Mỹ có thể cấm xuất khẩu điện thoại thông minh sang Nga
Theo giới chức Nhà Trắng, Mỹ có thể cấm xuất khẩu điện thoại thông minh, TV và các thiết bị điện tử hàng không sang Nga.
Các container hàng hoá tại bến cảng ở Savannah, Georgia, Mỹ tháng 12/2021. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán mang tính bước ngoặt giữa Mỹ – Nga sắp diễn ra. Các chuyên gia cho rằng biện pháp trừng phạt này – tập trung vào các lĩnh vực tài chính, công nghệ và quân sự – có thể cứng rắn như các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, Cuba và Triều Tiên.
Tháng trước, hãng tin Reuters đưa tin Mỹ đang cân nhắc cấm xuất khẩu các công nghệ tiêu dùng và công nghiệp sang Nga, bao gồm các linh kiện điện thoại thông minh và linh kiện hàng không.
Video đang HOT
Một số hãng thông tấn Mỹ hôm 8/1 dẫn lời các quan chức chính phủ giấu tên cho biết chi tiết về cách thức áp đặt lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Joe Biden tuỳ thuộc vào mức độ leo thang căng thẳng giữa Nga với Ukraine. Các hãng tin này tuyên bố Mỹ có thể cấm xuất khẩu công nghệ và vi điện tử của Mỹ, chẳng hạn chip máy tính được sản xuất bằng hoặc dựa trên phần mềm của Mỹ, sang Nga.
Một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho biết lệnh trừng phạt có thể dẫn tới nhiều hạn chế đối với Nga trong việc vận chuyển các thiết bị điện tử hàng không, linh kiện, điện thoại thông minh, máy chơi trò chơi điện tử video, máy tính bảng, TV.
Trong khi đó, kênh CNN cho rằng các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm các hạn chế đối với việc xuất khẩu các linh kiện ô tô sang Nga. Nguồn tin cho biết mục đích của các biện pháp trừng phạt này là gây ra “những tổn thất nghiêm trọng và rất lớn đối với nền kinh tế của Nga”.
Mỹ và Nga sẽ tổ chức cuộc đàm phán an ninh vào ngày 10/1, nhằm cố gắng xoa dịu căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine đang âm ỉ trong những tháng gần đây. Các bên cũng dự kiến sẽ thảo luận về những bất bình lâu dài của Nga đối với việc liên minh NATO mở rộng thành viên gần biên giới của Nga.
Về phần mình, Nga cho biết những nỗ lực của phương Tây nhằm kéo Ukraine vào “quỹ đạo” của NATO khiến Nga cảm thấy bị đe dọa về an ninh. Nga muốn khối quân sự do Mỹ đứng đầu đưa ra những đảm bảo ràng buộc về mặt pháp lý rằng họ sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, tức là không để Ukraine gia nhập tổ chức. Các cuộc đàm phán giữa Nga và NATO dự kiến diễn ra vào ngày 12/1.
Apple trở thành doanh nghiệp Mỹ đầu tiên có giá trị vốn hóa 3.000 tỷ USD
Apple đã trở thành doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đạt giá trị vốn hóa 3.000 tỷ USD, sau khi vượt cột mốc này một thời gian ngắn trong phiên giao dịch 3/1, qua đó một lần nữa cho thấy sự nổi lên mạnh mẽ của ngành công nghệ trong thời gian đại dịch COVID-19.
Biểu tượng Apple. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phiên giao dịch đầu tiên của Năm Mới 2022, nhà sản xuất dòng điện thoại thông minh iPhone đã vượt ngưỡng kỉ lục vào lúc 18h45 theo giờ GMT, đạt 182,88 USD/cổ phiếu trước khi giảm nhẹ.
Hồi tháng 8/2020, Apple cũng đã trở thành doanh nghiệp Mỹ đạt ngưỡng vốn hóa 2.000 tỷ USD, khi dịch COVID-19 đã làm tăng mạnh nhu cầu về thiết bị điện tử cá nhân và dịch vụ số, như dịch vụ streaming và kho ứng dụng của Apple. Apple cũng là doanh nghiệp Mỹ đầu tiên vượt ngưỡng vốn hóa 1.000 tỷ USD vào tháng 8/2018. Đây cũng là thành tích mới nhất của Tim Cook, người trở thành Giám đốc điều hành của Apple vào năm 2011 sau khi nhà sáng lập Steve Jobs qua đời. Hiện Microsoft là doanh nghiệp Mỹ còn lại có giá trị vốn hóa hơn 2.000 tỷ USD.
Hồi tháng 10, Apple công bố lợi nhuận ròng 20,5 tỷ USD trên tổng thu 83,4 tỷ USD, mức cao kỉ lục trong quý III. Giá trị của Apple trong tài khóa 2021 là 365,8 tỷ USD, gấp 3 lần so với cách đây 1 thập kỉ. Tuy nhiên, những tháng gần đây, Apple, giống như nhiều tập đoàn công nghệ lớn khác, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng, như thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu và gián đoạn sản xuất do dịch bệnh ở Đông Nam Á. Giá trị cổ phiếu của Apple đã giảm sau báo cáo doanh thu hồi tháng 10, nhưng sau đó đã tăng gần 20% trong 2 tháng cuối cùng của năm 2021.
Trong 45 năm kể từ khi thành lập với máy tính cá nhân là doanh thu chính, lợi nhuận của Apple hiện nay phần lớn gắn với iPhone, dòng điện thoại được ra mắt hồi năm 2007. Đáng chú ý, doanh thu từ các loại dịch vụ, gồm sản phẩm streaming Apple TV và dịch vụ Apple Pay cũng đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua.
Cũng như nhiều tập đoàn công nghệ lớn khác, Apple hiện đối mặt với nhiều tranh cãi với giới lập pháp cả ở Mỹ và châu Âu. Một thẩm phán liên bang Mỹ hồi tháng 11 đã yêu cầu Apple phải nới lỏng kiểm soát lựa chọn thanh toán đối với Apple Store. Còn tại châu Âu, cơ quan giám sát cạnh tranh Italy cùng tháng đã ấn định mức phạt 200 triệu euro (225 triệu USD) đối với Amazon và Apple, cho rằng thỏa thuận năm 2018 giữa hai tập đoàn này này đã ngăn các nhà bán lẻ chính thức và không chính thức các sản phẩm Apple và Beats sử dụng trang Amazon.it, khiến các sản phẩm này chỉ được bán ở cổng riêng của Amazon và các bên được lựa chọn khác theo cách thức phân biệt đối xử.
1,7 triệu ứng dụng điện thoại ở Trung Quốc biến mất trong ba năm Người dùng điện thoại thông minh Trung Quốc đã chứng kiến số lượng ứng dụng giảm tới 1,7 triệu (38,5%) trong ba năm qua. Biểu tượng ứng dụng WeChat và Weibo trên điện thoại di động. Ảnh: Reuters Mức giảm mạnh nhất diễn ra trong năm nay trong bối cảnh nước này chấn chỉnh các nền tảng công nghệ lớn và nội dung...