Mỹ đã có biện pháp trước hành động do thám “vô lễ” của Trung Quốc
Trung Quốc vừa cử tàu tham diễn vừa cử tàu do thám là một hành động “vô lễ”, nhưng Mỹ không làm lớn việc này do vẫn muốn tiếp cận với Trung Quốc.
Tàu do thám Đông Điều số hiệu 851 Type 815 Trung Quốc
Mỹ đã áp dụng biện pháp bảo mật trước Trung Quốc
Tờ “Tin tức Trung Quốc” dẫn tờ “Asahi Shimbun”Nhật Bản ngày 24 tháng 7 đưa tin, cuộc diễn tập quân sự liên hợp Vành đai Thái Bình Dương đang triển khai ở vùng biển Hawaii Mỹ, Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tham gia diễn tập, đã tiến hành huấn luyện liên hợp với hải quân các nước như Mỹ.
Theo bài báo, Trung Quốc và Mỹ đối đầu trong các vấn đề như Biển Đông, để tránh sự căng thẳng không cần thiết, hai nước đang tìm cách xây dựng quan hệ giữa quân đội hai bên. Mặt khác, bị ảnh hưởng bởi quan hệ xấu đi, Trung-Nhật không thể có cơ hội cùng tiến hành huấn luyện.
Theo báo Nhật, Trung Quốc đã cử 4 tàu chiến gồm tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương (đều thuộc Hạm đội Nam Hải), tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ (thuộc Hạm đội Đông Hải) và tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu tham gia diễn tập, đã tiến hành huấn luyện liên hợp với hải quân nhiêu nước trong đó có Mỹ.
Tàu trinh sát điện tử Đông Điều số hiệu 851 Type 815 Trung Quốc (tàu Bắc Cực Tinh)
Tuy nhiên, sự ngăn cách giữa Trung-Mỹ vẫn rất rõ ràng. Quân đội Trung Quốc còn cử tàu do thám Đông Điều số hiệu 851 Type 815 tới vùng biển Hawaii mà không hề tham gia diễn tập quân sự lần này.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris trả lời phỏng vấn các phương tiện truyền thông như “Asahi Shimbun” cũng đã cho biết về sự cảnh giác đối với Trung Quốc, ông cho biết, phía Mỹ đã tiến hành triển khai thận trọng công tác giữ bí mật.
Mỹ đang nỗ lực tăng cường giao lưu quân sự Trung-Mỹ, cũng chính là được Mỹ mời, Trung Quốc có thể lần đầu tiên tham gia diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương. Ngoài ra, giữa Trung-Mỹ sẽ còn khởi động đối thoại an ninh châu Á-Thái Bình Dương và đối thoại lục quân, mở rộng giao lưu.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice đã tiến hành giải thích về ý đồ trong hành động này của chính quyền Barack Obama, bà cho biết: “Để tránh đẩy cao căng thẳng và hiểu nhầm không cần thiết, điều quan trọng là nâng cao độ minh bạch quân sự của hai bên, mở rộng kênh trao đổi”.
Video đang HOT
Tàu trinh sát điện tử Thiên Vương Tinh số hiệu 853 Type 815, Hải quân Trung Quốc (ảnh minh họa)
Tướng Harry Harris cũng cho rằng: “Tham gia diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương đã thể hiện ý nguyện tham gia cơ chế khuôn khổ đa phương của Trung Quốc, chúng tôi hoan nghênh sự tham gia của Trung Quốc”.
Có thể thấy, Hải quân Mỹ cũng hy vọng thông qua diễn tập quân sự thúc giục Trung Quốc áp dụng hành động tuân thủ quy tắc chung, đồng thời thể hiện khoảng cách về thực lực quân sự Trung-Mỹ với phía Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu lâu năm Glaser, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế Mỹ cho rằng: “Trung-Mỹ đã tiến hành trao đổi ý kiến thẳng thắn về các vấn đề bất đồng như Biển Đông và biển Hoa Đông. Giữa Trung-Mỹ vừa có lĩnh vực có thể hợp tác, vừa có lĩnh vực không thể đạt được đồng thuận. Không nên giả vờ không có bất đồng”.
