Mỹ, Cuba tổ chức cuộc đàm phán lịch sử để bình thường hóa quan hệ
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Cuba sẽ tổ chức cuộc đàm phán cấp cao nhất trong nhiều thập niên qua trong tuần này, nhằm gạt bỏ sự thù địch thời Chiến tranh Lạnh để mở đường cho việc mở lại đại sứ quán ở mỗi nước và bình thường hóa quan hệ.
Cờ Mỹ được treo sau xe của một người đàn ông hành nghề xích lô trên đường phố Havana, Cuba. (Ảnh: AFP)
Hơn nửa thế kỷ sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt vào năm 1961, giới chức Mỹ và Cuba sẽ gặp nhau tại thủ đô Havana của Cuba trong 2 ngày 21 và 22/1 để thảo luận các vấn đề nhập cư và một lộ trình để đưa đại sứ của mỗi nước trở lại nước kia.
Các cuộc đàm phán tại Havana diễn ra 5 tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Fidel Castro cùng lúc đưa ra tuyên bố rằng hai nước đang tiến tới việc bình thường hóa quan hệ.
Bà Roberta Jacobson, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, sẽ dẫn đầu phái đoàn của Washington, trong khi đứng đầu phái đoàn phía Cuba là giám đốc phụ trách các vấn đề về Mỹ thuộc Bộ ngoại giao Cuba Josefina Vidal.
Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán sẽ tập trung vào vấn đề nhập cư và ngày thứ 2 sẽ thảo luận tiến trình thiết lập lại quan hệ ngoại giao và mở cửa trở lại đại sứ quán của hai nước.
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho hay các cuộc đàm phán trong tuần này sẽ cho phép hai nước đẩy nhanh công tác chuẩn bị mở lại các đại sứ quán.
Tuy nhiên, cũng có những nhận định thận trọng về vòng đàm phán lần này.
“Tôi cho rằng chuyến thăm của bà Jacobson đúng là một sự kiện lịch sử và nó sẽ mang tới những thay đổi, nhưng cũng cần phải thận trọng rằng bạn không nên kỳ vọng những phép màu bất ngờ”, ông Peter Schechter, một chuyên gia về Mỹ La-tinh tại Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ, nhận định.
Đối với Cuba, phần quan trọng của cuộc đàm phán là đưa nước này ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố của Mỹ, vốn khiến chính phủ Cuba không đủ tiêu chuẩn để nhận được tín nhiệm từ các thể chế tài chính.
Mỹ cũng đưa vào cuộc đàm phán các vấn đề như những lo ngại về quyền tự do cá nhân, vấn đề căn cứ hải quân Mỹ tại vịnh Guantanamo ở phía đông Cuba, việc đền bù cho tài sản của các công ty Mỹ bị quốc hữu hóa tại Cuba sau cách mạng năm 1959.
Theo Dantri/AFP
Nghi phạm tấn công sứ quán Mỹ chết trước khi bị xét xử
Nghi phạm khủng bố người Libya Abu Anas al-Liby, một thủ lĩnh của al-Qaeda, đã chết chỉ vài ngày trước khi bị đưa ra xét xử tại New York vì liên quan tới các vụ tấn công nhằm vào sứ quán Mỹ tại châu Phi năm 1998.
Nghi phạm khủng bố người Libya Abu Anas al-Liby.
Abu Anas al-Liby, 50 tuổi, chết tại bệnh viện hôm 2/1, vợ và các luật sư của người này cho biết. Liby được cho là bị ung thư gan.
Liby bị bắt trong một cuộc đột kích của Mỹ tại thủ đô Tripoli vào tháng 10/2013.
Nghi phạm khủng bố trên dự kiến bị đưa ra tòa vào ngày 12/1 tới vì liên quan tới các vụ tấn công nhằm vào các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998, vốn khiến hơn 220 người thiệt mạng.
Liby, người có tên thật là Nazih Abdul-Hamed al-Ruqai, trước đó đã không thừa nhận các cáo buộc khủng bố.
Khi bị bắt giữ vào năm 2013, Liby đang nằm trong danh sách những kẻ bị truy nã gắt gao nhất của FBI trong hơn 1 thập niên, với số tiền thưởng 5 triệu USD để đổi lấy đầu y. Liby đã chính thức bị buộc tội bởi một hội đồng hội thẩm ở New York hồi năm 2000.
Ngoại trưởng Mỹ John John Kerry đã buộc phải lên tiếng bảo vệ vụ bắt giữ Liby, sau khi Libya yêu cầu Mỹ giải thích về cuộc đột kích trên lãnh thổ nước này. Nhiều người Libya nổi giận về điều mà họ gọi là sự vi phạm chủ quyền đất nước.
Liby bị các đặc nhiệm Mỹ bắt giữa ngày 5/10/2013 và bị áp tải lên một tàu chiến Mỹ trước khi được chuyển giao cho các mật vụ FBI.
Liby ban đầu bị giam trên một tàu hải quân Mỹ để thẩm vấn như ng sau đó bị đưa về Mỹ khi sức khỏe yếu đi.
Tên Liby bị cáo buộc là một trong những kẻ chủ mưu của các vụ đánh bom của al-Qaeda tại Nairobi và Dar es Salaam. Hai tên khác đã bị cáo buộc về các vụ tấn công.
Nghi phạm Khalid Al Fawwaz không thừa nhận các tội danh và dự kiến sẽ ra tòa vào ngày 12/1 cùng Liby.
Còn tên Adel Abdul Bary thừa nhận tại một tòa án liên bang ở New York hồi tháng 9 năm ngoái về việc đã trợ giúp lên kế hoạch các vụ tấn công. Tên này đối mặt với mức án tối đa 25 năm tù.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Bãi biển đóng cửa khẩn cấp vì "sát thủ đại dương" Một bãi biển ở Australia vừa được lệnh đóng cửa vì sự xuất hiện của cá mập trắng, vốn được coi là "sát thủ đại dương" có thể đe dọa an toàn tính mạng của du khách. Các bãi biển thuộc thành phố Newcastle, bang New South Wales, Australiaphải đóng cửa từ hôm 10/1 tới nay vì sự xuất hiện của cá mập...