Mỹ có thể phải duy trì cách biệt cộng đồng đến 2022
Các chuyên gia cảnh báo Mỹ có thể phải áp dụng các biện pháp hạn chế thêm hai năm nếu chưa phát triển được vaccine phòng nCoV.
“Các đợt cách biệt cộng đồng ngắt quãng có thể phải được áp dụng cho tới 2022, trừ khi khả năng chăm sóc tích cực tăng lên đáng kể hoặc có phương pháp điều trị hay vaccine”, nhóm chuyên gia tại Trường Y tế Công cộng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard viết trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 14/4.
Các chuyên gia sử dụng thông tin về Covid-19 cùng các chủng virus corona khác để xây dựng những kịch bản có thể xảy ra, thậm chí cảnh báo nguy cơ tái bùng phát tới tận năm 2024, ngay cả khi nCoV có khả năng bị loại trừ. Nghiên cứu của họ trái ngược với dự báo của Nhà Trắng rằng đại dịch có thể kết thúc vào mùa hè năm nay.
Nhóm nghiên cứu cũng chưa chắc chắn khả năng mọi người đạt được khả năng miễn dịch sau khi nhiễm nCoV. Những thách thức mà giới chuyên gia phải đối mặt gồm tìm ra phương pháp xét nghiệm đáng tin cậy để xác định người có kháng thể, xây dựng mức độ và thời gian miễn dịch, cũng như đảm bảo năng lực xét nghiệm kháng thể diện rộng của hệ thống y tế đang quá tải trong đại dịch.
Một nhân viên y tế bên ngoài khu tiếp nhận đặc biệt dành cho người nhiễm nCoV tại Trung tâm Y tế Maimonide, khu Brooklyn, thành phố New York, Mỹ ngày 14/4. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng Covid-19 có thể trỗi dậy rất nhanh ngay sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.
“Nếu thực hiện cách biệt cộng đồng theo đợt, chúng ta có thể phải thực hiện biện pháp này trong vài năm và đó là khoảng thời gian rất dài”, tiến sĩ Marc Lipsitch, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các chuyên gia cảnh báo việc duy trì cách biệt động đồng kéo dài, kể cả không liên tục và được chia thành đợt, có thể gây “hậu quả tiêu cực đến kinh tế, xã hội và giáo dục”.
Họ cũng hy vọng nghiên cứu giúp xác định quỹ đạo của Covid-19 theo các kịch bản khác nhau, nhằm xác định phương pháp phòng chống bổ sung và thúc đẩy nghiên cứu biện pháp kiểm soát dịch.
Dù số ca nhiễm nCoV tại Mỹ tăng vọt trong thời gian gần đây, cách biệt cộng đồng vẫn được đánh giá là đã phát huy hiệu quả. “Cách biệt cộng đồng là một trong những vũ khí mạnh nhất để chống Covid-19″, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield nói.
Nhiều bang của Mỹ đã ra lệnh cho dân chúng ở nhà và chỉ ra ngoài để mua nhu yếu phẩm hoặc vì mục đích cần thiết. Mức phạt với những người vi phạm do từng bang quy định.
Người vi phạm tại bang Maine có thể lĩnh án tới 6 tháng tù và khoản phạt tới 1.000 USD. Một mục sư tại bang Florida hồi tháng 3 bị bắt vì tiếp tục tổ chức các buổi lễ bất chấp lệnh hạn chế tụ tập đông người.
Tuy nhiên, một số bang Mỹ như New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Delaware, Rhode Island và Massachusetts tuần này cho biết đang thành lập liên minh các địa phương để tìm cách mở cửa lại nền kinh tế sau khi ban hành lệnh yêu cầu ở nhà. California, Washington và Oregon thông báo sẽ tham gia kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 2 triệu người nhiễm nCoV, hơn 126.000 người chết và hơn 478.000 người đã hồi phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 600.000 ca nhiễm, trong đó hơn 25.000 người chết.
Nguyễn Tiến
Trump kêu gọi người Mỹ quay trở lại làm việc giữa bão dịch Covid-19
Trump đã kêu gọi công dân Mỹ "quay trở lại làm việc" bất chấp nước này vừa vượt qua Trung Quốc lẫn Ý trở thành ổ dịch virus corona Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 83.000 ca nhiễm bệnh.
Tổng thống Donald Trump kêu gọi người Mỹ quay trở lại làm việc khi nước Mỹ trở thành vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới.
Mỹ ghi nhận thêm 14.933 ca dương tính với virus corona trong 24 giờ qua, nâng số người nhiễm trên cả nước lên 83.144. Thêm 174 người chết, nâng số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này lên 1.201, theo thống kê của Đại học Johns Hopskins.
Với số liệu mới được công bố, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc và Ý để trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới. Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và hơn 3.200 ca tử vong, trong khi Ý ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm và hơn 8.000 ca tử vong.
New York, Washington và California là ba bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Mỹ, trong khi số ca nhiễm tại các bang và thành phố khác cũng tăng lên nhanh chóng. New York là tâm dịch của cả nước với số ca nhiễm vượt 37.000 và gần 400 ca tử vong.
Tuy nhiên, trong cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng vào chiều thứ Năm 26/3, Tổng thống Trump nói rằng người lao động cần phải trở lại làm việc.
"Họ phải quay trở lại làm việc, đất nước của chúng ta phải quay trở lại làm việc, đất nước của chúng ta dựa trên điều đó. Chúng ta có phần lớn đất nước không bị ảnh hưởng nghiêm trọng (bởi dịch Covid-19)", ông Trump tuyên bố.
Ông chủ Nhà Trắng cũng lưu ý rằng khi quay trở lại làm việc, người Mỹ nên tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách an toàn, rửa tay thường xuyên, không bắt tay nhau... để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona.
Đại dịch Covid-19: Ca nhiễm ở Mỹ tăng chóng mặt, kỷ lục liên tục bị vượt Ngày 23/3, Mỹ ghi nhận 9.903 ca nhiễm virus corona mới. Tính đến 8h ngày 24/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus corona ở Mỹ là 43.469 ca, nhiều thứ 3 thế giới, sau Italy (63.927 ca) và Trung Quốc (81.093 ca). Số ca nhiễm mới tại Mỹ tăng kỷ lục với 9.903, hơn ngày trước đó 544 ca và gấp...