Mỹ công bố “danh sách đen” các quan chức Nga
Trong động thái khiến Nga bất bình, Mỹ hôm qua đã công bố danh sách gồm chủ yếu các quan chức Nga bị cấm vào Mỹ với lý do họ đã lạm dụng nhân quyền.
Nga trước đó đã phản đối Mỹ công khai danh tính của 18 người Nga bị cấm vào nước Mỹ và cảnh báo động thái sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đối mối quan hệ giữa hai nước.
Mỹ đáp áp đặt lệnh cấm sau khi luật sư Nga Sergei Magnitsky chết trong thời gian bị giam giữ vào năm 2009. Ban đầu khoảng 350 cái tên đã được các chính trị gia Mỹ đưa ra. Danh sách cuối cùng gồm những người ở Nga,Ukraine, Azerbaijan và Uzbekistan. Trong số đó có 16 người có liên quan đến vụ Magnitsky.
Danh sách của Mỹ gồm các quan chức thuế, các sỹ quan cảnh sát đã giam giữ Magnitsky sau khi vị luật sư này cáo buộc họ tham nhũng.
Video đang HOT
Magnitsky đã bị bắt vào năm 2008 vì bị cáo buộc trốn thuế, sau khi luật sự này cáo buộc giới chức cảnh sát Nga ăn cắp 230 triệu USD của nhà nước bằng cách ăn bớt thuế. Gia đình Magnitsky cho rằng ông đã bị đánh đập và không được chữa trị khi bị giam giữ.
Năm 2012, Washington đã thông qua luật Magnitsky, cấm các quan chức Nga nhập cảnh vào Mỹ vì cáo buộc họ liên quan đến cái chết của Magnitsky. Song khi đó, danh tính của những người bị cấm được giữ bí mật.
Trong động thái đáp trả, Tổng thống Nga Putin cũng đá ký luật cấm người Mỹ nhận trẻ mồ côi Nga làm con nuôi.
Và gần đây, Bộ Ngoại giao Nga cũng đưa ra một danh sách đen những quan chức Mỹ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Các nguồn tin cho hay, biện pháp trả đũa sẽ “cân xứng” và sẽ được đưa ra vào ngày hôm nay.
“Sự xuất hiện của bất kỳ danh sách nào cũng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực tới mối quan hệ Mỹ-Nga”, người phát ngôn của Tổng thống Putin cho biết với báo giới.
Những người bị nằm trong “danh sách đen” của Mỹ đã bị phong tỏa tài khoản ở Mỹ và đã bị cho vào danh sách những người bị từ chối cấp visa. Một số quốc gia châu Âu cũng thực hiện biện pháp tương tự.
Người phát ngôn của Tổng thống Putin cho rằng, mặc dù Nga không hài lòng trước động thái của Mỹ, nhưng hợp tác giữa hai nước vẫn tiếp tục, bởi “vẫn có rất nhiều mặt có thể phát triển hơn nữa”
Theo BBC, “nhức nhối” này giữa Nga và Mỹ sẽ phủ bóng xuống chuyến công du Nga của cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, ông Tom Donilon, người dự kiến sẽ có các cuộc họp cấp cao tại Nga vào ngày thứ hai tới.
Song giới phân tích cũng cho rằng, việc một số quan chức cấp cao trong chính quyền của ông Putin được loại khỏi danh sách của Mỹ, như quan chức cảnh sát hàng đầu Alexander Bastrykin, cho thấy chính quyền Obama đã quyết định không làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị với Nga.
Theo Dantri
Ái nữ Tổng thống Uzbekistan tham nhũng
Các nhà điều tra tại Thụy Sĩ và Thụy Điển đang lần theo mối liên hệ giữa một công ty viễn thông hàng đầu tại Châu Âu và bê bối tham nhũng, gian lận hàng trăm triệu USD tại Uzbekistan.
Gulnara Karimova - con gái cả của Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov.
Những lời cáo buộc đều gián tiếp dẫn đến nữ doanh nhân, ngôi sao nhạc pop và một thời là Đại sứ tại LHQ Gulnara Karimova - con gái cả của Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov.
Mọi dấu vết đều dẫn đến... Karimova
Cái tên Karimova hiện đều được nhắc đến trong hai vụ điều tra tham nhũng tại Châu Âu: Cuộc điều tra "rửa tiền" tại Thụy Sỹ, bao gồm các công dân Uzbekistan là cộng sự của Karimova, và một cuộc điều tra của Thụy Điển về việc Cty viễn thông nước này- TeliaSonera- đã che đậy khoản hoa hồng 300 triệu USD cho doanh nhân Uzbekistan là Gayane Avakyan- một cộng sự của Karimova có liên quan đến "rửa tiền".
Công ty TeliaSonera- đặt trụ sở ở Thụy Điển- là một tâm điểm trong vụ bê bối này. Vụ việc chống lại TeliaSonera tập trung vào đầu mối từ một công ty nhỏ có tên Takilant, đăng ký hoạt động tại Gibraltar và do một người Uzbekistan là Gayane Avakyan- 29 tuổi, sở hữu. Câu hỏi mà các nhà điều tra đặt ra là vì sao một phụ nữ trẻ có thể điều hành một công ty đàm phán về giấy phép điện thoại di động thay mặt cho Chính phủ Uzbekistan.
