Mỹ coi thường máy bay H-6K Trung Quốc
Trong khi Trung Quốc thường xuyên dùng oanh tạc cơ H6K để đe dọa hàng xóm thì ở trong nước, máy bay này đang bị ghẻ lạnh.
Theo tạp chí IHS Jane”s ngày 12/5, trong loạt phóng sự trong chương trình Đời sống Quân đội của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng vào tuần đầu tiên của tháng 5/2016 hé lộ thông tin Trung Quốc triển khai phi pháp máy bay H-6K đến đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, chương trình không đưa tin về ngày triển khai, số lượng máy bay hay liệu chúng đã đáp xuống đá Chữ Thập hay chưa. Nội dung triển khai oanh tạc cơ không chiếm nhiều thời lượng trong chương trình truyền hình. Hình ảnh đá Chữ Thập xuất hiện nhanh trên màn hình và được nhìn từ màn chắn phía trước máy bay. Chương trình này cũng phát hình ảnh một máy bay H-6K chở tên lửa hành trình tấn công mặt đất KD-63 tầm phóng 200 km.
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane”s, việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom là điều đáng chú ý, bởi nó cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng hệ thống vũ khí chiến lược có thể triển khai vũ khí hạt nhân để bảo vệ các căn cứ và tuyên bố chủ quyền (phi pháp) rộng lớn hơn trên Biển Đông.
Nói về việc Trung Quốc đưa H-6K bay qua đá Chữ Thập, tạp chí Business Insider cho rằng Trung Quốc thường dùng máy bay này để đe dọa hàng xóm, trong khi đó H-6K lại không được trọng dụng trong nước và đang tìm cách thay thế. Sự thiếu tin tưởng vào máy bay H-6K đã khiến quân đội Trung Quốc có kế hoạch sản xuất máy bay mới với tên gọi H-20.
Tờ Tin tức Tham khảo hồi đầu năm 2016 cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới. Theo nguồn tin này, Trung Quốc phải nghiên cứu phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới có thể tấn công các mục tiêu xa hơn trên Thái Bình Dương. Cụ thể, máy bay ném bom mới phải có khả năng tấn công được các mục tiêu xa tới “chuỗi đảo thứ hai”.
Video đang HOT
“Chuỗi đảo thứ hai” bắt đầu từ quần đảo Kuril ở phía Bắc (Nhật Bản gọi là 4 hòn đảo phương bắc), đi qua lãnh thổ Nhật Bản, quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline cho đến Indonesia ở phía Nam. Theo Quân đội Trung Quốc, máy bay ném bom chiến lược tầm xa là máy bay ném bom phải có hành trình tối thiểu trong tình hình không được tiếp tế nhiên liệu là 8.000 km, đồng thời có thể mang theo tải trọng trên 10 tấn đạn dược không đối đất.
Có một số nhà phân tích cho rằng, định nghĩa này phù hợp với một số chi tiết hiện có thể biết được của máy bay ném bom tàng hình cận âm H-20 tương lai của Trung Quốc, H-20 sẽ bắt đầu biên chế từ năm 2025. Tuy nhiên, Business Insider cho biết thêm, những tiêu chí với máy bay tương lai của Trung Quốc hoàn toàn có trên chiếc H-6K (từng nhiều lần được Trung Quốc công bố). Điều đó chứng tỏ, những tuyên bố trước đây của Bắc Kinh về oanh tạc cơ H-6K chỉ mang tính “hù dọa” người khác, tạp chí Mỹ nhấn mạnh.
Trung Quốc tuyên bố, sức mạnh tác chiến của H-6K là nó được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Trường Kiếm-10 (CJ-10), đây là phiên bản phóng từ trên không của loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất CJ-10 và phiên bản phóng từ khu trục hạm là Đông Hải-10 (DH-10) được Trung Quốc ra mắt năm 2012. Các giá treo vũ khí hai bên cánh H-6K có thể mang theo tới 6 quả, khoang đạn trong thân của nó cũng có thể mang thêm được 1 quả tên lửa hành trình CJ-10. Loại tên lửa này có tầm phóng khoảng 2000km với phương thức dẫn đường bằng vệ tinh, kết hợp với quán tính, có độ sai số mục tiêu khoảng 10m.
