Mỹ có thể triển khai đơn vị tác chiến điện tử gần Biển Đông
Quân đội Mỹ lên kế hoạch đưa một đơn vị tác chiến điện tử tới Biển Đông để đối phó với lực lượng Trung Quốc, truyền thông Nhật cho biết.
Hai đơn vị đặc biệt của Mỹ sẽ được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, trong đó một đơn vị sẽ đóng quân ở khu vực gần Biển Đông. Các đơn vị này có nhiệm vụ tiến hành tác chiến điện tử và tác chiến mạng nhằm giúp tên lửa lấy mục tiêu chính xác, Nikkei ngày 17/7 dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết.
Một cựu sĩ quan hải quân Mỹ cho hay việc làm gián đoạn liên lạc quân sự của Trung Quốc bằng biện pháp “đánh lừa” sẽ là “phản ứng hiệu quả với tình trạng khẩn cấp” tại Biển Đông.
Thông tin này được công bố sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khẳng định sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.
Tàu sân bay USS Nimitz (trái) và máy bay cảnh báo sớm Northrop Grumman E-2 Hawkeye diễn tập trên Biển Đông, ngày 7/6. Ảnh: US Navy.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với Biển Đông và đưa ra cái gọi là “đường 9 đoạn” bao trùm phần lớn diện tích khu vực. Trung Quốc nhiều năm qua còn bồi đắp trái phép đảo nhân tạo, xây dựng các công trình và triển khai phi pháp khí tài đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Trung Quốc còn triển khai tên lửa bờ biển có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Biển Đông. Để đối phó với điều này, Mỹ tìm cách ngăn Trung Quốc theo dõi các lực lượng của mình trong trường hợp nổ ra xung đột tại khu vực.
Chiến lược quốc phòng Trung Quốc được xây dựng trên khái niệm chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), kết hợp tên lửa và cảm biến để ngăn đối phương tự do di chuyển nhằm tiếp cận nước này.
“Mỹ và bạn bè phải hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đánh bại các hệ thống vũ khí này”, cựu quan chức hải quân Mỹ cho biết. “Một giải pháp là sử dụng công nghệ có thể đánh lừa đầu dò tên lửa, khiến chúng nghĩ rằng mình đang lao đến tàu sân bay, song thực tế là lệch một km hoặc hơn”.
Trong trường hợp không thể tiếp cận được Biển Đông, quân đội Mỹ có thể đáp trả bằng các cuộc tấn công tên lửa tầm xa.
Cựu phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ Jack Keane nói nước này tin chiến lược A2/AD mang lại cho Trung Quốc lợi thế lớn. “Do đó Mỹ phải chắc chắn có khả năng răn đe hiệu quả và tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Mỹ”, tướng Keane nói.
Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga năm 2019 và đã phát triển các tên lửa vốn bị cấm theo hiệp ước này. Mỹ sẽ bắt đầu đàm phán với các nước châu Á về nơi triển khai những tên lửa nói trên.
Giới chuyên gia cho rằng khi Trung Quốc kiểm soát chặt Biển Đông hơn, khu vực này có thể thành nơi trú ẩn an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đủ tầm bắn tới Mỹ.
Trung Quốc gần đây triển khai nhiều hoạt động quyết liệt sau Covid-19 nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh. Trung Quốc nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới, điều tàu hải cảnh áp sát đảo tranh chấp với Nhật Bản, và thông qua luật an ninh quốc gia bị cho là hạn chế quyền tự trị của đặc khu hành chính Hong Kong.
Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận và triển khai tiêm kích trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Australia ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông
Australia khẳng định ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, sau khi Ngoại trưởng Mỹ ra tuyên bố bác yêu sách của Trung Quốc.
"Australia sẽ duy trì lập trường nhất quán", Thủ tướng Australia Scott Morrison nói tại họp báo ở thủ đô Canberra hôm 16/7, khi được hỏi nước này có ủng hộ lập trường của Mỹ trên Biển Đông hay không. Ông Morrison nhấn mạnh rằng Australia tiếp tục ủng hộ "rất mạnh mẽ" quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.
Tuyên bố được Thủ tướng Australia đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tuần ra thông điệp của Ngoại trưởng Pompeo, chỉ trích hành vi "bắt nạt" các nước láng giềng ven Biển Đông của Trung Quốc và khẳng định hầu hết yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trên Biển Đông là "trái pháp luật".
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế, các đồng minh trong khu vực và đối tác ở Đông Nam Á nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.
Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu tại Sydney, ngày 28/2. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne hồi tháng 4 tuyên bố nước này quan ngại về "một loạt sự cố và hành động gần đây" ở Biển Đông, trong đó có "những nỗ lực nhằm ngăn cản hoạt động phát triển tài nguyên của các quốc gia khác, tuyên bố lập các 'quận hành chính' mới và vụ tàu đánh cá Việt Nam được cho là bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm".
Bà Payne cho hay "Australia kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và bảo vệ tự do hàng hải, hàng không".
Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám theo tàu khoan của Malaysia. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Trung Quốc hồi đầu tháng 7 tiến hành cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã trao công hàm phản đối cuộc tập trận phi pháp của Trung Quốc, yêu cầu nước này không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 15/7 hoan nghênh lập trường phù hợp với luật quốc tế của các nước sau khi Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bốn chiến lược Mỹ có thể đối phó Trung Quốc Mỹ có thể sử dụng biện pháp hòa bình hoặc trực tiếp thách thức quân sự nhằm kiềm chế Trung Quốc, nhưng phương án nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Căng thẳng Mỹ - Trung gần đây liên tục leo thang xoay quanh nhiều vấn đề như Covid-19, Hong Kong, chiến tranh thương mại hay Biển Đông. Do đó, dù người lãnh đạo...