Tuy nhiên, trong một bức ảnh chụp gần đây nhất tại lễ hội thời trang Paris, Avakyan ngồi ngay cạnh con gái của Tổng thống Uzbekistan là Karimova. Chính sự liên hệ này đã khiến những lời tố cáo TeliaSonera hối lộ có sức mạnh hơn.
Gulnara Karimova được cho là người có quyền lợi thương mại lớn tại Uzbekistan, bao gồm ngành viễn thông. Nhưng cho đến nay, có rất ít bằng chứng về sự liên hệ của con gái tổng thống với bất cứ ngành kinh doanh cụ thể nào, cũng như chưa có tố cáo gian lận nào dám nhằm vào cô. Vì vậy, câu chuyện TeliaSonera có thể làm thay đổi điều đó.
TeliaSonera thừa nhận đã để các cơ quan an ninh ở Azerbaijan, Uzbekistan và Belarus tiếp cận hệ thống máy tính - đồng nghĩa với việc cho phép họ do thám những người sử dụng di động. TeliaSonera cũng là công ty được chọn điều hành dịch vụ viễn thông tại cả 3 quốc gia trên.
Vụ việc được đẩy lên cao trào mới sau khi các nhân viên ngân hàng tại Geneva trở nên quan ngại khi một khách hàng của họ- nhà tài phiệt viễn thông Uzbekistan Bekzod Ahmedov- có tên trong danh sách bị truy nã của Interpol vì gian lận. Ông Ahmedov từng là tổng giám đốc một công ty điện thoại di động mang tên Uzdunrobita. Theo những giấy tờ mà Financial Times có được năm 2003, công ty này thuộc quyền sở hữu của con gái Tổng thống Uzbekistan là Gulnara Karimova.
Đến tháng 7, hai người đàn ông Uzbekistan bị bắt tại Geneva sau khi cố gắng tiếp cận tài khoản của Takilant sử dụng giấy tờ giả mạo. Ngay sau đó, các công tố viên Thụy Sỹ đã tiến hành cuộc điều tra lớn về "rửa tiền" và phong tỏa các tài khoản của Takilant. Một trong hai người đàn ông này được nhận dạng là Alisher Ergashev - người đứng tên tài khoản Takilan bị phong tỏa ở Thụy Điển.
Điều thú vị là tên và chữ ký của Ergashev cũng xuất hiện trên các tài liệu của công ty ở Pháp, với tư cách giám đốc của hai công ty bất động sản. Cổ đông chính trong hai công ty này, không ai khác là Gulnara Karimova.
"GooGoosha" không bận tâm
Mọi rắc rối liên quan đến con gái của Tổng thống Uzbekistan chưa dừng tại đây, khi Hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin hồi đầu tháng 11 rằng, căn hộ sang trọng của Karimova tại trung tâm Moskva - được định giá chừng 10 triệu USD - đã bị thu giữ. Đây là một phần trong vụ chống độc quyền do Cty viễn thông Nga MTS khởi xướng để trả đũa cho việc công việc kinh doanh của hãng này tại Uzbekistan bị chính quyền địa phương đình chỉ mùa hè vừa qua, gây thiệt hại 1 tỉ USD.
Tuy nhiên, tại Uzbekistan, có vẻ như Karimova không hề bận tâm về những cuộc điều tra tham nhũng mà Thụy Điển và Thụy Sỹ đang tiến hành. Nữ nghệ sĩ, doanh nhân từng tốt nghiệp Đại học Harvard (Mỹ) vẫn bận rộn với việc ra mắt đĩa đơn nhạc pop mới cũng như nhãn hiệu thời trang riêng mang tên Guli. Trên trang Twitter cá nhân, Karimova cho biết các bài hát trong album mới này đều dựa trên kinh nghiệm sống của chính cô. Trên sân khấu, Karimova lấy nghệ danh là GooGoosha- theo biệt danh Tổng thống Islam Karimov đặt cho con gái.
Karimova là gương mặt quen thuộc với các quốc gia phương Tây. Bà từng được mô tả là "vẻ đẹp thuần khiết Uzbek" trên các bảng quảng cáo trưng khắp các thành phố Mỹ. Tiểu sử của Karimova đăng trên trang mạng của bà cũng mô tả "ngôi sao" nhạc pop Googoosha như một "nhà thơ và một giọng ca mezzo-soprano hiếm có".
Karimova cũng từng mạnh tay mua hẳn trang bìa quảng cáo trên tạp chí âm nhạc hàng đầu của Mỹ để quảng bá cho đĩa đơn nhạc gần đầy có tên "Round Run". Tuy nhiên, một buổi trình diễn các tác phẩm thời trang của Karimova trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang New York đã bị hủy bỏ hồi năm ngoài vì làn sóng phản ứng từ các nhóm nhân quyền, với lý do Karimova là con gái của "nhà độc tài Uzbekistan".
Theo laodong
Lại căng thẳng vì lá chắn tên lửa Việc Tây Ban Nha đồng ý tham gia chương trình lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu khiến quan hệ Mỹ - Nga lại trở nên căng thẳng. Theo thỏa thuận ký với Mỹ vào ngày 10.10, Tây Ban Nha sẽ cho phép NATO triển khai lá chắn tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ châu Âu tại căn cứ hải...