Mỹ cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine: Còn nhiều thách thức trước khi sử dụng ở chiến trường
Trong nhiều tháng qua, Ukraine luôn mơ ước sở hữu hệ thống tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ.
Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao và vận hành hệ thống đó tại Ukraine đặt ra những thách thức về hậu cần đối với quân đội Mỹ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Ảnh: AP
Theo các chuyên gia quân sự, để vận hành hiệu quả các hệ thống tên lửa Patriot, cần có một đội ngũ chuyên gia lớn, với hàng chục binh sĩ được đào tạo bài bản.
Quá trình huấn luyện đặc biệt sử dụng tên lửa Patriot có thể mất nhiều tháng. Hệ thống Patriot thông thường cần 90 binh sĩ để vận hành và bảo trì. Tuy nhiên, hệ thống vẫn có thể được khai hỏa với một đội chỉ gồm ba người trong trường hợp cần thiết.
Theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ Pat Ryder, các hệ thống tiên tiến như hệ thống tên lửa Patriot đòi hỏi kế hoạch bảo dưỡng và đào tạo đáng kể, cho nên, Washington cần phải xác định loại viện trợ nào sẽ cung cấp cho Ukraine.
“Khi nói đến một số hệ thống phòng thủ nhất định, chẳng hạn như tên lửa Patriot… bạn phải thảo luận cả về quy trình bảo trì, cũng như đào tạo đính kèm. Chẳng có hệ thống nào trong số này chỉ đơn giản là ‘cắm điện và phóng’ cả. Không thể nào chỉ đưa nó ra chiến trường và sử dụng”, ông Ryder nói thêm.
Video đang HOT
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Mỹ đang “rất tập trung” vào việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine.
“Chúng tôi hiện rất tập trung vào các hệ thống phòng không và không chỉ chúng tôi mà nhiều quốc gia khác. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người Ukraine có được những hệ thống đó càng nhanh càng tốt nhưng cũng phải sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất có thể, đảm bảo họ được đào tạo, đảm bảo rằng họ có khả năng duy trì chúng”, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh.
Cuối tháng 11, người phát ngôn Ryder cho biết vào thời điểm đó, Washington không có kế hoạch cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không Patriot cho Ukraine.
Tuy nhiên, mới đây, dẫn lời các quan chức Mỹ, đài truyền hình CNN đưa tin Lầu Năm Góc hiện hoàn tất kế hoạch chuyển giao tên lửa Patriot cho Ukraine. Động thái này sẽ được triển khai trong một vài ngày tới.
Tuy nhiên, quyết định cung cấp cho chính quyền Kiev hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến này vẫn cần có sự chấp thuận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Tổng thống Joe Biden phê duyệt lần cuối.
Sau khi các thủ tục hoàn tất, tên lửa Patriot sẽ được vận chuyển đến Ukraine trong vài ngày. Binh sĩ Ukraine sẽ được huấn luyện sử dụng hệ thống tên lửa tại căn cứ Quân đội Mỹ ở Grafenwoehr, Đức.
Vẫn chưa có thông tin cụ thế số lượng tên lửa sẽ được chuyển cho Ukraine. Theo thông số kỹ thuật, một khẩu đội Patriot điển hình được tích hợp một bộ radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, máy tính, thiết bị phát điện, trung tâm điều khiển và tối đa 8 bệ phóng, mỗi bệ được trang bị 4 tên lửa.
Tính đến thời điểm hiện tại, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đều không đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về thông tin chuyển giao trên.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot được triển khai lần đầu tiên vào năm 1982. Kể từ đó đến nay, hệ thống được nâng cấp nhiều lần, với thiết kế ngăn chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm ngắn, máy bay và tên lửa hành trình.
Mỹ miêu tả Patriot là hệ thống phòng không tối tân nhất của nước này. Mỹ đã gửi hệ thống tên lửa Patriot tới Saudi Arabia, Iraq, khu vực Thái Bình Dương và gần đây nhất là tới Ba Lan.
CNN: Mỹ đang chốt kế hoạch gửi tên lửa Patriot tới Ukraine, có thể chuyển giao những ngày tới
Chính quyền Mỹ đang hoàn tất kế hoạch gửi hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Ukraine và có thể công bố ngay trong tuần này - theo nguồn tin của CNN.
Quân đội Mỹ phóng thử tên lửa Patriot năm 2019. Ảnh: CNN
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hoàn tất kế hoạch gửi tên lửa Patriot tới Ukraine, CNN đưa tin ngày 13/12. Kiev đã đề nghị được viện trợ các hệ thống phòng không tiên tiến này của Mỹ trong nhiều tháng qua, khi Nga liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
CNN dẫn lời ba quan chức Mỹ giấu tên cho biết kế hoạch đang ở giai đoạn cuối và cần sự chấp thuận của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trước khi nó có thể được gửi đến bàn Tổng thống Joe Biden. Các quan chức này nói với CNN rằng dự kiến Bộ trưởng sẽ chấp thuận và một thông báo có thể được đưa ra ngay trong tuần này.
