Mỹ cứng rắn với Iran nhưng ngại “đụng” vào Saudi Arabia
Mỹ tỏ rõ thái độ cứng rắn với Iran nhưng lại ngần ngại trong việc trừng phạt Saudi Arabia liên quan đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi.
Chính quyền Mỹ đang áp thêm các lệnh trừng phạt lên các doanh nghiệp có quan hệ với Basij, vốn được coi là lực lượng bán quân sự của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trong bối cảnh Tổng thống Trump tiếp tục gia tăng sức ép lên Tehran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Mỹ lại tỏ ra ngần ngại trước bất kỳ đề xuất nào về việc sẽ trừng phạt Saudi Arabia nếu quốc gia này thực sự phải chịu trách nhiệm trong cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi.
Ngày 16/10, các quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Trump đã phác thảo các lệnh trừng phạt mới với một loạt các doanh nghiệp ủng hộ Basij với cáo buộc Basij tuyển mộ lính trẻ em và tuyên bố bất cứ ai làm ăn với Basij đều phải chịu trừng phạt. Tuy nhiên, các quan chức này cùng với chính Tổng thống Mỹ Donald Trump lại thận trọng khi cân nhắc đến khả năng trừng phạt Saudi Arabia.
Tại Quốc hội Mỹ, một nhóm các Thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã đề xuất khả năng áp các lệnh trừng phạt lên Saudi Arabia, và Thượng nghị sĩ Lindsey Graham ngày 16/10 đã khẳng định trên chương trình “Fox and Friends” rằng, Mỹ nên trừng phạt Saudi Arabia thật mạnh mẽ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Trump dù khẳng định Saudi sẽ phải chịu hậu quả nặng nề nếu đứng đằng sau cái chết của ông Khashoggi, nhưng cũng cho biết ông không muốn dừng việc buôn bán vũ khí cho quốc gia này.
Mỹ và Saudi Arabia có mối quan hệ rất phức tạp và chính quyền Tổng thống Trump hiểu rõ rằng Saudi Arabia đóng vai trò như một lực lượng đối trọng với Iran tại Trung Đông. Dù vậy, một quan chức trong Nhà Trắng cho rằng Saudi Arabia không phải là lực lượng duy nhất có thể hỗ trợ Mỹ trong việc thực hiện chiến lược cứng rắn với Iran.
“Dĩ nhiên mối quan hệ lâu đời với Saudi Arabia rất ý nghĩa với chúng tôi nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi bỏ qua hoặc bao che cho họ trong sự việc lần này. Chúng tôi luôn tin rằng ai gây nên thì người đó phải chịu trách nhiệm và tôi cho rằng đó cũng là điểm mấu chốt trong quan điểm của chúng tôi”, CBS dẫn lời một quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump nhận định ngày 16/10.
“Tôi cho rằng tất cả các đối tác khu vực của chúng tôi đều vô cùng quan trọng. Rõ ràng Saudi Arabia là một phần quan trọng nhưng chúng tôi cũng có một loạt các đối tác khác trải khắp vùng vịnh Trung Đông từ Ai Cập đến Bahrain. Tôi hoàn toàn nhất trí đây là một mối quan hệ quan trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi bỏ qua mọi vấn đề khác của Saudi”, quan chức này cho biết thêm./.
Kiều Anh
Theoi VOV.VN/ CBS News
Saudi Arabia nhất trí điều tra thấu đáo vụ nhà báo mất tích
Giới chức Mỹ cho hay Saudi Arabia đã nhất trí về sự cần thiết phải điều tra thấu đáo vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 2 tuần.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) tại cuộc gặp ở Riyadh ngày 16/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này được đưa ra trong các cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo với các quan chức Saudi Arabia trong ngày 16/10 tại Riyadh.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho hay Ngoại trưởng Pompeo đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Adel al-Jubeir, trong đó hai bên nhất trí về tầm quan trọng trong việc tiến hành "một cuộc điều tra kịp thời, minh bạch và thấu đáo" về vụ mất tích bí ẩn của nhà báo Khashoggi.
Trước đó, ông Pompeo cũng đã hội kiến Quốc vương Saudi Arabia Salman và có cuộc hội đàm riêng rẽ với Thái tử kế nhiệm Mohammed bin Salman. Trong một tuyên bố, Thái tử Saudi Arabia khẳng định Riyadh và Washington là những đồng minh cũ và vững mạnh, cùng đối mặt với những thử thách.
Các cuộc gặp trên là một phần trong sứ mệnh của Ngoại trưởng Pompeo trong chuyến thăm tới Saudi Arabia theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tháo ngòi cho cuộc khủng hoảng liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi mất tích. Nhiều khả năng, Ngoại trưởng Pompeo sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ sau khi rời Saudi Arabia.
Trước đó, ngày 15/10, các nhà điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ đã lần đầu tiên tiến hành khám xét khuôn viên Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul trong suốt 9 giờ. Theo kênh Al Jazeera, các công tố viên đã tìm thấy những "bằng chứng" và "sự xáo trộn" bên trong tòa lãnh sự, củng cố cho những nghi vấn trước đó của Ankara về khả năng nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại tại đây.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và một nguồn tin an ninh cũng cho biết giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã có trong tay đoạn ghi âm cho thấy nhà báo Khashoggi bị sát hại bên trong tòa lãnh sự.
Nhà báo Khashoggi mang quốc tịch Saudi Arabia và sinh sống tại Mỹ, đã mất tích từ ngày 2/10 sau khi vào Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nguồn tin chưa được kiểm chứng cho rằng nhà báo Khashoggi từng viết bài chỉ trích việc Saudi Arabia can dự vào tình hình chiến sự tại Yemen và nhiều khả năng nhà báo này đã bị sát hại bên trong tòa lãnh sự, điều mà phía Saudi Arabia khẳng định là "vô căn cứ".
Các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cuộc điều tra ngay sau khi có thông tin nhà báo Khashoggi mất tích. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phát hiện 15 công dân Saudi Arabia tình nghi liên quan, trong đó đã xác định danh tính của 8 người.
Trong một động thái khác, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin ngày 16/10, Tổng lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul, Mohammed al-Otaibi đã rời Istanbul trở về Riyadh. Hãng thông tấn Anadolu cũng cho biết nhân vật này đã rời Thổ Nhĩ Kỳ.
Thanh Hương
Theo TTXVN
Các công ty truyền thông tẩy chay sự kiện tại Saudi Arabia Các công ty truyền thông đã từ chối tham dự một cuộc hội thảo đầu tư tại Saudi Arabia, bày tỏ sự phẫn nộ của mình về việc nhà báo Jamal Khashoggi mất tích. Nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: Reuters Tổng biên tập tờ Economist Zanny MInton Beddoes sẽ không tham dự hội thảo đầu tư tại Riyadh, người phát ngôn của ông...