Mỹ công bố gói viện trợ lớn nhất, gửi thêm tên lửa Patriot cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin công bố gói viện trợ quân sự dài hạn trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm tên lửa phòng không Patriot và đạn dược các loại.
CNN sáng nay (27/4) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chính thức xác nhận nước này sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự bổ sung lớn nhất từ trước đến nay cho Ukraine, trị giá đến 6 tỷ USD, để tăng cường sức mạnh quân sự dài hạn của Kiev trước sức ép từ lực lượng Nga.
Các bệ phóng thuộc hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Ảnh: GettyImages
“Đây là gói hỗ trợ an ninh lớn nhất chúng tôi từng cam kết. Nó bao gồm tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng không Patriot, NASAMS, các thiết bị chống máy bay không người lái cùng một lượng đáng kể đạn pháo, đạn dược không đối đất và dịch vụ bảo trì”, ông Austin nêu.
Việc chuyển giao vũ khí trong gói viện trợ 6 tỷ USD mới nhất có thể tốn nhiều năm do chúng nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), mà theo đó, Lầu Năm Góc ký hợp đồng với các công ty quốc phòng Mỹ để chế tạo vũ khí mới cho Ukraine, thay vì rút trực tiếp từ kho của quân đội.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 24/4, Mỹ đã công bố một gói viện trợ khác trị giá một tỷ USD nhằm rút vũ khí trong kho của Lầu Năm Góc để gửi khẩn cấp cho Ukraine. Diễn biến này theo sau việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật viện trợ 95 tỉ USD, với khoảng 61 tỷ USD là tiền viện trợ cho Kiev.
Mỹ đưa ra các gói hỗ trợ và mua sắm trên trong bối cảnh Ukraine bị lực lượng Nga áp đảo cả về quân số và đạn dược trên tiền tuyến. Moscow những tháng qua liên tiếp đẩy lùi Ukraine khỏi các vị trí chiến lược ở tỉnh Donetsk và gây thiệt hại nặng nề cho đối phương.
Trong khi Ukraine phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vũ khí từ phương Tây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 25/4 xác nhận ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đang chế tạo được nhiều vũ khí hơn mức cần thiết cho cuộc chiến tại Ukraine và phải cất bớt trong kho.
Reuters dẫn các nguồn tin an ninh Ukraine xác nhận Nga cũng đang tăng cường tập kích cơ sở hạ tầng đường sắt của Ukraine, nhằm mục đích vô hiệu hóa các chuyến hàng quân sự và làm tê liệt hoạt động vận chuyển vũ khí của phương Tây ra tiền tuyến.
Hôm 26/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo khai hỏa tên lửa đánh trúng đoàn tàu chở vũ khí và thiết bị quân sự phương Tây ở khu vực Udachny do Ukraine kiểm soát ở tỉnh Donetsk, cũng như binh lực và khí tài của Lữ đoàn Cơ giới số 67 Ukraine tại ga tàu ở thành phố Balakliya ở tỉnh Kharkov
Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine
Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, Đức cũng sẽ tiếp tục thúc giục các nước châu Âu đảm bảo cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
Trước đó, sau cuộc họp dự kiến cấp Bộ trưởng Ngoại giao của Hội đồng Ukraine - NATO tại Brussels, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi các đồng minh kiểm tra các hệ thống phòng không trong kho vũ khí và xem xét có thể cung cấp cho Ukraine được không.
Đầu tháng này, quan chức phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cũng tuyên bố Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gần đây đã đề ghị ông chuyển 7 hệ thống Patriot. Trong cuộc phỏng vấn sau đó, ông Kuleba nói rằng chính sách ngoại giao thân thiện của ông đã không hiệu quả và hiện ông có kế hoạch đề nghị phương Tây cung cấp hệ thống phòng không Patriot theo cách cứng rắn hơn.
Cho đến nay, Mỹ, Đức và Hà Lan đã gửi một số bệ phóng Patriot tới Ukraine. Trong khi Kiev tuyên bố rằng các hệ thống nay rất hiệu quả trong chống tên lửa đang lao tới thì Bộ Quốc phòng Nga lại cung cấp bằng chứng cho thấy một số bệ phóng và radar đã bị phá hủy.
Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng, tầm bắn xa nhất từ 70 -160 km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24km.
Đây được coi là một hệ thống phòng không đáng gờm, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và các mối đe dọa khác.
Các nước phương Tây đã liên tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.
Moskva đã liên tục cảnh báo phương Tây không nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, cho rằng điều đó không gì khác ngoài việc leo thang thù địch và kéo dài xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo Moskva sẽ coi những đoàn vận chuyển hàng hóa quân sự từ các nước NATO đến Ukraine là mục tiêu hợp pháp của Nga.
Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến Quân đội hai nước tiếp tục phát triển các chiến lược của mình để thích nghi với những diễn biến mới trên chiến trường cùng với môi trường chính trị-xã hội toàn cầu luôn thay đổi. Pháo binh Nga tấn công mục tiêu của Ukraine trong cuộc giao tranh giữa hai bên. Ảnh: TASS Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã có sự...