Mặt khác, Nhật Bản và Trung Quốc tuy đều đã tham gia diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương, nhưng giữa hai bên vẫn giữ khoảng cách. Trung Quốc không tham gia huấn luyện cứu trợ nhân đạo và cứu nạn do sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ huy.
Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Kawano Katsutoshi bày tỏ hoan nghênh Quân đội Trung Quốc tham gia khuôn khổ đa phương, nhưng ông cũng cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ hai nước vẫn khó có thể cải thiện, chúng tôi hy vọng có thể triển khai giao lưu trong các trường hợp đa phương, nhưng rất tiếc lần này không thể có cơ hội tiến hành huấn luyện liên hợp”.
Tàu trinh sát Type 815 dài 130 m, rộng 16,4 m, mớn nước 6,5 m, lượng giãn nước khoảng 6.000 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 250 người
Hành động do thám của Trung Quốc là “vô lễ”
Hãng Kyodo ngày 21 tháng 7 đưa tin, Trung Quốc điều một tàu do thám đến vùng biển Hawaii – nơi đang diễn ra cuộc diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ tổ chức, diễn ra từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 1 tháng 8 năm 2014. Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ giấu tên đã tỏ ra không vui đối với vấn đề này, coi đây là một “hành động vô lễ”.
Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Darryn James cho rằng, được biết, từ khi bắt đầu tổ chức diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương vào năm 1971 đến nay, chưa từng có nước nào trong tình hình nhận lời mời cử tàu tham gia diễn tập quân sự, còn cử tàu do thám.
Mặc dù vậy, Darryn James cho biết: “Chúng tôi đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết, bảo vệ thông tin quan trọng của chúng tôi. Chúng tôi dự kiến chiếc tàu này sẽ tiếp tục dừng ở ngoài lãnh hải của Mỹ, sẽ không quấy rối diễn tập trên biển &’Vành đai Thái Bình Dương’ đang tiến hành”.
Đối với vấn đề này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng nói rằng, tàu của Trung Quốc hoạt động ở vùng biển ngoài lãnh hải nước khác là “phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế”, cho rằng “Trung Quốc tôn trọng quyền lợi của các nước ven biển, cũng muốn các nước có liên quan tôn trọng quyền lợi của tàu Trung Quốc” (mặc dù Trung Quốc nói vậy, nhưng họ lại có hành động khiêu khích, xâm lược ở Biển Đông).
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương
Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình tuyên truyền rằng, Trung Quốc cử tàu khảo sát khoa học đến vùng biển gần Hawaii là để “tìm hiểu tình hình biển, thông tin địa lý” của một số tuyến đường hàng hải chủ yếu, xây dựng kho dữ liệu Thái Bình Dương của họ. Hoạt động này không nhằm vào ai, không có liên quan đến diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương.
Theo Tống Trung Bình, tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động ở vùng biển quốc tế, không phạm luật. Hơn nữa, Tống Trung Bình lý sự rằng, nếu tàu Trung Quốc có đi vào vùng đặc quyền kinh tế, do Mỹ không ký Công ước Liên hợp quốc về luật biển, nên Mỹ “sẽ không được Công ước bảo vệ”.
Tống Trung Bình và cả nhà nghiên cứu Trung Quốc Trương Quân Xã còn phàn nàn về việc Mỹ và Nhật Bản hiện đang thực hiện chiến lược “đến gần do thám” đối với Trung Quốc, nhiều sự kiện có liên quan đã xảy ra trong thời gian qua, ví dụ như tàu tuần dương Mỹ và tàu chiến Trung Quốc suýt đụng độ ở Biển Đông vào tháng 12 năm 2013 – trong thời điểm biên đội tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc thử nghiệm ở Biển Đông. Vào tháng 5 năm 2014, Nhật Bản cũng điều máy bay tiến hành do thám cuộc diễn tập quân sự trên biển giữa Trung Quốc và Nga.
