Mỹ có thể đang bước qua đỉnh dịch mới do biến thể Omicron gây ra
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 19/1 nhận định nước này dường như đang bước qua đỉnh của làn sóng COVID-19 mới nhất do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra, mặc dù số ca bệnh mới vẫn cao hơn nhiều so với bất kỳ làn sóng dịch nào trước đó và số người nhập viện do COVID-19 cũng đang ở mức cao nhất.
Chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Dữ liệu của CDC được thống kê bằng một công cụ theo dõi chính thức trong 7 ngày cho thấy số ca mắc mới COVID-19 ở Mỹ đã lên tới đỉnh điểm vào ngày 13/1 vừa qua với 795.000 người. Biểu đồ số ca mắc mới tăng nhanh và giảm nhanh có thể tương tự diễn biến dịch bệnh ở các quốc gia khác như Nam Phi, Anh và Pháp – 3 nước cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng COVID-19 do biến thể Omicron gây ra.
Thống đốc bang New York – bà Kathy Hochul bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng sẽ sớm kết thúc đợt gia tăng đột biến (số ca mắc mới COVID-19) trong mùa Đông này”.
Chiều hướng sụt giảm số ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận rõ rệt nhất ở các bang đầu tiên bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh mới, đặc biệt là ở phía Đông Bắc, bao gồm New York, New Jersey và Maryland. Tuy nhiên, số ca mắc mới COVID-19 vẫn tăng nhanh ở các khu vực phía Tây nước Mỹ, bao gồm các bang New Mexico, Arizona và Utah.
* Trong một động thái khác, Hy Lạp đã bắt đầu áp dụng các hình thức xử phạt nhiều lần đối với những người từ 60 tuổi trở lên không tiêm vaccine ngừa COVID-19. Mục đích của quy định mới là nhằm cố gắng nâng cao khả năng miễn dịch trong nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất này, ngay cả khi tốc độ lây nhiễm do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra đang trên đà giảm xuống ở Hy Lạp.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lesbos, Hy Lạp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giới chức y tế Hy Lạp, mức phạt 100 euro (khoảng 113,36 USD) hàng tháng được công bố hồi tháng 11/2021 đối với những người từ 60 tuổi trở lên không tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc không đăng ký lịch hẹn tiêm chủng trước ngày 16/1/2022 đã góp phần khiến tỷ lệ đồng ý tiêm vaccine trong nhóm tuổi này lên tới hơn 90%. Đối với 10% còn lại, khoản phạt 50 euro sẽ được thu qua các cơ quan thuế trong tháng 1/2022 và mức phạt sẽ lên tới 100 euro mỗi tháng kể từ tháng 2 năm nay nhằm góp phần tài trợ cho các bệnh viện công.
Quy định xử phạt nói trên dự kiến sẽ tác động mạnh đến những người hưởng lương hưu – vốn chiếm khoảng 25% trong tổng số dân gần 11 triệu người của Hy Lạp.
Sau khi lên tới mức đỉnh điểm kể từ khi đại dịch bùng phát với 50.126 ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận hôm 4/1 – vốn chủ yếu do biến thể Omicron gây ra trong kỳ nghỉ Giáng sinh, Hy Lạp đã chứng kiến số ca bệnh mới đang trên đà giảm xuống trong những ngày gần đây.
Tuy vậy, biến thể Delta có mức độ nguy hiểm cao hơn vẫn đang ảnh hưởng đến nhiều người Hy Lạp và gây ra bệnh tình nghiêm trọng cho những người trong độ tuổi từ 60 trở lên, với hàng chục bệnh nhân tử vong được ghi nhận hàng ngày tại các bệnh viện. Theo Chính phủ Hy Lạp, khoảng 90% số ca tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2 là những người trong nhóm tuổi vừa đề cập.
Hy Lạp nằm trong nhóm ngày càng có nhiều quốc gia siết chặt quy định tiêm vaccine đối với những ngành nghề hoặc độ tuổi nhất định trong bối cảnh 2 biến thể Delta và Omicron đã và đang khiến đại dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng.
