Mỹ công bố danh sách 20 công ty do quân đội Trung Quốc đứng sau, có Huawei
Mỹ vừa công bố danh sách các công ty hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm Huawei và Hikvision, thuộc quyền kiểm soát hoặc sở hữu của quân đội Trung Quốc.
Huawei liên tiếp nhận tin xấu từ chính quyền Mỹ
Theo một tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) thu thập được đã liệt kê 20 công ty hoạt động tại quốc gia này đang được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn. Theo tài liệu của DOD, hai nhà mạng lớn của Trung Quốc là China Mobile và China Telecom cùng nhà sản xuất máy bay Aviation Industry Corp (AVIC) của Trung Quốc cũng nằm trong danh sách nhạy cảm này.
Video đang HOT
Bản danh sách được DOD lập ra dựa theo chỉ định của một điều luật năm 1999 nhằm thống kê danh sách các công ty quân sự Trung Quốc hoạt động tại Mỹ, bao gồm cả những công ty thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội. Tuy chỉ định này của Lầu Năm Góc không kèm theo hình phạt cụ thể, nhưng điều luật trên cho phép tổng thống Mỹ có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc chặn các nguồn tài sản của các công ty nằm trong danh sách được liệt kê.
Nổi bật trong danh sách này vẫn là Huawei – tập đoàn viễn thông Trung Quốc từng bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại kể từ tháng 5.2019 và được coi là “con tin” của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung hiện nay. Việc danh sách của DOD một lần nữa xác nhận vai trò chống lưng của quân đội Trung Quốc phía sau Huawei càng khiến công ty khó thoát khỏi tình cảnh éo le hiện tại.
Hiện cả Huawei, China Mobile, China Telecom, AVIC và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận nào. Riêng đại diện Hikvision cho rằng các cáo buộc này là hoàn toàn vô căn cứ và họ cho rằng mình không phải là một công ty quân sự cũng như không bao giờ tham gia vào các hoạt động liên quan đến chính quyền Trung Quốc.
Huawei và Hikvision là hai cái tên tiêu biểu được nêu trong danh sách đen mới của Bộ Quốc phòng Mỹ
Trước đó, Lầu Năm Góc đã chịu áp lực từ các nhà lập pháp của cả hai đảng chính trị ở Mỹ yêu cầu công bố bản danh sách đen này, trong bối cảnh cuộc chiến về công nghệ và thương mại cũng như chính sách đối ngoại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang. Sau khi danh sách này được công bố, Nhà Trắng chưa bình luận gì về việc liệu họ có xử phạt các công ty có trong danh sách hay không, nhưng một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ cho biết danh sách này có thể được dùng làm cơ sở để nước này đưa ra các đối sách chiến lược “phù hợp”.
Theo Reuters, danh sách này có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đang leo thang trong thời gian qua sau các màn trả đũa lẫn nhau của Trung Quốc và Mỹ.
Ericsson tổn thất từ các hợp đồng 5G 'giá rẻ' tại Trung Quốc
Dự kiến, Ericsson sẽ phải trải qua quý thứ hai năm nay với khoảng 109 triệu USD cho các sản phẩm tồn kho tại Trung Quốc.
Ericsson đang phải chịu lãi âm để chạy đua với các đối thủ sừng sỏ tại thị trường Trung Quốc
Công ty Thụy Điển này đã giành được hợp đồng 5G từ ba nhà khai thác lớn ở Trung Quốc, nhưng họ cho biết dự kiến tỷ suất lợi nhuận gộp lại tại Trung Quốc sẽ nằm ở mức âm trong quý này do các chi phí ban đầu của các sản phẩm mới đã bị đội lên cao.
Theo Reuters, Ericsson đã đưa ra cảnh báo trong báo cáo quý đầu tiên rằng, các hợp đồng chiến lược ngày càng cao sẽ phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận trong quý thứ hai, chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận gộp âm ở Trung Quốc. Cổ phiếu của Ericsson đã tăng tới 7% trong năm nay nhưng giảm 2,2% vào cuối phiên hôm qua (8.6) sau cảnh báo này.
Trước đó, cả ba nhà khai thác viễn thông lớn nhất của Trung Quốc là China Mobile, China Telecom và China Unicom đã trao các hợp đồng 5G trị giá hàng tỉ USD trong năm nay cho các đối thủ của Ericsson, chủ yếu là cho Huawei và ZTE. Tuy cũng giành được các bản hợp đồng cung cấp cho các nhà viễn thông này, nhưng các hợp đồng của Ericsson chủ yếu nằm ở các gói thầu "không quan trọng" và chiếm ít lợi nhuận do mang nhiều tính chiến lược hơn.
Nokia sẽ cung cấp phần cứng 5G cho China Unicom Nokia vừa thông báo họ đã ký một thỏa thuận mới với China Unicom, nơi công ty Phần Lan sẽ cung cấp 10% mạng lõi 5G cho China Unicom. Nokia chịu trách nhiệm 10% mạng lõi cho China Unicom, bên cạnh Huawei và ZTE Theo Neowin, mạng lõi chịu trách nhiệm thiết lập các kết nối, quản lý băng thông, mở rộng, bảo...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Windows 11 có thể đóng ứng dụng 'cứng đầu' chỉ trong nháy mắt

Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps

Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác

Trung Quốc phát minh bộ nhớ RAM nhanh hơn 10.000 lần hiện tại

Người dùng kiện Apple đòi 5 triệu USD vì tính năng bảo mật 'phản chủ'

Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện

Microsoft cảnh báo lỗi nghiêm trọng trên Outlook

TSMC đối mặt khó khăn trong kiểm soát chip AI đến tay Trung Quốc

Ổ điện gia dụng 'hiện đại hóa' tích hợp sạc nhanh, khóa thẻ từ

Xiaomi gây ấn tượng với tốc độ cập nhật HyperOS 2

Google có khả năng mất trình duyệt Chrome

Công nghệ chọn luồng hình ảnh có mặt tại Lễ diễu binh 30.4
Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Rubio khởi động chiến dịch cải tổ, tinh gọn Bộ Ngoại giao Mỹ
Thế giới
11:15:05 23/04/2025
Loại hoa tận trên rừng mới có, nấu lên còn ngọt hơn nước ninh xương, nhiều tiền chưa chắc đã mua được, đem đồ xôi cực ngon
Ẩm thực
11:08:43 23/04/2025
Thị trường mai mối Trung Quốc hỗn loạn vì nạn lừa đảo
Netizen
11:08:40 23/04/2025
Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng
Lạ vui
11:00:03 23/04/2025
Nhiều mẫu xe ô tô Trung Quốc giảm giá 'khủng' hàng trăm triệu đồng
Ôtô
10:51:48 23/04/2025
'Tiểu SH' ra mắt tại Nhật Bản, giá từ 46 triệu đồng
Xe máy
10:49:13 23/04/2025
Lý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhất
Hậu trường phim
10:38:01 23/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 30: Việt tức giận khi bị hạ nhục
Phim việt
10:31:49 23/04/2025
7 thói quen chi tiêu tối giản sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng!
Sáng tạo
10:23:44 23/04/2025
Núi Chứa Chan sẽ là điểm du lịch đẳng cấp quốc tế
Du lịch
10:14:15 23/04/2025