vùng đất rộng lớn của người Sunni năm 2013.
"Các sự kiện lịch sử cho thấy hoạt động của các chiến binh IS đã không cho những kẻ bỏ đạo được hưởng một ngày yên lành", Al-Naba viết, như một lời cảnh báo về những gì sắp diễn ra với tương lai Iraq sau khi Mosul thất thủ.
Bóng ma từ sa mạc
IS nhiều khả năng sẽ rút vào sa mạc nếu thất thủ ở Mosul. Ảnh minh họa: Reuters
Các trang tuyên truyền của IS nhấn mạnh rằng nếu thất thủ và phải rút vào sa mạc, tổ chức khủng bố này một ngày nào đó sẽ quay lại, khoét sâu vào các mâu thuẫn nội tại của đất nước Iraq, để tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng.
Hồi tháng 8, IS công bố một đoạn video được cho là quay tại Wilayat al-Furat, một trong những "tỉnh" mà phiến quân thành lập trong đế chế của mình. Không giống như các đoạn phim tuyên truyền khác thường quay cảnh giao tranh trong đô thị, đoạn video này khắc họa cuộc chiến trên sa mạc, với những cuộc đụng độ gần Rutbah, thị trấn chiến lược ở miền tây Iraq, án ngữ tuyến đường nối Baghdad với thủ đô Amman của Jordan.
Trong video này, các tay súng IS được mô tả đang tấn công và đánh chiếm một doanh trại mà chúng cho là của lực lượng quân đội chính phủ Iraq và các cố vấn Mỹ.
Hai tuần sau, hãng tin tuyên truyền Amaq của IS cũng phát một video tương tự, lấy bối cảnh ở sa mạc, kết thúc bằng cảnh tượng thi thể một binh sĩ Iraq bị kéo lê trên đường phố.
Chuyên gia Hassan cho rằng những đoạn video tuyên truyền trên, cùng tuyên bố của Adnani về "inhiyaz", là bằng chứng cho thấy IS đang chuẩn bị một kế hoạch trả thù công phu trong trường hợp bị đánh bật khỏi Mosul, và Mỹ cùng các đồng minh ở Iraq cần phải vô cùng thận trọng.
Ông cho rằng sa mạc có vai trò quan trọng với sự sống còn của IS không kém các đô thị. Wilayat al-Furat là "tỉnh" duy nhất trong đế chế của IS nằm vắt ngang biên giới Iraq và Syria, nơi có nhiều vùng sa mạc hoang vu, hẻo lánh, có thể trở thành căn cứ địa cho các thủ lĩnh IS trong tương lai.
Hai quan chức an ninh ở tỉnh Salah ad Din, miền bắc Iraq, cho biết IS đã bắt đầu quay lại vùng đất được giải phóng từ năm 2014 này và tuyển mộ tân binh, tổ chức các cuộc đột kích chớp nhoáng hoặc đánh bom tự sát tại khu vực đông dân cư. Lực lượng an ninh Iraq không tài nào đối phó được với những hoạt động "thoắt ẩn, thoắt hiện" như thế này.
Từ năm 2007 đến 2013, các chỉ huy IS đã coi sa mạc như một cứ địa an toàn trước lực lượng an ninh Iraq. Từ đây, chúng có thể xua quân ra các đường quốc lộ để cướp bóc và tống tiền tài xế, thực hiện các cuộc tấn công nhỏ lẻ vào lực lượng an ninh và thủ lĩnh bộ tộc chống đối, gieo rắc tâm lý sợ hãi và hoang mang trong dân chúng.
Peshmerga dội đạn cối tấn công IS ở ngoại ô Mosul. Ảnh: Rudaw
Theo Hassan, tình hình chính trị và xã hội Iraq hiện nay còn phức tạp hơn giai đoạn 2007-2013 rất nhiều. Nếu IS bị đánh bại, không còn một nhóm người Sunni nào đủ sức lấp đầy chỗ trống do phiến quân để lại, và họ nhiều khả năng sẽ tiếp tục bị lép vế trước người Shiite chiếm đa số.
Ông cho rằng cuộc chiến chống IS không thể nào giành được thắng lợi mà không lấp đầy chỗ trống về chính trị và an ninh đang ngày càng rộng hơn ở Iraq. Các cuộc tranh giành, đấu đá quyền lực trong nước sẽ càng phức tạp hơn với những cuộc tấn công từ sa mạc, nơi phiến quân dễ dàng tẩu thoát trước các cuộc vây ráp của lực lượng an ninh.
"Việc IS thất thủ ở Mosul là chiến thắng rất quan trọng với Iraq, nhưng nếu chính phủ ở Baghdad không để người Sunni tự định đoạt tương lai của mình tại thành phố này, bóng ma IS sẽ quay lại từ sa mạc", Hassan nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Nga huy động hải quân lớn nhất từ Chiến tranh Lạnh cho Syria NATO khẳng định hải quân Nga đang được huy động với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh cho cuộc chiến ở Syria. Tàu sân bay Đô đốc Kunetsov của hạm đội Phương Bắc Nga. Ảnh: TASS. Trong một nỗ lực nhằm củng cố hỏa lực cho cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào thành phố Aleppo, Syria, Nga đã...