Mỹ có thể cấm mua mới mọi thiết bị viễn thông Huawei, ZTE
Theo nguồn tin của CNN, chính phủ Mỹ đã sẵn sàng cấm mọi thiết bị viễn thông mới của Huawei và ZTE trên thị trường nội địa.
Lệnh cấm được soạn thảo trong dự luật của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), đồng thời nhằm vào thiết bị giám sát video của ba doanh nghiệp Trung Quốc khác là Hytera, Hikvision và Dahua. Nguồn tin của CNN tiết lộ lệnh cấm chỉ áp dụng với các sản phẩm mới, chưa được FCC phê duyệt của các công ty nói trên.
FCC sẽ bỏ phiếu thông qua biện pháp này trước giữa tháng sau. Quan chức FCC xác nhận sự tồn tại của dự thảo và cho biết, nếu được thông qua, nó sẽ mở rộng quy định của FCC đối với danh sách các nhà cung cấp bị xem là nguy cơ an ninh quốc gia.
Khu vực của Huawei tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 1/9. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Theo Đạo luật Thiết bị an toàn năm 2021 được Tổng thống Joe Biden ký cuối tháng 11/2021, FCC phải phát triển quy định trong vòng 1 năm để ngừng đánh giá, phê duyệt thiết bị do các công ty rủi ro sản xuất. Hiện nay, tất cả thiết bị có thể phát ra tần số vô tuyến đều phải được FCC cấp phép trước khi bán tại Mỹ. Quy trình lâu đời này nhằm loại bỏ các thiết bị có thể gây nhiễu tín hiệu khỏi thị trường Mỹ. Dù vậy, theo dự thảo mới, FCC sẽ lần đầu đưa lợi ích an ninh quốc gia vào quy trình phê duyệt thiết bị.
Trả lời CNN, Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel khẳng định FCC luôn cam kết bảo vệ an ninh quốc gia bằng cách đảm bảo các thiết bị liên lạc không đáng tin cậy không được cấp phép sử dụng trong biên giới đất nước. Trong một phát ngôn khác, Ủy viên Đảng Cộng hòa Brendan Carr cho biết: “FCC đã xác định Huawei, ZTE và thiết bị tương tự đe dọa rủi ro không thể chấp nhận được với an ninh quốc gia Mỹ. Đó là lý do tôi phải thúc giục FCC ngừng đánh giá và phê duyệt thiết bị đó sử dụng tại Mỹ”.
CNN đánh giá lệnh cấm được đề xuất sẽ tác động sâu sắc hơn các biện pháp trước đây của FCC đối với Huawei và ZTE. FCC cấm các nhà mạng Mỹ dùng nguồn vốn liên bang để mua sản phẩm từ Huawei và ZTE, cũng như các nhà cung ứng khác trong danh sách “covered list”. Tuy nhiên, theo ông Carr, các sản phẩm như vậy vẫn đến tay nhà mạng thông qua những nguồn vốn khác. FCC nên sử dụng quyền cấp phép thiết bị của mình để chặn hoàn toàn.
FCC còn thiết lập chương trình nhằm giúp các hãng viễn thông “loại bỏ và thay thế” thiết bị Huawei và ZTE khỏi mạng lưới của mình. Dù vậy, chi phí dự kiến của chương trình lên tới 5,6 tỷ USD, cao hơn nhiều ước tính ban đầu (2 tỷ USD).
Các nhà mạng hàng đầu Mỹ nói không dùng thiết bị của Trung Quốc, trong khi nhiều chuyên gia chính sách viễn thông chia sẻ hầu như chúng chỉ có mặt trong mạng của các nhà cung cấp nhỏ để tiết kiệm chi phí.
Năm 2019, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đưa Huawei vào danh sách Entity List của Bộ Thương mại Mỹ, cấm xuất khẩu cho người và tổ chức có tên nếu không có giấy phép đặc biệt. Năm tiếp theo, chính phủ Mỹ mở rộng lệnh cấm khi tìm cách loại bỏ Huawei khỏi các nhà cung ứng chip dùng công nghệ Mỹ.
Chính sách khiến bộ phận thiết bị và viễn thông Huawei lao dốc. Công ty Trung Quốc đã chuyển hướng sang xe hơi, điện toán đám mây và hệ điều hành di động riêng.
Các nhà mạng Mỹ muốn có 5,6 tỉ USD thay thiết bị Huawei và ZTE
Chi phí loại bỏ thiết bị Huawei và ZTE khỏi cơ sở hạ tầng mạng không dây Mỹ có thể cao hơn dự đoán từ chính phủ khi các nhà mạng nước này đã yêu cầu khoản bồi hoàn khoảng 5,6 tỉ USD.
Theo Engadget, thông tin này được Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Jessica Rosenworcel đưa ra trong báo cáo mới nhất. Vào năm 2019, FCC bỏ phiếu nhất trí cấm các nhà mạng Mỹ sử dụng Quỹ Dịch vụ Chung để trợ cấp chi phí mua thiết bị mạng từ các công ty bị coi là "mối đe dọa an ninh quốc gia".
Hai công ty đầu tiên mà cơ quan này đưa vào danh sách đó là Huawei và ZTE. Năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump ký Đạo luật về mạng viễn thông an toàn và đáng tin cậy nhằm yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thay thế thiết bị từ hai nhà sản xuất này.
Số tiền bồi hoàn cho các nhà mạng Mỹ cao hơn 3 lần so với chi phí hiện có của FCC
Cũng trong năm 2020, FCC thành lập một chương trình hoàn lại tiền cho các nhà mạng nhỏ để thay thế thiết bị mà luật pháp cho là có nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Vào thời điểm đó, cơ quan này ước tính chi phí vào khoảng 1,8 tỉ USD, sau đó nâng mức dự đoán lên 1,9 tỉ USD.
Báo cáo của FCC cho biết các nhà mạng Mỹ đã gửi 181 đơn đến FCC để được hỗ trợ kinh phí trước khi thời hạn nộp đơn đóng lại vào ngày 28.1.2022. Với chi phí có sẵn, FCC chỉ đủ để cấp cho khoảng 1/3 tổng số yêu cầu mà họ nhận được.
"Trong khi chúng tôi còn nhiều việc phải làm để xem xét các yêu cầu này, tôi mong muốn được làm việc với Quốc hội để đảm bảo có đủ tài chính cho chương trình nhằm thúc đẩy các mục tiêu an ninh của Quốc hội và để Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu về bảo mật 5G", Jessica Rosenworcel cho biết.
Mỹ cân nhắc cấm vận các nhà sản xuất chip nhớ tại Trung Quốc Theo nguồn tin của Reuters, Mỹ đang cân nhắc hạn chế bán thiết bị sản xuất chip của Mỹ cho các nhà sản xuất chip nhớ tại Trung Quốc. Nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ ý định này, các nhà sản xuất chip nhớ Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix cũng bị ảnh hưởng. Samsung đặt hai...