Mỹ có thể coi Trung Quốc là ‘mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất’
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe sắp ra tuyên bố cảnh báo Trung Quốc là mối đe dọa an ninh lớn nhất, theo các nguồn tin.
Ratcliffe dự kiến đưa ra tuyên bố trong hôm nay, công khai cảnh báo rằng mối đe dọa từ Trung Quốc với Mỹ là một “vấn đề rõ ràng của thời đại”, trang tin Mỹ Axios dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Tổng thống Donald Trump cho hay.
Bên cạnh việc tuyên bố Trung Quốc là mối đe dọa an ninh lớn nhất, Ratcliffe cũng sẽ đưa ra loạt tuyên bố khác và tăng cường chỉ trích Bắc Kinh. Việc người đứng đầu cộng đồng tình báo Mỹ đưa ra cáo buộc công khai nhắm vào một cường quốc đối thủ là động thái rất hiếm hoi.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia chưa bình luận về thông tin trên.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản tháng 6/2019. Ảnh: Reuters .
Động thái này được coi là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính quyền Tổng thống Trump nhằm cảnh báo những vấn đề đáng lo ngại về mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như xây dựng đồng thuận và cảnh giác về ý định của Trung Quốc trong việc “soán ngôi” Mỹ để trở thành siêu cường thống trị thế giới.
Mối quan hệ giữa chính quyền Trump và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng, với việc Tổng thống Mỹ thường xuyên đổ lỗi cho Trung Quốc về sự bùng phát đại dịch Covid-19, cáo buộc quan chức Trung Quốc lẽ ra có thể hành động sớm hơn để ngăn chặn virus lây lan. Hai cường quốc kinh tế cũng mâu thuẫn về loạt vấn đề như thương mại, thuế quan, Hong Kong, Biển Đông và Đài Loan.
Chính quyền Trump đầu tuần này được cho là đã chuẩn bị đưa thêm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách đen các công ty mà họ cho là có quan hệ với quân đội Trung Quốc, gồm một nhà sản xuất chip hàng đầu và nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi quốc gia.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden báo hiệu rằng ông ủng hộ chính sách cứng rắn trong mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, dù ông dự kiến mở ra một cuộc đối thoại giữa hai nước về các vấn đề như chống đại dịch Covid-19. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 2/12, Biden nói ông sẽ không dỡ bỏ ngay lập tức các mức thuế mà Trump đã áp dụng đối với Trung Quốc.
Nga, Iran bác cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ
Nga và Iran chỉ trích Mỹ cáo buộc vô căn cứ, đánh lạc hướng dư luận sau khi Wahington cáo buộc hai nước can thiệp bầu cử tổng thống.
"Những lời buộc tội đang tuôn ra từng ngày. Tất cả đều hoàn toàn vô căn cứ và không dựa trên bất cứ điều gì", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với phóng viên hôm nay.
Tuyên bố được Peskov đưa ra sau khi Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe nói rằng Iran và Nga đã thu thập thông tin đăng ký của cử tri Mỹ để can thiệp bầu cử tổng thống. Washington cũng đã cáo buộc Moskva làm vậy trong cuộc bầu cử năm 2016, dù Nga nhiều lần bác bỏ.
Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm ở bang Nam Carolina hôm 16/10. Ảnh: AFP.
Bộ Ngoại giao Iran cũng cho biết họ đã triệu đại sứ Thụy Sĩ vì những cáo buộc "vô căn cứ" của Mỹ. Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Tehran giải quyết các vấn đề lợi ích của Mỹ ở Iran sau khi quan hệ Washington - Tehran bị cắt đứt do cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.
"Giới chức Mỹ đưa ra tuyên bố vô căn cứ trước thềm cuộc bầu cử để có thể thúc đẩy kịch bản phi dân chủ được định sẵn thông qua việc đổ trách nhiệm", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh nói, thêm rằng những cáo buộc này là "bịa đặt, vụng về" nhằm đánh lạc hướng dư luận và gây ra những hành động khiêu khích đáng ngờ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử.
Bộ Ngoại giao Iran tái khẳng định lập trường của nước này là không ủng hộ ứng viên nào trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
Theo Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, Iran đã thực hiện chiến dịch gửi email đe dọa cử tri và làm cho nó trông giống như email được gửi từ nhóm cực hữu Proud Boys. Họ cũng phát tán video ngụ ý rằng mọi người có thể gửi những lá phiếu gian lận, kể cả từ bên ngoài Mỹ.
Ratcliffe cho biết Nga không thực hiện các hành động tương tự, nhưng họ cũng đã thu thập một số thông tin cử tri. Tuy nhiên, ông không giải thích cách người Nga và người Iran đã lấy được thông tin cử tri, hoặc cách người Nga có thể sử dụng nó.
GĐTình báo Quốc gia Mỹ khẳng định bê bối email Hunter Biden 'Không phải Chiến dịch Thông tin Nga' John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC), nói với Fox Business vào sáng thứ Hai 19/10 rằng máy tính xách tay của Hunter Biden không phải là một phần chiến dịch tung thông tin sai của Nga, mặc dù đảng Dân chủ và các hãng truyền thông dòng chính đã cố gắng tuyên bố như vậy. Hạ nghị sĩ John...