Mỹ củng cố thông điệp chống Trung Quốc
Khi chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử, hai trợ lý hàng đầu về an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp có chuyến thăm Ấn ộ và nhiều nước khác, chủ yếu để bàn cách đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper dự một cuộc họp báo tại Washington ngày 21/9 Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ gặp hai người đồng cấp Ấn Độ trong cuộc đối thoại an ninh và chiến lược diễn ra ngày 27/10, sau đó ông Pompeo sẽ thăm Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tất cả các hoạt động này diễn ra khi cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung tiếp tục căng thẳng và ông Trump tiếp tục khắc họa đối thủ Joe Biden là người mềm yếu với Trung Quốc.
Dù có yếu tố bầu cử thì thời điểm này cũng rất quan trọng đối với quan hệ Mỹ – Ấn vì Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Ấn Độ đang phải xử lý bất ổn ở vùng tranh chấp Kashmir với cả Trung Quốc và Pakistan. Căng thẳng Ấn – Trung trên vùng núi Himalaya vẫn chưa được giải quyết. Ông Trump từng đề xuất giúp tháo ngòi tình hình nhưng chưa có dấu hiệu quan tâm nào từ Trung Quốc hay Ấn Độ.
Ông Pompeo không giấu giếm mong muốn của chính quyền Trump về việc cô lập Trung Quốc. Khi được hỏi về chuyến thăm này, ông Pompeo nói tuần trước: “Tôi chắc chắn các cuộc gặp của tôi sẽ bao gồm những bàn bạc về cách các quốc gia tự do có thể làm việc với nhau để đẩy lùi những mối đe doạ mà Trung Quốc gây ra”.
Trước khi ông Pompeo và ông Esper thực hiện chuyến công du, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun tuần trước thăm New Delhi, nhấn mạnh Washington muốn đẩy mạnh các lợi ích của Ấn Độ ở khu vực, xây dựng một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do, và đối phó với những nguy cơ mà các mạng viễn thông công nghệ cao của Trung Quốc gây ra vì Mỹ coi đó là yếu tố trung tâm trong các hoạt động mà họ gọi là “kinh tế săn mồi” của Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, Mỹ và Ấn Độ tăng cường đáng kể quan hệ quốc phòng. Khi ông Trump thăm Ấn Độ vào tháng 2 năm nay, hai bên hoàn tất các thoả thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỷ USD. Thương mại quốc phòng song phương tăng từ 0 trong năm 2008 lên 15 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn không muốn bị kéo vào cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông G. Parthasarthy, một nhà ngoại giao Ấn Độ đã nghỉ hưu, nói với AP rằng Ấn Độ không muốn trở thành nước đi đầu chống lại Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông Pompeo sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Maldives từ năm 2004 đến nay. Theo thoả thuận quốc phòng hai bên đạt được trong tháng trước, Maldives đồng ý đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và ủng hộ “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do”.
Ấn Độ tin rằng nếu Mỹ can dự vào Sri Lanka nhiều hơn, Sri Lanka sẽ xích gần phía Mỹ – Ấn hơn Trung Quốc, giới phân tích nhận định. Tranh chấp trên biển Đông sẽ là vấn đề được nhấn mạnh tại chặng dừng chân cuối cùng của ông Pompeo ở Indonesia.
Vì sao Trung Quốc "khẩn cấp" sửa đổi luật quốc phòng?
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cho rằng, "cần khẩn cấp" sửa đổi luật quốc phòng để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng phức tạp nhằm vào Trung Quốc.
Trung Quốc sửa đổi luật quốc phòng trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức an ninh, đặc biệt là từ Mỹ và Đài Loan (ảnh: SCMP)
Sau gần 2 năm cân nhắc, Trung Quốc quyết tâm sửa đổi luật quốc phòng của nước này trong bối cảnh các thách thức trong nước, quốc tế ngày càng gia tăng, theo SCMP.
Dự thảo luật quốc phòng sửa đổi của Trung Quốc sẽ nhấn mạnh đến các lĩnh vực mới như an ninh mạng, không gian mạng và công nghệ quân sự.
Dự luật mới cũng cho phép quân đội Trung Quốc "tham gia quản trị an ninh toàn cầu, hỗ trợ nỗ lực kiểm soát vũ khí quốc tế".
Ông Ngụy Phượng Hòa cho biết, luật quốc phòng mới sẽ có những "thay đổi quan trọng" để "bảo vệ Trung Quốc cả bên trong lẫn bên ngoài".
"Trung Quốc đang phải đối mặt với các mối đe dọa và thách thức an ninh ngày càng phức tạp", ông Ngụy nhận định.
Theo chuyên gia quân sự Song Zhongping, nguyên nhân Trung Quốc phải sửa đổi luật quốc phòng là sức ép từ Mỹ và đặc biệt là vấn đề Đài Loan.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper kêu gọi Washington chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng để đối phó với "những thách thức, đặc biệt là từ Trung Quốc".
"Mỹ không thể chấp nhận việc để Trung Quốc vươn lên như một đối thủ ngang hàng cả về kinh tế lẫn quân sự", John Mearsheimer - chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Chicago - nhận xét.
Theo Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa, luật quốc phòng của Trung Quốc có hiệu lực từ năm 1997 đến nay đã không thể đáp ứng những yêu cầu mới của quân đội nước này.
Trung Quốc muốn nâng cao vị thế của quân đội bằng luật quốc phòng mới (ảnh: SCMP)
"Tình hình thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ trong 20 năm qua. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, xung đột vũ trang không ngừng kéo theo nhiều bất ổn về an ninh", ông Ngụy nói.
Theo luật quốc phòng sửa đổi, Trung Quốc có thể gửi thêm quân ra nước ngoài để thực hiện các hoạt động hòa bình, chống cướp biển, khủng bố.
Ngoài thách thức từ nước ngoài, Trung Quốc cũng nhấn mạnh mối quan tâm về các lĩnh vực mới như không gian mạng, an ninh mạng.
Theo các chuyên gia trong nước, trong tương lai, không gian mạng sẽ trở thành "chiến trường mới" giữa các nước. Trung Quốc cần nhanh chóng thích ứng để chiến thắng mà không tốn một viên đạn bằng "chiến trường" quan trọng này.
Dự luật quốc phòng mới cũng nhằm nâng cao vị thế của quân đội Trung Quốc. Bắc Kinh muốn đưa quân nhân từ nghề nghiệp được xã hội "tôn trọng" sang được "tôn kính".
Đằng sau sáng kiến "Định hướng phát triển liên minh và đối tác" của Mỹ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mới đây đã công bố một sáng kiến mới mang tên "Định hướng phát triển liên minh và đối tác" (GDAP). Theo ông Esper, vũ khí bí mật của Lầu Năm Góc chính là "những người bạn". Vì thế, GDAP sẽ giúp Washington tăng cường quan hệ với các quốc gia có cùng chí hướng trong...