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171, Type 052C, Hạm đội Nam Hải tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014
Tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương số hiệu 575 Type 054A Hạm đội Nam Hải tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014
Tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ, Hạm đội Đông Hải tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014
Theo Giáo Dục
Được mời diễn tập hải quân, TQ vẫn cử tàu do thám Mỹ
Tàu do thám Trung Quốc lởn vởn để thăm dò cuộc diễn tập RIMPAC dù họ đã được Mỹ mời tham gia.
Ngày 20/7, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, một quan chức hải quân của Mỹ cho biết mặc dù đã được mời tham gia cuộc tập trận trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức, Trung Quốc vẫn cử một tàu do thám rình rập bên ngoài vùng biển Hawaii để theo dõi lực lượng hải quân các nước tham gia diễn tập.
Đại úy Darryn James, người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết tàu do thám của Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh đảo Hawaii của Mỹ, mặc dù nó không thuộc thành phần tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014.
Tàu chiến các nước tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương
Ông James nói: "Hải quân Mỹ vẫn liên tục giám sát mọi hoạt động trên Thái Bình Dương, và chúng tôi hy vọng tàu do thám này không tiến vào lãnh hải Mỹ và không ngăn cản hoạt động đang diễn ra của RIMPAC."
Lần đầu tiên được Mỹ mời tham gia cuộc diễn tập hoành tráng này, Trung Quốc đã điều đội tàu lớn thứ hai của hải quân đến vùng biển Hawaii hội tụ cùng lực lượng hải quân các nước khác nhằm tăng cường hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên, việc tàu do thám của Trung Quốc "không mời mà đến" để rình mò xung quanh khiến các quốc gia khác tham gia diễn tập không khỏi lo lắng.
Ông Per Rostad, chỉ huy tàu hộ tống Fridtjof Nansen của hải quân Na Uy cho rằng Trung Quốc đã quá tùy tiện khi điều tàu do thám đến thăm dò cuộc diễn tập RIMPAC trong khi họ vẫn có lực lượng tham gia.
Tàu do thám Trung Quốc vẫn lởn vởn để thăm dò cuộc diễn tập (Ảnh minh họa)
Ông nói: "Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi bị do thám trong khi hoạt động hay diễn tập. Nhưng thật lạ thường khi họ do thám một cuộc diễn tập mà chính các đơn vị của họ cũng tham gia."
Đội tàu tham gia diễn tập RIMPAC lần này của Trung Quốc gồm có tàu khu trục tên lửa Haikou, tàu hộ tống Yueyang, tàu hậu cần Qiandaohu và tàu y tế Peace Ark, tuy nhiên các tàu này không được tham gia các cuộc tập trận tác chiến quan trọng trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng mất niềm tin vào nhau.
Từ lâu Trung Quốc vẫn luôn kêu ca rằng Mỹ đã tiến hành các hoạt động do thám bên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Năm 2009, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu cáo buộc tàu Victorious của Mỹ hoạt động trên biển Hoàng Hải mà không được phép của Trung Quốc.
Còn trong lần này, Mỹ cho biết họ sẽ không làm lớn chuyện với phía Trung Quốc vì chính phủ Mỹ thừa nhận và tôn trọng quyền qua lại không gây hại của tàu bè các nước trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Theo hampha
Trung Quốc triển khai tàu do thám gần cuộc tập trận hải quân quốc tế Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ cho việc nước này triển khai một tàu do thám ngoài khơi Hawaii, gần với các tàu Trung Quốc đang lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn đầu, RIMPAC. Thủy thủ Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC. Tờ Thời báo Hoàn cầu của...