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 5/12
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 5/12 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 265.875.654 ca mắc COVID-19 và 5.266.834 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 239.562.126 ca.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 49.934.791 ca mắc và 808.608 ca tử vong. Ngày 5/12, giới chức y tế bang Louisiana cho biết đã phát hiện 10 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trên một tàu du lịch của Na Uy trở về thành phố New Orleans. Theo thông báo, tàu Breakaway của Na Uy khởi hành từ New Orleans vào ngày 28/11 và dừng chân ở Belize, Honduras và Mexico trong chuyến hành trình. Tàu chở hơn 3.200 người gồm cả thủy thủ đoàn. Tất cả sẽ được xét nghiệm COVID-19 trước khi xuống tàu và sẽ phải cách ly nếu có kết quả xét nghiệm dương tính.
Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 34.633.255 ca mắc COVID-19 và 470.620 ca tử vong, tăng lần lượt 8.895 ca và 2.796 ca trong 24 giờ qua. Đáng chú ý, số ca tử vong tăng mạnh so với mức khoảng 400 ca/ngày trong những ngày qua. Hiện Ấn Độ vẫn còn 99.155 bệnh nhân đang điều trị.
Đứng thứ ba là Brazil với 22.138.247 ca mắc và 615.606 ca tử vong. Do lo ngại biến thể Omicron, chính quyền thành phố Rio de Janeiro ngày 4/12 đã hủy lễ hội đón mừng Năm mới 2022. Quyết định này cũng làm gia tăng sự không chắc chắn về việc tổ chức Lễ hội Carnival mang tính biểu tượng của thành phố vào tháng 2/2022. Hơn 20 thành phố khác của Brazil, trong đó có thành phố đông dân Sao Paulo, cũng đã hủy các lễ hội cuối năm.
Tại châu Á, một số quốc gia như Lào và Hàn Quốc tiếp tục siết chặt các hạn chế phòng dịch. Theo đó, Chính phủ Lào duy trì lệnh cấm cá nhân ra vào khu vực có lây nhiễm (vùng đỏ) theo quy định của Ủy ban chuyên trách, ngoại trừ người được chính quyền địa phương cấp phép và xe chở hàng hóa. Chính phủ Lào đồng thời giao các bộ, cơ quan tương đương, doanh nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh có dịch lây nhiễm trong cộng đồng cho phép cán bộ và công chức luân phiên trực ban hoặc làm việc tại nhà qua hệ thống điện tử. Riêng đối với người có nguy cơ và phụ nữ có thai không thể tiêm vaccine thì cho làm việc ở nhà.
Bộ Y tế Lào ngày 5/12 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.364 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố và 6 ca tử vong do COVID-19, trong đó có 5 ca là người nhập cảnh. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 79.833 ca, trong đó có 207 ca tử vong.
Còn tại Hàn Quốc, kể từ tuần tới, các cuộc tụ tập riêng tư từ 7 người trở lên sẽ bị cấm tại thủ đô Seoul và các vùng đô thị lân cận - vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến thể Delta và các khoa hồi sức tích cực đang rơi vào tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng yêu cầu tất cả những người nhập cảnh nước này trong 2 tuần tới phải cách ly ít nhất 10 ngày, không phân biệt quốc tịch hoặc tình trạng tiêm chủng. Hàn Quốc cũng tạm thời cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài đến từ 9 nước châu Phi. Các quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng cao. Trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở nước này tăng trên 5.000 ca trong ngày thứ 2 liên tiếp sau khi tăng kỷ lục một ngày trước đó.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Pháp trong 24 giờ qua cũng tăng cao với hơn 50.000 ca, cho dù hàng triệu người dân nước này đã tiêm mũi tăng cường vaccine. Theo giới chức y tế Pháp, nước này đã có thêm 51.624 ca mắc, trong đó có 694 ca phải nhập viện, 119 ca trong tình trạng nguy kịch và 113 ca tử vong.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đã bác khả năng phong tỏa đất nước vào thời điểm này, song hối thúc tất cả người trưởng thành đăng ký tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 trước giữa tháng 1. Sau ngày 15/1, người dân trong độ tuổi từ 18-64 sẽ phải trình chứng nhận tiêm mũi tăng cường không quá 7 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 nhằm duy trì hiệu lực của chứng nhận COVID-19 - vốn là điều kiện bắt buộc để vào nhà hàng, quán bar, các cơ sở thể dục thể thao và một số địa điểm công cộng khác.
Số ca nhiễm biến thể Omicron tăng vọt ở Đan Mạch Ngày 5/12, giới chức y tế Đan Mạch cho biết, quốc gia Bắc Âu này đang chứng kiến sự tăng vọt "đáng lo ngại" với 183 ca được xác nhận nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN Như vậy, số ca...