Mỹ công bố chi tiết “cay đắng” về vụ tấn công lãnh sứ quán tại Libya
Giới chức Mỹ ngày 9/10 đã tiết lộ chi tiết cay đắng về vụ tấn công khiến đại sứ và 3 người Mỹ khác tại Libya thiệt mạng, khi hàng chục tay súng đã “đổ bộ” vào tòa lãnh sự, nã đạn xối xả và truy lùng các nhân viên ngoại giao.
Tòa lãnh sự Mỹ tại Bengahzi tan hoang sau vụ tấn công.
Khu phố bên ngoài hoàn toàn yên tĩnh trước vụ tấn công
Không hề có thông tin tình báo cảnh báo về vụ tấn công và nhiều giờ trước đó, những con phố bên ngoài tòa lãnh sự quán tại thành phố Benghazi, miền đông Libya rất yên ả.
Những thông tin mới này trái ngược hẳn với báo cáo của giới chức Bộ Ngoại giao nhiều giờ và nhiều ngày sau vụ tấn công ngày 11/9. Trước đó, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là một vụ tấn công “tự phát”, nổ ra từ cuộc biểu tình chống bộ phim nhạo báng đạo Hồi.
“Không hề có thông tin tình báo nào về vụ tấn công”, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khi tiết lộ chi tiết về vụ tấn công ồ ạt nhằm vào tòa nhà lãnh sự quán và một khu nhà gần đó.
Video đang HOT
Đại sứ Mỹ Chris Stevens, người thiệt mạng trong vụ tấn công, đã ở trong tòa lãnh sự vào ngày kỷ niệm 11 năm vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 và đã có hàng loạt cuộc họp. Ông đã đi bộ với người khách cuối cùng, một nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tới cổng tòa lãnh sự vào khoảng 8h30 tối giờ địa phương.
“Họ đã nói lời tạm biệt và họ đã đi ra phố. Mọi thứ đều yên tĩnh, vào 8h30 tối không có gì bất thường. Cũng không có gì bất thường trong suốt cả ngày đó”, quan chức thứ hai cho biết.
Khi được hỏi vì sao các quan chức Bộ Ngoại giao mới đầu cho biết đã có một cộc biểu tình chống đoạn video chống đạo Hồi “Sự ngây thơ của người Hồi giáo”, quan chức thứ nhất cho biết đó là nghi vấn “của những người khác, không phải là kết luận của chúng tôi”.
Phát biểu trước cuộc điều trần công khai đầu tiên trước quốc hội vào ngày 9/10 về thất bại an ninh tại tòa lãnh sự quán ở Benghazi, quan chức này cho biết rất khó để nói cần phải có loại an ninh nào để đẩy lùi một cuộc tấn công như thế.
“Chưa từng có tiền lệ về tính tàn bạo cũng như số lượng những kẻ tấn công. Không có cuộc tấn công nào như vậy ở Libya, Tripoli, Bengazhi hay bất kỳ nơi nào khác chúng tôi từng có mặt”, quan chức này cho hay. “Thật thật khó để tìm ra tiền lệ cho vụ tấn công như vậy trong lịch sử ngoại giao gần đây”.
Chính quyền Tổng thống Obama đã bị các đối thủ Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì đưa ra thông tin trái ngược nhau về vụ tấn công, giữa những cáo buộc yếu kém về an ninh.
Trong một cuộc đàm thoại với các phóng viên, hai quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vụ tấn công khốc liệt ở Bengahzi, miền đông Libya, nổ ra vào khoảng 9h40 tối ngày 11/9, ngay sau khi đại sứ Stevens đi ngủ.
Nhân viên ngoại giao bị truy đuổi
Stevens và 3 nhân viên ngoại giao Mỹ khác đã thiệt mạng khi hàng chục người trang bị vũ khí hạng nặng “đổ bộ” vào tòa lãnh sự và sau đó còn tiến hành một vụ tấn công vào khu nhà phụ của lãnh sự cách đó tới 2km.
Đầu tiên tiếng súng và tiếng nổ vang lên, phá tan sự yên tĩnh bên ngoài tòa lãnh sự và các nhân viên giám sát camera an ninh đã thấy “một lượng lớn những tay súng đổ bộ vào bên trong tòa lãnh sự”, quan chức thứ nhất cho hay.
Lúc đó có 5 đặc vụ an ninh ngoại giao Mỹ trong tòa nhà chính, với 2 người đi cùng đại sứ Stevens từ Tripoli tới cùng 3 người đóng tại Benghazi, và 4 nhân viên thuộc cơ quan an ninh Libya. Họ là người của lữ đoàn chiến binh 17/2, được giới chức Libya địa phương giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh.
Những kẻ tấn công được trang bị vũ khí đã dội mặt ngoài của một trong các tòa nhà bên trong lãnh sự quán bằng dầu diesel, châm lửa đốt và sau đó “đổ bộ” vào tòa nhà chính, đổ nhiên liệu lên đồ đạc để đốt, gây ra những đám khói đen đặc.
Một đặc vụ an ninh Mỹ đã cảnh báo cho đại sứ Stevens, và cùng với giám đốc thông tin Sean Smith, họ lánh nạn trong phòng an toàn bên trong một khoang trên sàn phòng ngủ của tòa nhà chính. Phòng an toàn này được trang bị các vật dụng y tế và nước.
Nhưng sau đó 3 người thấy khó thở, nên đã leo qua một chiếc cửa có chấn song để chuyển tới phòng tắm. Rồi họ quyết định phải thoát ra mặc dù đạn nã xối xả và lựu đạn rơi như mưa bên trong tòa nhà.
