Mỹ có thể sẽ cấm mã hóa đầu cuối được sử dụng trong WhatsApp, iMessage và nhiều ứng dụng nhắn tin khác
“Động thái này sẽ mở lại mối thù truyền kiếp giữa Chính quyền Hoa Kỳ và Thung lũng Silicon”.
Những tin nhắn mã hóa đầu cuối vẫn được sử dụng trong các ứng dụng như WhatsApp, iMessage hay Facebook Messenger, nhằm bảo mật nội dung tin nhắn của người dùng. Ngay cả các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ cũng không thể đọc được nội dung của những tin nhắn này, vì vậy các cơ quan thực thi pháp luật cũng không thể kiểm soát được.
Theo báo cáo mới nhất của Forbes, các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã họp bàn vào thứ 4 tuần trước, để thảo luận về việc có nên đưa ra một điều luật cấm các công ty công nghệ sử dụng hình thức mã hóa đầu cuối hay không.
Nhận định của tờ báo Politico: “Động thái này sẽ mở lại mối thù truyền kiếp giữa Chính quyền Hoa Kỳ và Thung lũng Silicon”. Khi các công ty công nghệ ra sức tăng cường bảo mật thông tin người dùng, Chính quyền Hoa Kỳ lại muốn kiểm soát và theo dõi nhằm ngăn chặn các mối đe dọa khi chúng chưa xảy ra.
Một nguồn tin giấu tên cho biết, cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia hôm thứ 4 nói rằng việc mã hóa tin nhắn của các công ty công nghệ là đen tối, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà chức trách trong việc điều tra theo dõi khủng bố, tội phạm hàng cấm và buôn bán trẻ em.
Video đang HOT
Cuộc họp này còn đưa ứng dụng Wechat của Trung Quốc ra làm ví dụ. Do ứng dụng này không có mã hóa đầu cuối, nên Chính phủ Trung Quốc theo dõi và giám sát các tin nhắn, đưa ra biện pháp trừng phạt ngay lập tức đối với hành vi sai trái.
Một đại diện của FBI cho rằng việc bắt tội phạm và khủng bố cần được ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi việc loại bỏ mã hóa dẫn tới rủi ro bị hacker tấn công và đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên Bộ Thương mại phản đối, chỉ ra những hậu quả đối với nền kinh tế, ngân hàng và ngoại giao khi những tin nhắn không được mã hóa.
Phản hồi từ các công ty Apple, Google, Microsoft và Facebook là rõ ràng: “Nó sẽ làm suy yếu hệ thống, tạo ra những lỗ hổng bảo mật, làm tăng rủi ro bị tấn công hoặc lợi dụng”.
CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã từng nói rằng: “Tôi tin rằng tương lai của truyền thông là các dịch vụ riêng tư, được mã hóa, nơi mọi người có thể tự tin những gì họ nói với nhau được bảo mật”.
Nhưng có vẻ như Chính phủ Mỹ không đồng ý với điều đó. Cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng cuộc thảo luận này cho thấy rằng Chính phủ Mỹ vẫn muốn loại bỏ bức tường mã hóa của các công ty công nghệ, nhằm nắm quyền kiểm soát toàn bộ những gì được lan truyền trên mạng internet.
Theo GenK
Ứng dụng nhắn tin mã hóa WhatsApp có 1,5 tỷ người dùng của Facebook bị hack
Những kẻ tấn công đã cài đặt phần mềm gián điệp tinh vi lên smartphone của người dùng.
Mới đây, WhatsApp - công ty con có 1,5 tỷ người dùng của Facebook - vừa thừa nhận rằng hệ thống họ đã bị hack. Theo đó, những kẻ tấn công với kỹ năng cao đã cài đặt thành công phần mềm gián điệp vào smartphone của người dùng. Hiện tại Facebook vẫn chưa nắm được có bao nhiêu người dùng bị ảnh hưởng.
Trang Financial Times (FT) là đơn vị đầu tiên đưa tin về vụ việc này. Họ cho biết rằng những kẻ xấu đã cài đặt phần mềm gián điệp bằng cách gọi điện tới cho nạn nhân thông qua tính năng gọi điện của WhatsApp. Sau khi cài đặt thành công, họ có thể truy cập vào thông tin nhạy cảm của nạn nhân, bao gồm dữ liệu vị trí và tin nhắn riêng tư.
FT cho rằng phần mềm gián điệp này được phát triển bởi NSO Group của Israsel, công ty sở hữu phần mềm Pegasus vốn được dùng để chống lại các nhà hoạt động nhân quyền. Tuy nhiên, trong một tuyên bố gửi cho FT, NSO Group từ chối mọi mối liên hệ tới vụ hack WhatsApp.
"Mọi dấu hiệu đều cho thấy cuộc tấn công này được tiến hành bởi một công ty tư nhân có sự hợp tác với các chính phủ nhằm cung cấp phần mềm gián điệp có khả năng kiểm soát những tính năng của hệ điều hành smartphone", WhatsApp chia sẻ với FT.
"Chúng tôi đã liên hệ với các tổ chức nhân quyền để chia sẻ những thông tin mà chúng tôi có và hợp tác với họ nhằm thông báo cho cộng đồng".
Trong một thông cáo gửi cho Business Insider, phát ngôn viên của WhatsApp viết: "WhatsApp khuyến khích mọi người nâng cấp ứng dụng lên phiên bản mới nhất của chúng tôi cũng như cập nhật hệ điều hành di động một cách thường xuyên để không trở thành mục tiêu bị khai thác các dữ liệu lưu trữ trên thiết bị di động. Chúng tôi liên tục hợp tác với các đối tác trong ngành nhằm tung ra các cải tiến bảo mật mới nhất giúp bảo vệ người dùng của chúng tôi".
Theo một thông báo trên Facebook, WhatsApp thừa nhận vấn đề này ảnh hưởng tới cả smartphone Android, iOS và Windows Phone. Một bản cập nhật mới được tung ra hôm thứ 2 (13/4) đã giải quyết vấn đề này và người dùng cần cập nhật ngay dù họ có nhận được cuộc gọi đáng ngờ nào hay không.
Theo FT, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nhận được thông tin về vụ hack này từ tháng trước.
Năm 2014, Facebook đã chi tới 19 tỷ USD để mua lại WhatsApp. Theo số liệu mới nhất, WhatsApp có 1,5 tỷ người dùng tới từ 180 quốc gia trên thế giới. Ứng dụng này nổi bật với khả năng mã hóa đầu-cuối cho toàn bộ tin nhắn và cuộc gọi.
Theo genk
Chính phủ Pháp ra mắt ứng dụng nhắn tin thay thế Whatsapp và Telegram, "dính" ngay lỗ hổng bảo mật Chính phủ Pháp đã công bố mã nguồn của phần mềm nhắn tin tức thời "cây nhà lá vườn" với tên gọi Tchap, hỗ trợ mã hoá đầu cuối nội dung chat. Theo TechCrunch, chính phủ Pháp đã phát triển ứng dụng nhắn tin tức thời (IM) có khả năng mã hoá tin nhắn đầu cuối nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng...