Mỹ công bố khoản viện trợ gần 6 tỷ USD cho Ukraine
Ngày 30/12, Chính quyền của Tổng thống Biden đã công bố gói viện trợ quân sự và khoản ngân sách bổ sung trị giá 5,9 tỷ USD cho Ukraine – một động thái triển khai gấp rút và chỉ trước 3 tuần so với thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức lên nắm quyền.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong đó, Tổng thống Biden công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine. Ông Biden nói rõ: “Theo chỉ đạo của tôi, Mỹ sẽ tiếp tục không ngừng nỗ lực để giúp tăng cường vị thế của Ukraine trong cuộc chiến này suốt thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của tôi”.
Khoản viện trợ nêu trên được Tổng thống Biden công bố được lấy từ 2 nguồn là 1,25 tỷ USD từ kho dự trữ của Mỹ và 1,22 tỷ USD từ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI).
Theo USAI, thiết bị quân sự viện trợ cho Ukraine được mua từ ngành công nghiệp quốc phòng hoặc các đối tác, thay vì lấy từ kho dự trữ của Mỹ. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể tiếp nhận và đưa vào sử dụng trên chiến trường.
Theo Tổng thổng Biden, khoản viện trợ mới sẽ cung cấp cho Ukraine “một nguồn năng lực ngay lập tức mà nước này có thể tiếp tục sử dụng hiệu quả trên chiến trường cũng như nguồn cung cấp dài hạn cho hệ thống phòng không, pháo binh và các hệ thống vũ khí quan trọng khác”.
Video đang HOT
Theo Lầu Năm Góc, Washington đã cung cấp riêng khoảng 61,4 tỷ USD viện trợ quân sự cho Kiev kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Tổng tống Biden cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang trong quá trình cung cấp hàng trăm nghìn quả đạn pháo, hàng nghìn quả tên lửa và hàng trăm xe bọc thép để tăng cường sức mạnh cho Ukraine khi nước này bước vào mùa đông.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng cho biết nước này cung cấp 3,4 tỷ USD viện trợ ngân sách bổ sung nhằm cung cấp cho Ukraine các nguồn lực quan trọng trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen cho biết khoản hỗ trợ ngân sách trực tiếp, được cung cấp thông qua sự phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ và Bộ Ngoại giao, đánh dấu khoản giải ngân cuối cùng theo Đạo luật bổ sung An ninh Ukraine năm 2024.
Một quan chức Mỹ cho biết khoản tài trợ này nâng tổng số viện trợ ngân sách của nước này cho Ukraine lên hơn 30 tỷ USD kể từ khi cuộc chiến nổ ra từ tháng 2/2022. Hầu hết các khoản tiền đó được dùng để duy trì hoạt động của chính phủ Ukraine bằng cách trả lương cho giáo viên và các nhân viên nhà nước khác.
Bà Yellen cho biết việc tiếp tục viện trợ kinh tế cho Ukraine là rất quan trọng để cho phép nước này duy trì các dịch vụ của chính phủ và tiếp tục bảo vệ chủ quyền của mình. Bà nói rằng: “Thành công của Ukraine nằm trong lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ. Chúng ta không được lùi bước trong nỗ lực này”. Bà cũng nêu rằng nước Mỹ cam kết sẽ tiếp tục gây sức ép với Moskva thông qua các lệnh trừng phạt và giúp Ukraine đạt được hòa bình công bằng.
Gần 3 năm sau khi cuộc chiến nổ ra, Washington đã cam kết viện trợ hàng tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định dưới thời Chính quyền Trump 2.0, những khoản viện trợ trên có được tiếp tục duy trì với tốc độ hiện nay hay không khi ông Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Trước đó, ông Trump cho biết muốn chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump đã đặt câu hỏi về mức độ tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine, cũng như cho rằng các đồng minh châu Âu cần bỏ ra chi phí nặng tài chính lớn hơn.
Một số đồng minh trong đảng Cộng hòa của ông Trump – những người sẽ kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện bắt đầu từ tháng tới – dường như cũng đã không còn “mặn mà” với việc gửi thêm viện trợ cho chính quyền Kiev.
Nga không hài lòng với đề xuất về Ukraine của đội ngũ Tổng thống đắc cử Trump
Nga không hài lòng với các đề xuất của đội ngũ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump liên quan đến Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: IRNA/TTXV
Hãng TASS (Nga) ngày 29/12 dẫn lời Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết Moskva không thấy thuyết phục về đề xuất từ đội ngũ của ông Trump, bao gồm hoãn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine trong 20 năm và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Âu (EU) và Anh tại đó.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Dựa trên thông tin rò rỉ và từ bài phỏng vấn của ông Donald Trump với tạp chí Time vào ngày 12/12, Tổng thống đắc cử Mỹ nói về việc 'đóng băng' các hoạt động thù địch dọc theo đường ranh giới và chuyển trách nhiệm đối phó với Nga cho châu Âu. Chúng tôi chắc chắn không hài lòng với đề xuất của đại diện trong đội ngũ ông Trump về việc hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong 20 năm và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của 'Anh và châu Âu' tại Ukraine".
Ông Lavrov đồng thời lưu ý rằng Nga hiện chưa nhận được bất kỳ tín hiệu chính thức nào từ phía Mỹ liên quan đến vấn đề giải quyết xung đột Ukraine.
Ngoại trưởng Nga chia sẻ: "Cho đến ngày tuyên thệ nhậm chức 20/1/2025, ông Donald Trump vẫn giữ tư cách là 'tổng thống đắc cử'. Tất cả các chính sách trên mọi lĩnh vực đều được quyết định bởi tổng thống đương nhiệm và chính quyền của ông ấy. Hiện tại, chỉ có chính quyền này mới có thẩm quyền làm việc với Nga thay mặt cho Mỹ". Theo ông, chưa hề có bất kỳ đề cập nào về đàm phán liên quan đến Ukraine trong những trao đổi với chính quyền đương nhiệm của Mỹ.
Trong một diễn biến khác, ngày 26/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẵn sàng chấp nhận đề xuất của Slovakia về việc đăng cai tổ chức cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine để chấm dứt cuộc xung đột hiện nay.
Tổng thống Putin cho biết, người đồng cấp Slovakia Robert Fico đã đề nghị tổ chức các cuộc hòa đàm phán giữa Nga và Ukraine. Ông nhấn mạnh Nga "không phản đối" đề nghị này, đồng thời ca ngợi "lập trường trung lập" của Slovakia.
Slovakia là thành viên của EU và NATO. Quốc gia này đã dừng viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ mùa thu năm ngoái dưới thời chính quyền của Tổng thống Fico và kêu gọi đàm phán hòa bình để giải quyết xung đột Nga-Ukraine.
Căng thẳng tại Trung Đông: Chính quyền mới tại Syria lần đầu đề cập tiến trình bầu cử Việc tổ chức các cuộc bầu cử ở Syria có thể mất tới 4 năm. Đây là nhận định của nhà lãnh đạo chính quyền lâm thời tại Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Al Arabiya của Saudi Arabia (Ảrập Xêút) ngày 29/12. Cử tri Syria bỏ phiếu bầu Quốc hội tại điểm bầu...