Khi tìm cách thoát thân, 3 người họ đã bị chia cắt. Giám đốc thông tin Smith thiệt mạng trong hỏa hoạn và thi thể ông được nhân viên an ninh Mỹ tìm thấy sau đó, trong khi đại sứ Stevens không biết bằng cách nào đó đã được đưa tới bệnh viện và thi thể của ông được trao lại cho các nhân viên ngoại giao Mỹ trong đêm.
Tòa nhà chính sau đó được sơ tán và lực lượng an ninh còn lại đã tìm cách thoát qua các con phố hỗn loạn trên một chiếc xe bọc thép để tới khu nhà phụ gần đấy. Nhưng vào khoảng 4h sáng, khu nhà cũng bị tấn công bằng pháo cối.
“Đúng như vậy và một số quả đạn cối đã rơi trúng mái nhà, khiến 2 điệp viên an ninh, đã ở đó từ trước, thiệt mạng và một điệp viên khác vừa từ tòa lãnh sự tới bị thương nặng”, quan chức đầu tiên cho hay.
Rồi sau đó tiếp viện từ Tripoli tới và khu nhà phụ được sơ tán. Tất cả các nhân viên, kể cả người thiệt mạng và bị thương được đưa lên hai chuyến bay tới Tripoli.
Theo Dantri
"Vụ tấn công tại Benghazi được lên kế hoạch trước"
Tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi bị phóng hỏa tối 11/9. (Nguồn: AFP/Getty).
Ngày 28/9, người đứng đầu văn phòng Cục Tình báo quốc gia Mỹ (DNI) James Clapper tuyên bố vụ tấn công tại thành phố Benghazi của Libya ngày 11/9 làm Đại sứ Mỹ Chistopher Stevens và ba nhân viên ngoại giao khác của Mỹ thiệt mạng là một hành động khủng bố có chủ ý, đã được lên kế hoạch trước.
Đây là một tuyên bố bất ngờ vì trước đó giới chức tình báo Mỹ vẫn cho rằng vụ tấn công tình cờ xảy ra đúng vào ngày 11/9, thời điểm xảy ra thảm kịch khủng bố tại Mỹ cách đây 11 năm, nằm trong làn sóng biểu tình tại các nước Hồi giáo phản đối bộ phim do một công dân Mỹ gốc Ai Cập sản xuất bị chỉ trích là xúc phạm đạo Hồi.
Ông Clapper xác nhận giới chức tình báo Mỹ đã thay đổi nhận định ban đầu sau khi nhận được những thông tin mới cho thấy vụ tấn công đã được các phần tử cực đoan lên kế hoạch trước. Washington cho rằng các tay súng thực hiện vụ tấn công có mối liên hệ với các nhóm vũ trang hoặc trung thành với Al-Qaeda. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận hiện vẫn chưa xác định được các cá nhân hay nhóm vũ trang nào đã chỉ đạo vụ khủng bố này.
[Libya sa thải lãnh đạo an ninh sau vụ giết đại sứ Mỹ]
Trước đó, chỉ vài giờ sau khi vụ khủng bố xảy ra, một số nguồn tin chính phủ cho rằng vụ tấn công đã được lên kế hoạch trước và cáo buộc các tay súng của hai nhóm Ansar al Shariah và chi nhánh Bắc Phi của Al-Qaeda có thế là thủ phạm.
Tuy nhiên, sau đó, trong các thông báo công khai, giới chức Mỹ đã rút lại nhận định trên. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy vụ tấn công đã được lên kếh hoạch trước.
Tiếp đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc khẳng định vụ tấn công không được lên kế hoạch trước và nằm trong làn sóng bài Mỹ đang xảy ra tại các nước Hồi giáo liên quan đến bộ phim. Tuy nhiên, trong vài ngày trở lại đây, giới chức Mỹ khẳng định có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy đó là một vụ tấn công khủng bố nhằm vào sứ quán Mỹ.
Liên quan đến tình hình an ninh tại Libya, Tổng thống Mohamed el-Megarif cho biết chính phủ đã giải tán 10 nhóm vũ trang, đồng thời cam kết tiếp tục hành động để đối phó với các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Nguồn tin từ Libya cho biết chính phủ đã thành lập lực lượng can thiệp nhanh để giải tán các nhóm vũ trang, đồng thời tiếp quản việc kiểm soát tài sản của những nhóm này.
Trước đó, các quan chức nói rằng chính phủ giải tán các nhóm vũ trang bất hợp pháp trong khi sẽ công nhận các nhóm thân chính phủ. Tuy nhiên, động thái này đang vấp phải làn sóng phản đối tại Libya.
Hàng trăm người Libya ngày 28/6 đã biểu tình đòi chính phủ giải tán toàn bộ các nhóm vũ trang, sáp nhập các thành viên của họ vào quân đội với tư cách cá nhân và phản đối việc hợp pháp hóa các nhóm vũ trang ủng hộ chính phủ.
Theo VNN
Lãnh sự quán Mỹ ở Libya tan hoang sau vụ tấn công Khu nhà chìm trong biển lửa của những người tấn công, làm đại sứ Mỹ tại Lybia cùng ba nhân viên ngoại giao đồng hương thiệt mạng. Một người đàn ông Libya giương khẩu súng trường bên ngoài căn nhà và xe cộ của lãnh sự quán Mỹ vào đêm 11/9. Ảnh: AFP Nhà để xe bùng cháy dữ dội khi đám đông...