Loại tên lửa này có tầm phóng khoảng 2000km với phương thức dẫn đường bằng vệ tinh, kết hợp với quán tính, có độ sai số mục tiêu khoảng 10m. Nếu không mang theo tên lửa hành trình, H-6K có thể mang theo 20 quả bom điều khiển bằng vệ tinh hoặc laser loại 500kg, có khả năng tấn công chính xác. Với khả năng này, H-6K đã vượt qua một số loại máy bay tiêm kích bom chiến thuật của châu Âu, có khả năng chuyên chở 10 tấn vũ khí nhưng không mang được tên lửa hành trình tầm xa.
Cùng với tầm bay được mở rộng, loại tên lửa này sẽ giúp không quân Trung Quốc có khả năng tác chiến bao trùm cả Biển Đông và biển Hoa Đông. Với việc có thể mang theo tên lửa hành trình CJ-10, cự ly tấn công các mục tiêu chiến lược của H-6K đã đạt đến 5.000km. Tuy chưa thể tấn công tới khu vực bờ biển nước Mỹ nhưng nó đã thể hiện một bước tiến rõ rệt về phạm vi hoạt động, biến H-6K thành một đối thủ mà Mỹ không thể xem nhẹ.
Những chiếc H-6K mang theo CJ-10 không chỉ có khả năng đưa toàn bộ khu vực gồm đảo Đài Loan và các đảo ở tây nam Nhật Bản – thuộc phạm vi chuỗi đảo thứ nhất vào tầm ngắm mà nó còn tấn công tới tận các đảo Guam ở chuỗi đảo thứ hai, cùng với cả Hawaii.
Trước đây, các chuyên gia Mỹ cho rằng, 2 vũ khí được cho là có khả năng uy đe dọa Mỹ là hàng không mẫu hạm và tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21. Hai loại vũ khí trên, 1 thì chưa hình thành khả tác chiến (Liêu Ninh), 1 thì mới nghe đồn thổi chứ chưa ai biết tính năng của nó ra sao (DF-21). Thế nhưng, hiện nay người Mỹ đã bắt đầu phải lo lắng về H-6K. Tuy nhiên, sự lo lắng của người Mỹ có phải là thừa?
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ e ngại sức mạnh của oanh tạc cơ Nga Tu-160M2 sau nâng cấp
Các chuyên gia quân sự Mỹ đã không ít lần ca ngợi loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tốc độ siêu âm Tu-160 Blackjack của Nga, đặc biệt là phiên bản nâng cấp trong thời gian tới là Tu-160M2.
Ngày 10-3, nhà phân tích Dave Majumdar của tạp chí Mỹ "Lợi ích quốc gia" (The National Interest-NI) đã đăng bài viết mới về vũ khí Nga. Bài viết này của ông đặc biệt nhấn mạnh tới sự nguy hiểm của những máy bay ném bom chiến lược tầm xa đang được nâng cấp của Nga.
Đối tượng nghiên cứu và đưa ra đánh giá của tác giả Mỹ là máy bay ném bom siêu âm Tu-160M2. Ông Dave Majumdar cho rằng, Tu-160M2 sau nâng cấp sẽ trở nên lợi hại hơn rất nhiều so với phiên bản hiện đang sử dụng trong không quân Nga là Tu-160M Blackjack "Thiên nga trắng".
Dự kiến, phiên bản nâng cấp Tu-160M2 sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2019. Hiện tại và trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ nâng cấp một số lượng khổng lồ, vào khoảng 50 chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu âm loại này - Dave Majumdar viết.
