Mỹ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn số lượng công bố
Hôm 22/8, tờ Politico của Mỹ đưa tin chính quyền nước này có thể đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí nhưng không thông báo công khai.
“Có thông tin cho rằng Mỹ đã cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn những gì mà Washington đã thông báo công khai”, bài viết trên tờ Politico cho biết.
Thông tin trên được đưa ra sau khi sau một đại diện cấp cao của Lầu Năm Góc thừa nhận trong một cuộc họp báo cuối tuần trước rằng Mỹ đã chuyển giao tên lửa chống radar HARM cho Ukraine mà không thông báo công khai. Vị quan chức này tiết lộ: “Khi lần đầu tiên tuyên bố về việc cung cấp tên lửa HARM cho Ukraine, chúng tôi đã đưa ra thông báo không cụ thể. Chúng tôi chỉ nói rằng đang cung cấp cho Ukraine tên lửa có khả năng chống radar”.
Sau đó, tờ Yahoo News cũng đưa tin Mỹ đã vận chuyển tên lửa đạn đạo chiến thuật dẫn đường ATACMS cho Ukraine. “Nếu thông tin này là chính xác thì điều này sẽ đi ngược lại những gì Mỹ đã thông báo công khai”, bài báo của Politico viết.
Ngoài ra, các nguồn tin của Politico cũng cho biết gói viện trợ quân sự mới cho Kiev được công bố vào tuần trước còn bao gồm pháo dẫn đường Excalibur. Loại vũ khí này cũng không được đề cập tới trong thông báo chính thức của Lầu Năm Góc. Hơn nữa, tờ báo Mỹ cũng nhận được thông báo chính thức rằng Chính quyền Washington đã chuyển giao cho Quốc hội gói viện trợ gần đây. Tờ Politico dẫn nguồn thạo tin cho biết vũ khí được chuyển đến Ukraine không bị giới hạn so với những gì được nêu trong thông báo công khai.
Video đang HOT
“Đây chỉ là suy đoán. Không thành viên nào của chính quyền xác nhận hoặc ám chỉ có những chuyến hàng vũ khí bí mật được đưa đến Ukraine. Ngay cả khi điều này có thật, rất ít hoặc không có khả năng họ sẽ chia sẻ bí mật đó với chúng tôi”, tờ Politico bình luận.
Hôm 19/8, Lầu Năm Góc đã thông báo gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 775 triệu USD cho Ukraine – bao gồm máy bay không người lái (UAV) giám sát Scan Eagle, tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM) tích hợp hệ thống radar trên mặt đất và pháo cỡ nòng 105 mm. Đây là lần đầu tiên Mỹ gửi UAV giám sát Scan Eagle cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia láng giềng.
Theo truyền thông Mỹ, gói viện trợ mới nhất nâng tổng số chi phí viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên khoảng 10,6 tỉ USD.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây “bơm” vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột kéo dài và làm tăng nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO. Nga cũng tuyên bố bất cứ lô vũ khí nào của nước ngoài đến Ukraine đều có thể trở thành mục tiêu tấn công chính đáng của Moskva.
Loại tên lửa nào của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine?
Tên lửa chống bức xạ của Mỹ được coi là "chìa khóa" trong cuộc xung đột của Ukraine với Nga.
Hình ảnh chiếc MiG-29UB Fulcrum của Không quân Ukraine được tích hợp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88. Ảnh: MoD/DOD Ukraine
Tên lửa chống bức xạ do Mỹ cung cấp đã giúp khống chế một số hệ thống vũ khí nguy hiểm nhất của Nga ở Ukraine trong những ngày gần đây.
Tờ The Hill (Mỹ) dẫn lời một phi công Ukraine, người tự nhận có mã hiệu là "Juice", cho biết lực lượng không quân nước này gần đây đã sử dụng tên lửa chống bức xạ để chế áp các hệ thống phòng không của Nga.