Các quan chức được dẫn nguồn cho biết sau khi kế hoạch được chốt, tên lửa Patriot dự kiến sẽ nhanh chóng được chuyển giao trong những ngày tới và người Ukraine sẽ được huấn luyện sử dụng tại một căn cứ của Mỹ ở Grafenwoehr, Đức.
CNN đã liên hệ với Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ để xin bình luận về thông tin nói trên nhưng chưa nhận được hồi đáp. Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng cũng chưa có phản hồi gì trước thông tin được CNN dẫn.
Một khẩu đội tên lửa Patriot bao gồm một thiết bị cung cấp năng lượng, một trạm chỉ huy, một đơn vị radar, ăng-ten, và tối đa tám bệ phóng gắn trên xe tải, mỗi bệ chứa bốn tên lửa đất đối không. Được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon, hệ thống này có tầm bắn lên tới 160km và có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình hoặc máy bay đang lao tới.
Hệ thống Patriot đã được thử nghiệm rộng rãi trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Lầu Năm góc tuyên bố hệ thống này đã đánh chặn thành công 45 trong số 47 tên lửa Scud của Iraq trong cuộc xung đột kéo dài 6 tuần. Tuy nhiên, quân đội Israel sau đó đã tiết lộ rằng "có thể có một hoặc không có" tên lửa Scud nào thực sự bị đánh chặn, trong khi một bài báo trên tờ New York Times năm 2017 cho thấy hệ thống Patriot không hiệu quả khi được Saudi Arabia sử dụng để chống lại tên lửa của phiến quân Houthi bắn từ Yemen.
Mỹ đã triển khai các khẩu đội Patriot tới các nước đồng minh NATO như Ba Lan nhằm giúp tăng cường khả năng phòng thủ của họ. Trong những năm gần đây, Mỹ đã gửi tên lửa Patriot tới Saudi Arabia và Iraq để đối phó với mối đe dọa từ Iran. Tổng cộng, hơn một chục đồng minh của Mỹ, bao gồm Đức, Nhật Bản và Israel, cũng đã mua hệ thống phòng không này.
Hiện chưa rõ Mỹ sẽ gửi bao nhiêu hệ thống Patriot tới Ukraine. CNN cho rằng các khẩu đội tên lửa trước tiên sẽ được đưa đến một căn cứ của Quân đội Mỹ ở Grafenwoehr, Đức, nơi các binh sĩ phòng không Ukraine sẽ được huấn luyện để vận hành chúng. Kênh này cũng lưu ý rằng việc đào tạo vận hành Patriot thường mất "nhiều tháng".
Mỹ đã gửi các hệ thống phòng không tầm ngắn NASAMS tới Ukraine, nhưng Kiev khẩn thiết đề nghị cấp thêm các khẩu đội Patriot kể từ tháng 10, khi Nga bắt đầu liên tục tấn công các mục tiêu chỉ huy quân sự và lưới điện của Ukraine sau vụ đánh bom cầu Crimea. Cuối tháng trước, Lầu Năm Góc cho biết yêu cầu này đang được chính quyền Tổng thống Biden xem xét.
CNN trước đây cũng từng đưa tin rằng chính quyền Mỹ đang xem xét một động thái về tên lửa Patriot. Tháng trước, Ngoại trưởng Antony Blinken nói với CNN rằng Mỹ "rất tập trung" vào việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine. "Chúng tôi hiện đang rất tập trung vào các hệ thống phòng không và không chỉ chúng tôi mà nhiều quốc gia khác. Và chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo rằng người Ukraine có được những hệ thống đó càng nhanh càng tốt nhưng cũng hiệu quả nhất có thể, đảm bảo rằng họ được đào tạo về chúng, đảm bảo rằng họ có khả năng bảo trì chúng và tất cả những điều đó phải phối hợp với nhau", Ngoại trưởng Blinken nói.
Moskva đã lên tiếng phản đối việc triển khai Patriot và bất kỳ lực lượng hỗ trợ nào của NATO tới Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev cảnh báo rằng các vũ khí này sẽ trở thành "mục tiêu hợp pháp" với các lực lượng Nga.
Quan chức Nga cảnh báo hậu quả nếu NATO cấp hệ thống Patriot cho Ukraine Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS "Như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đề cập, nếu NATO cung cấp khẩu...