The National Interest đã nhấn mạnh tới những phương diện hiện đại hóa đáng chờ đợi của Tu-160M2. Được biết, "Thiên nga trắng" sẽ có hệ thống thiết bị buồng lái mới, tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến nhất, các thiết bị kiểm soát và nhiều máy móc thiết bị hàng đầu thế giới khác.
Tu-160 là một trong những máy bay ném bom mạnh nhất trong lịch sử quân sự thế giới
NI dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov cho biết, về cơ bản đó sẽ là một máy bay mới, không còn là Tu-160 mà là Tu-160M2. Mặc dù có những thay đổi đáng kể trong các hệ thống thiết bị hàng không, chiếc máy bay này sẽ giữ nguyên vai trò, chức năng chính của nó.
Vị Thứ trưởng Quốc phòng Nga nhận xét, máy bay ném bom Nga và Mỹ có sự khác biệt khá lớn về chức năng nhiệm vụ, Tu-160M2 là máy bay ném bom chiến lược răng đe hạt nhân, khác với các máy bay ném bom tàng hình B-2 hay B-21 "không có gì nổi bật" của Mỹ.
Tu-160M2 có ưu thế là tốc độ rất nhanh và gắn được các tên lửa tầm siêu xa mang đầu đạn hạt nhân. Yếu tố cuối cùng này, ví dụ như tên lửa hành trình có cánh siêu hạng như Kh-102, cũng sẽ là át chủ bài trên các máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới là PAK DA - ông D. Majumdar dự đoán.
Trước đó, cũng chính một bài viết của The National Interest đã nhận định rằng, máy bay ném bom của Nga Tu-160 hiện là máy bay có khả năng tấn công mạnh nhất trong lịch sử không quân thế giới.
Sau khi được trang bị loại tên lửa hành trình mới, khả năng chiến đấu của máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 đã được nâng lên một tầm cao mới. Tu-160 của Nga đã chứng minh khả năng xuất sắc của mình trong chiến dịch ở Syria - theo The National Interest.
Tu-160 của Nga được cho là có uy lực mạnh hơn nhiều so với loại máy bay đồng hạng B-1 Lancer (bên trên) của Mỹ
Tu-160 được các phi công Nga gọi là "Thiên nga trắng" do có lớp sơn màu trắng và thiết kế độc đáo giống hình con thiên nga, được Liên Xô chế tạo trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm đối chọi với máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ. Tuy nhiên, Tu-160 đã vượt đối thủ của nó về nhiều mặt.
Nếu B-2 đã được thiết kế tàng hình để thâm nhập càng sâu càng tốt trong không phận của đối phương, thì Tu-160 là máy bay mang tên lửa hành trình tầm siêu xa, gắn đầu đạn hạt nhân và hoạt động bên ngoài khu vực phòng không của đối phương.
Nếu như B-2 dựa trên cơ sở tàng hình, thì lợi thế của Tu-160 là sự kết hợp của tốc độ và tên lửa tầm xa. Tu-160 có thể đạt tốc độ tối đa 2.200 km/h, có khả năng nhanh chóng xuất phát và sử dụng tên lửa hành trình trước khi đối phương kịp phản ứng - The National Interest nhấn mạnh.
Theo tờ báo này, trong quá trình hoạt động quân sự ở Syria, máy bay Nga Tu-160 đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-555 (X-555) và phiên bản mới nhất Kh-101 (X-101), chưa từng được sử dụng trong chiến đấu. Sự ra đời của loại vũ khí này làm cho Tu-160 trở thành đối thủ đặc biệt lợi hại của các máy bay Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc có thể triển khai máy bay ném bom chiến lược ở Biển Đông Đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp ở đá Chữ Thập của Việt Nam dài khoảng 3.000 m, có thể triển khai mọi loại máy bay của Trung Quốc. Hình ảnh vệ tinh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi Trung Quốc hoàn thành lấn biển bất hợp pháp (nguồn mạng sina Trung Quốc) Tờ "Hoàn...