Mỹ cùng 20 nước diễn tập tại Đông Nam Á
Hải quân Mỹ và lực lượng từ 20 nước bắt đầu diễn tập SEACAT tại Singapore, nhằm tăng cường hợp tác an ninh ở khu vực Đông Nam Á.
Diễn tập thường niên Hợp Tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) lần thứ 20 khai mạc ngày 10/8, diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Singapore và trực tuyến.
Cuộc diễn tập được tổ chức nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, hỗ trợ lẫn nhau và nhằm mục tiêu chung là giải quyết khủng hoảng, tình huống khẩn cấp và hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực hàng hải bằng các quy trình, kỹ thuật và chiến thuật chuẩn hóa, hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 9/8.
Theo thông cáo của hải quân Mỹ, các nước tham gia diễn tập SEACAT năm nay còn có Australia, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Timor-Leste, Anh và Việt Nam.
Đặc nhiệm Thái Lan và sĩ quan tuần duyên Mỹ tham gia diễn tập khoa mục thăm, đổ bộ, khám xét và vây bắt tàu trong diễn tập SECAT tháng 8/2019. Ảnh: Hải quân Mỹ .
SEACAT 2021 còn lần đầu chứng kiến sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ như Văn phòng Chống Tội phạm và Ma túy Liên Hợp Quốc, dự án Tuyến hàng hải Ấn Độ Dương Rộng mở của EU, cũng như Ủy ban Hội Chữ thập Đỏ quốc tế. Sự tham gia của các tổ chức này nhằm tạo ra tình huống sát thực tế hơn để “tăng cường hiểu biết và gắn kết với các quy tắc, luật lệ và thông lệ quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi”.
Các quốc gia cử 10 tàu và hơn 400 nhân sự tham gia SEACAT. Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội 7 của Mỹ cử tàu tác chiến ven biển USS Tulsa, thủy thủ thuộc hải đội khu trục số 7 (DESRON 7) và máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon tham gia diễn tập.
Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối c ảnh tình trạng mất an ninh hàng hải ở Đông Nam Á gia tăng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xác định châu Á, eo biển Singapore, eo biển Malacca và Biển Đông thuộc nhóm những điểm nóng toàn cầu về mất an ninh, cướp có vũ trang và các hoạt động bất hợp pháp khác, gây ra đe dọa đáng kể với thương mại quốc tế.
Video đang HOT
“Kịch bản diễn tập được thiết kế để khuyến khích các quốc gia phối hợp cùng nhau thông qua các thiết bị giám sát hàng hải để hiểu rõ hơn về hoạt động của nhau và tuân thủ tốt hơn các quy tắc quốc tế”, đại tá Tom Ogden, chỉ huy DESRON 7, cho biết. “Thực hành các tình huống ứng phó đa phương, đa nền tảng giúp các quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cho những tình huống thực tế trong tương lai”.
Diễn tập SEACAT được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Mỹ cáo buộc Trung Quốc có hành vi gây hấn ở Biển Đông khi chiến hạm hai nước có những lần chạm mặt “nguy hiểm” tại khu vực này.
“Trong khu vực Đông Nam Á, sức mạnh từ các mối quan hệ đối tác và khả năng sẵn sàng phối hợp với nhau của chúng ta là điều tối quan trọng”, phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, cho biết. “SEACAT năm nay nhằm nâng cao khả năng tương tác của chúng ta khi giải quyết mối quan tâm chung về an ninh hàng hải và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
Trong diễn tập SEACAT lần này, một trung tâm hoạt động hàng hải tại Trung tâm Hợp nhất Quốc tế ở Singapore sẽ đóng vai trò điều phối khủng hoảng và chia sẻ thông tin theo dõi các tàu đáng ngờ giả định trên vùng biển Đông Nam Á.
Các quốc gia tham gia sẽ sử dụng mọi khí tài giám sát hàng hải hiện có để cung cấp dữ liệu cho trung tâm cùng máy bay tuần thám hoặc khí tài mặt biển của các nước với mục tiêu thực thi quy tắc, luật pháp và thông lệ quốc tế.
Campuchia phát hiện đột biến của biến thể Alpha, Singapore tiêm đủ cho 70% dân số
Tại Đông Nam Á, Indonesia đã phải kéo dài các biện pháp hạn chế do biến thể Delta lan ra nhiều khu vực, trong khi Campuchia phát hiện đột biến của biến thể Alpha trong các mẫu xét nghiệm. Singapore tiêm ngừa đủ cho 70% dân số.
Người dân đội mưa chờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Philippines ngày 9-8 - Ảnh: REUTERS
Indonesia ngày 9-8 quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 4 (cấp độ cao nhất) đến ngày 16-8 tại 2 hòn đảo đông dân là Java và Bali. PPKM cũng được kéo dài thêm hai tuần từ ngày 10 đến 23-8 tại nhiều khu vực bên ngoài Java và Bali.