"Đó là một sự hỗ trợ tuyệt vời cho chúng tôi. Trên thực tế, đây là một trong những vũ khí tiên tiến nhất mà chúng tôi có vào thời điểm hiện tại. Chúng rất đắt và chúng tôi có số lượng hạn chế", viên phi công Ukraine trên nói, đồng thời lưu ý rằng họ phải chọn lọc trong việc nhắm mục tiêu, loại bỏ các hệ thống tên lửa tầm xa "nguy hiểm nhất" của quân đội Nga.
Sự hiện diện của tên lửa chống bức xạ ở Ukraine lần đầu tiên được Tiến sĩ Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về Chính sách xác nhận. Ông Kahl cho biết loại tên lửa này đã được đưa vào một số gói viện trợ sát thương gần đây từ Mỹ và làm cho các khả năng hiện có của Ukraine hiệu quả hơn.
Mặc dù trước đây các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chưa cho biết loại tên lửa chống bức xạ cụ thể hoặc số lượng được viện trợ cho Ukraine, CNN đưa tin rằng chúng là Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 30 km.
Các tên lửa chống bức xạ của Mỹ được cho là có liên quan đến việc phá hủy ít nhất 5 hệ thống pháo phòng không của Nga, 4 hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 và một hệ thống tên lửa Pantsir-S1, tờ Kiev Post đưa tin.
Trang Tin tức Quốc phòng (defensenews.com) ngày 20/8 cũng cho rằng Mỹ đang tăng cường viện trợ cho Ukraine các loại vũ khí "tìm kiếm và tiêu diệt" nhằm vào pháo binh Nga.
Cụ thể, trong gói viện trợ quân sự mới trị giá 775 triệu USD cho Ukraine, Mỹ lần đầu tiên gửi cho quốc gia Đông Âu này loại máy bay không người lái ScanEagle, để nhắm mục tiêu vào pháo binh, cũng như pháo 105mm và đạn chống tăng cho súng phóng lựu Carl Gustaf.
Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine cũng bao gồm tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, cho phép các lực lượng Ukraine nhắm mục tiêu vào các radar của Nga trong cuộc xung đột đang tập trung vào pháo binh. Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công khai tiết lộ thông tin chi tiết về việc cung cấp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao cho Ukraine.
"Ukraine đã sử dụng thành công những tên lửa này. Họ đã tích hợp thành công chúng lên máy bay Ukraine. Và điều này cho phép Ukraine tìm kiếm và phá hủy các radar của Nga", một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói với các phóng viên. Lầu Năm Góc đã cho phép quan chức này bình luận với điều kiện giấu tên.
Lầu Năm Góc cũng sẽ gửi 15 chiếc ScanEagle - một loại máy bay không người lái tầm thấp nhỏ, có độ bền cao do Insitu chế tạo và được sử dụng để trinh sát, nhằm giúp dẫn đường nhắm mục tiêu cho pháo binh Ukraine. Những loại vũ khí đầu tiên khác bao gồm 16 khẩu pháo 105mm (với 36.000 quả đạn) cũng như 1.000 quả đạn chống tăng cho súng phóng lựu Carl Gustaf do các đồng minh khác gửi tới.
Gói viện trợ cũng bao gồm 40 phương tiện chống mìn, 50 chiếc Humvee và 1.000 tên lửa chống tăng Javelin.
Gói mới là một phần trong khoản hỗ trợ kinh tế và an ninh trị giá 40 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua và ký thành luật vào tháng 5 năm nay. Đây là gói vũ khí và thiết bị quân sự thứ 19 mà Mỹ cam kết viện trợ cho Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào ngày 24/2.
Tháng đầu tiên Ukraine không nhận được viện trợ quân sự mới từ EU Tờ Politico dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức) cho biết trong suốt tháng 7 vừa qua, sáu quốc gia lớn nhất châu Âu không đưa ra cam kết viện trợ quân sự mới nào cho Ukraine. Binh sĩ Ukraine đứng trước khẩu pháo tự hành Caesar do Pháp viện trợ. Ảnh: AFP Tờ Politico nhận định đây là...