Mỹ công bố loạt hành động hướng đến mục tiêu giảm phát thải khí methane
Ngày 2/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố loạt hành động nhằm cắt giảm lượng khí methane (metan) phát thải từ hoạt động khai thác dầu khí như một phần trong chiến lược rộng mở của Washington trong việc giải quyết tình trạng ấm lên toàn cầu.
Một mỏ dầu ngoài khơi bờ biển Long Beach, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Tuyên bố trên được đưa ra trùng vào thời điểm diễn ra Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu tại Glasgow, Scotland ( Vương quốc Anh).
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phần chính của kế hoạch trên là các quy định vốn do Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) đề xuất, gồm mở rộng và tăng cường các quy định hiện hành về các cơ sở dầu khí mới, yêu cầu các bang xây dựng kế hoạch giảm phát thải từ các cơ sở khai thác hiện có. EPA đề xuất cắt giảm 74% khí methane đến năm 2035.
Theo Nhà Trắng, thông qua việc giảm phát thải khí methane, thúc đẩy đổi mới và hỗ trợ nông nghiệp bền vững, Tổng thống Biden đang công bố những bước đi táo bạo nhằm thúc đẩy nền kinh tế năng lượng sạch của Mỹ và tạo ra những công việc được trả lương cao. Các quy định mới nhằm giải quyết vấn đề phát thải khí methane trong khai thác dầu khí – lĩnh vực “chịu trách nhiệm” cho 30% lượng khí methane phát thải của quốc gia này.
Video đang HOT
Báo cáo của Nhà Trắng cũng cho biết Bộ Nội vụ sẽ cố gắng ngăn chặn việc thải hoặc đốt khí thừa bằng cách đề xuất một quy định yêu cầu các bên khoan dầu khí phải trả phí cho chính phủ đối với hoạt động này.
Chính quyền Tổng thống Biden cũng cho biết sẽ thực thi luật lưỡng đảng yêu cầu các nhà điều hành đường ống cắt giảm rò rỉ khí methane. Trong đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ theo đuổi việc áp dụng các cách thay thế để quản lý nhằm cắt giảm lượng khí thải, mở rộng năng lượng tái tạo được tạo ra ở các trang trại và tăng cường đầu tư vào dự án đổi mới.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trước đó đã khởi động một sáng kiến Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu nhằm giảm ít nhất 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2020. Hơn 90 nước đã cam kết tham gia sáng kiến này.
Biden chỉ trích lãnh đạo Trung Quốc, Nga vì không tới COP26
Biden cho rằng Trung Quốc và Nga không thể hiện vai trò dẫn dắt chống biến đổi khí hậu khi lãnh đạo hai nước không tới dự hội nghị COP26.
"Có thể hiểu thực tế là Trung Quốc đang cố gắng khẳng định vai trò mới trên thế giới với tư cách lãnh đạo toàn cầu, nhưng lại không xuất hiện", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với phóng viên trước khi rời Hội nghị thượng đỉnh Khí hậu COP26 tại Glasgow, Scotland, hôm 2/11.
"Đây là một vấn đề to lớn mà họ thì không tới dự. Tại sao có thể cư xử như vậy rồi tuyên bố có khả năng lãnh đạo? Trung Quốc không xuất hiện là một sai lầm. Cả thế giới nhìn vào Trung Quốc và tự hỏi họ đang mang lại giá trị gì", Tổng thống Mỹ nói thêm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland, hôm 2/11. Ảnh: AFP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, đã không rời đất nước kể từ khi Covid-19 bùng phát năm 2020.
Biden thậm chí tỏ thái độ gay gắt hơn về Tổng thống Nga Vladimir Putin, người từng gặp ông tại Geneva, Thụy Sĩ, hồi tháng 6. Nga là nước phát thải carbon lớn thứ tư thế giới.
"Lãnh thổ của ông ấy đang cháy theo nghĩa đen. Ông ấy đang đối mặt vấn đề khí hậu nghiêm trọng, nhưng lại im lặng, không nói sẵn sàng làm điều gì", Biden đề cập đến người đồng cấp Nga.
Tại hội nghị COP26, Biden thúc đẩy hành động chống biến đổi khí hậu, cam kết cắt giảm khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050, động thái trái ngược với cựu tổng thống Donald Trump, người rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được 195 nước, trong đó có Mỹ, thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu.
Biden muốn thuyết phục các nước đặt mục tiêu tham vọng và cụ thể hơn về cắt giảm khí thải carbon. Đòn bẩy đàm phán là cam kết hỗ trợ tài chính hấp dẫn hơn từ Mỹ và phê duyệt chính sách cải cách quyết liệt làm gương. Đầu năm nay, ông cam kết sẽ đưa nước Mỹ đến năm 2025 giảm khoảng 50-52% khí thải so với thống kê năm 2005.
COP26 là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lớn nhất, quan trọng nhất hành tinh, được Liên Hợp Quốc tổ chức thường niên từ năm 1995, quy tụ đại diện của hầu hết các quốc gia trên thế giới thảo luận về những mục tiêu khí hậu cũng như tiến trình giảm phát thải. Những cuộc họp chính thức được gọi là "hội nghị các bên" (COP) và có hơn 190 thành viên đã ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) năm 1992 tham dự. COP26 năm nay diễn ra từ 31/10 tới 12/11.
Jeff Bezos chia sẻ cảm giác Trái Đất 'mong manh' nhìn từ vũ trụ Ông chủ Amazon Jeff Bezos cho biết chuyến bay gần đây vào vũ trụ khiến ông nhận ra Trái Đất "mong manh" và "hữu hạn" đến mức nào. "Có người từng nói với tôi rằng việc chiêm ngưỡng Trái Đất từ vũ trụ sẽ làm thay đổi lăng kính mà bạn nhìn thế giới. Tuy nhiên, tôi chưa sẵn sàng để đón nhận...