Theo Hãng tin Reuters, số ca mắc COVID-19 ở thủ đô Jakarta đang giảm nhưng lại gia tăng ở các nơi khác. Chẳng hạn, bệnh viện ở các đảo như Sulawesi, Sumatra hiện chỉ còn từ 10% đến 20% giường cấp cứu, trong khi số ca ở đảo Borneo cũng tăng mạnh.
Các địa phương bên ngoài Java và Bali chỉ chiếm 34% cả nước trong ngày 25-7 nhưng con số này đã tăng lên 54% ngày 6-8. Thủ đô Jakarta cũng chỉ ghi nhận 727 ca ngày 9-8, giảm mạnh so với hơn 14.600 ca ngày 12-7.
Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 223.940 ca mắc từ ngày 3 đến 9-8, giảm so với mức 268.067 ca trong 7 ngày trước đó, chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm số lượng người được xét nghiệm COVID-19. Số ca tử vong trong giai đoạn này cũng giảm nhẹ từ mức 12.525 ca xuống còn 11.280 ca.
Tại Campuchia , Khmer Times đưa tin nước này cũng phát hiện đột biến E484K của biến thể Alpha trong một số mẫu xét nghiệm cộng đồng.
"Đây không phải là biến thể mới nhưng là một đột biến ở gai protein của virus và dường như có ảnh hưởng lên phản ứng miễn dịch của cơ thể, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin" - đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Li Ailan nói về đột biến E484K. Đột biến này của biến thể Alpha trước đó cũng từng được phát hiện ở Mỹ, Anh.
Xếp hàng chờ tiêm ngừa COVID-19 ở Thái Lan ngày 30-7 - Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, Philippines tiếp tục vật lộn với COVID-19. Bộ Y tế nước này ngày 9-8 cảnh báo "nguy cơ cao" quá tải vì số ca bệnh, hiện gần 9.000 ca mỗi ngày, tăng 25% so với cuối tháng 7-2021.
Theo Reuters, 1/5 bệnh viện của Philippines, tương đương hàng trăm bệnh viện, đã không còn khả năng tiếp nhận bệnh nhân.
Philippines từ ngày 6-8 đã bắt đầu phong tỏa cứng khu vực thủ đô Manila trong 2 tuần và tranh thủ thời gian này để đẩy mạnh tiêm ngừa vắc xin.
Tại Thái Lan , chính quyền ghi nhận hơn 19.800 ca mắc COVID-19 mới và 235 ca tử vong trong vòng 24 giờ. Nước này cũng nằm trong danh sách cảnh báo tránh du lịch mới cập nhật của Mỹ ngày 9-8.
"Do tình hình hiện tại ở Thái Lan, ngay cả hành khách đã tiêm ngừa đầy đủ cũng có thể gặp nguy cơ mắc và lây lan các biến thể (virus gây bệnh) COVID-19" - Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết. Các nước Indonesia, Malaysia và Myanmar cũng đã nằm trong danh sách này.
Người dân chờ tiêm vắc xin ở Đông Java, Indonesia, ngày 6-8 - Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, Singapore trở thành điểm sáng tại khu vực với 70% dân số đã tiêm ngừa đầy đủ COVID-19 và 79% tiêm ít nhất 1 liều. Đây được coi là một trong những tỉ lệ tiêm ngừa cao nhất thế giới hiện nay.
Để tăng cường tiêm ngừa, Singapore đã bỏ yêu cầu phải đăng ký trước và người dân có thể đến bất cứ nơi nào trong hàng chục cơ sở được chỉ định để tiêm ngừa. Nước này đang kỳ vọng tiêm được cho 80% dân số vào đầu tháng 9-2021 để nới lỏng các quy định chống dịch.
Tại khu vực Đông Bắc Á, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng ở các nước. Hàn Quốc ngày 10-8 ghi nhận số ca bệnh hằng ngày tăng lên trở lại 1.500 ca và dự báo sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Các cơ quan y tế cho biết dịch giảm ở khu vực thủ đô Seoul nhưng có dấu hiệu gia tăng ở các khu vực khác.
Trung Quốc cũng có thêm 143 ca bệnh mới trong 24 giờ qua, chủ yếu do biến thể Delta. Đây là số ca cao nhất kể từ tháng 1-2021 của nước này. Một số điểm có số ca gia tăng gồm tỉnh Giang Tô và Hà Nam.
COVID-19 tại ASEAN ngày 9/8: Lào tăng gấp đôi thời gian cách ly tập trung; Indonesia kéo dài giãn cách xã hội Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 80.200 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 172.000 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân...