Mỹ có thể siết chặt giới hạn xuất khẩu chíp AI cho Trung Quốc
Mỹ đang cân nhắc những giới hạn mới đối với hoạt động xuất khẩu các dòng chíp AI ( trí thông minh nhân tạo) sang Trung Quốc, theo báo The Wall Street Journal hôm 28.6 dẫn các nguồn thạo tin.
Nvidia và những hãng chíp khác đang mắc kẹt trong cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung
REUTERS
Tờ báo đưa tin Bộ Thương mại Mỹ sớm nhất là vào tháng 7 sẽ tiến hành chặn các chuyến hàng xuất khẩu chíp AI của Nvidia và những công ty khác đến Trung Quốc.
Cổ phiếu của Hãng sản xuất chíp Nvidia giảm hơn 2%, trong khi AMD giảm khoảng 1,5% sau thông tin trên.
Nvidia, Micron và AMD nằm trong số các nhà sản xuất chíp Mỹ bị ảnh hưởng bởi tình trạng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Vào tháng 9 năm ngoái, Nvidia cho biết giới chức Mỹ yêu cầu công ty ngừng xuất khẩu 2 dòng chíp AI cho Trung Quốc.
Vài tháng sau, Nvidia thông báo sẽ tung ra dòng chíp cao cấp mới gọi là A800 cho thị trường Trung Quốc để đáp ứng các quy định kiểm soát xuất khẩu mới. Đầu năm nay, hãng cũng điều chỉnh dòng chíp H100 chủ lực để tuân thủ các quy định của Mỹ.
Tuy nhiên, bản tin của tờ The Wall Street Journal cho hay thậm chí các dòng chíp A800 cũng có thể sẽ nằm trong số bị cấm xuất khẩu cho Trung Quốc nếu không có giấy phép.
Bộ Thương mại Mỹ chưa phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Nghị sĩ Mỹ gây sức ép để Ford, General Motors giảm lệ thuộc linh kiện Trung Quốc
Trước đó, trong một diễn biến cho thấy xung đột thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng, Trung Quốc hôm 21.5 nói các sản phẩm của công ty chíp Micron mang đến nguy cơ an ninh quốc gia và cấm Micron bán chíp cho các nhà vận hành cơ sở hạ tầng thông tin then chốt của Trung Quốc.
Quyết định này trên thực tế là cấm bán gần như hoàn toàn sản phẩm Micron ở Trung Quốc, xóa sổ thị trường đóng góp khoảng 11% trong tổng doanh thu 30,8 tỉ USD trong năm 2022 của công ty Mỹ.
TikTok thừa nhận dữ liệu người dùng Mỹ có lưu tại Trung Quốc
TikTok thừa nhận rằng dữ liệu của một số người dùng Mỹ có lưu tại Trung Quốc nhưng không cung cấp cho chính phủ, dù trước đó khẳng định rằng những dữ liệu này đều được lưu tại các máy chủ ở Mỹ.
TikTok thừa nhận rằng dữ liệu người dùng Mỹ có lưu trữ tại Trung Quốc, nhưng không cung cấp cho chính phủ Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của Công ty ByteDance (Trung Quốc) và là một trong những ứng dụng mạng xã hội phát triển nhanh nhất, vừa thừa nhận rằng "một số dữ liệu của người tạo nội dung" được lưu tại Trung Quốc, theo tờ The Telegraph ngày 24.6.
Thông tin được đưa ra theo sau sự theo dõi chặt chẽ của công chúng đối với TikTok, trong bối cảnh lo ngại về an ninh quốc gia tại Mỹ do ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Trong thư, TikTok cho biết họ định nghĩa người tạo nội dung là người dùng "có mối quan hệ thương mại", chẳng hạn như những người có ảnh hưởng tạo nội dung có thu phí.
Bức thư được gửi đến 2 nghị sĩ Mỹ cho biết các hợp đồng và "tài liệu liên quan" của những người tạo nội dung đó được giữ bên ngoài Mỹ.
Thông tin về những người tạo nội dung như biểu mẫu thuế và số an sinh xã hội được lưu trữ ở Trung Quốc, tạp chí Forbes đưa tin hôm 22.6.
"Chính phủ Trung Quốc không yêu cầu TikTok cung cấp dữ liệu này. TikTok đã không cung cấp dữ liệu đó cho chính phủ hoặc đảng cầm quyền Trung Quốc, TikTok cũng sẽ không làm vậy", theo một phát ngôn viên công ty.
Các thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn và Richard Blumenthal ra thông cáo bày tỏ lo ngại về việc TikTok lưu trữ dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ "trong tầm tay của chính phủ Trung Quốc".
Tiểu bang Mỹ cấm hoàn toàn TikTok, cư dân nghĩ gì?
Nhiều nước phương Tây lo ngại rằng dữ liệu do TikTok thu thập từ thiết bị của công dân có thể bị các đặc vụ Trung Quốc sàng lọc nhằm tìm kiếm các mục tiêu có giá trị để theo dõi.
Hồi tháng 2, Anh cấm TikTok trên các thiết bị của các quan chức chính phủ.
Tuy nhiên, TikTok nhiều lần nhấn mạnh rằng công ty không làm việc với Bắc Kinh liên quan các vấn đề đó. Tháng trước, TikTok khởi kiện sau khi tiểu bang Montana của Mỹ cấm người dân cài đặt ứng dụng này.
Lệnh cấm dự kiến có hiệu lực vào năm tới và bị TikTok cho là vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ, cũng như "dựa trên những quan niệm sai lầm cơ bản".
Nền sản xuất Mỹ đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc Việc thiếu đầu tư vào ngành sản xuất trong thời gian dài khiến Mỹ phụ thuộc nặng nề vào tư liệu sản xuất nước ngoài, không ít trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc. Một nhà máy sản xuất ô tô của Hãng General Motors tại bang Michigan (Mỹ) - Ảnh: REUTERS Mỹ cần Trung Quốc để duy trì sản xuất Theo tạp...