Mỹ có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào
Trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác
Ngày 30/8/2011, tờ “Sydney Morning Herald” của Australia đã đăng bài viết phân tích của Hugh White, giáo sư Trung tâm nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc gia Australia về khả năng thực hiện quyền kiểm soát biển của Trung Quốc. Nội dung cơ bản như sau:
Hugh White cho rằng, Trung Quốc tận dụng chạy thử tàu sân bay để “làm mưa làm gió” ở Thái Bình Dương, nhưng đồng thời cho rằng, trên thế giới hiện nay, tàu sân bay phần lớn là biểu tượng cho sức mạnh, chứ không phải là vũ khí quân sự.
Trung Quốc cũng hiểu được, trong nhiều năm nữa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ và các cường quốc hải quân khác.
Nhưng, nhìn vào việc chạy thử tàu sân bay Thi Lang vừa qua, việc chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc là nghiêm túc. Điều này phát đi một tín hiệu gây lo ngại, đó là: Trung Quốc nhìn nhận vai trò của mình trong thời đại của châu Á như thế nào?
Kế tiếp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, Mỹ đã kiểm soát Tây Thái Bình Dương 100 năm. Đến nay, nước duy nhất đe dọa quyền kiểm soát biển của phương Tây ở khu vực này là Nhật Bản trước năm 1945. Nhưng sau đó Mỹ sử dụng hạm đội tàu sân bay độc nhất vô nhị đánh bại Nhật Bản.
Video đang HOT
Người Trung Quốc thừa hiểu quyền kiểm soát biển ở Tây Thái Bình Dương là hòn đá tảng quân sự bảo đảm cho Mỹ giữ vị thế chủ đạo ở châu Á, trong khi đó tàu sân bay là lực lượng then chốt của Mỹ.
Hạm đội tàu sân bay là lực lượng then chốt để Mỹ giữ vững vị thể chủ đạo ở châu Á
Vì vậy, gần 20 năm qua, Trung Quốc đã tập trung các nguồn lực tăng cường sức mạnh hải, không quân, muốn giành lấy khả năng bắn chìm tàu sân bay để làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển. Về điểm này, họ hầu như đã có thành quả rõ rệt, đến lãnh đạo quân Mỹ cũng thừa nhận quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương của họ cũng ngày càng suy yếu.
Đối với Trung Quốc, việc làm cho Mỹ mất đi quyền kiểm soát biển không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sở hữu riêng nó cho mình. Chiến lược hải quân của Bắc Kinh đã luôn tập trung hơn vào “chống lại các trở ngại trên biển”: có khả năng tấn công tàu đối phương, nhưng không có khả năng ngăn chặn đối phương tấn công mình.
Đến nay, không đưa tàu chiến ra biển cũng có thể thực hiện được mục tiêu này, bởi vì máy bay chiến đấu, tên lửa tầm xa và tàu ngầm có thể bắn chìm có hiệu quả hơn đối với tàu chiến. Đây là điều mà Trung Quốc luôn luôn thực hiện.
Tuy nhiên, chỉ có tàu sân bay mới đảm bảo được cho các tàu chiến khác giành lấy quyền kiểm soát biển trong mọi điều kiện thời tiết, nhưng lại cần quyền kiểm soát biển để triển khai tàu sân bay. Vấn đề là tàu sân bay có thể tích rất lớn, hoạt động chậm chạp, dễ nhận biết. Ngoài ra, chi phí chế tạo chúng đắt đỏ, rất dễ trở thành mục tiêu tấn công.
Trung Quốc và các nước khác đều hiểu rõ, đặc trưng chính của chiến tranh trên biển hiện đại là có thể đạt được khá dễ dàng khả năng chống lại các trở ngại trên biển, nhưng để có được quyền kiểm soát biển thì sẽ rất khó. Chúng ta hầu như đang bước vào thời đại nhiều nước có thể chống lại các trở ngại trên biển, nhưng không ai có thể giành được quyền kiểm soát biển.
Vì vậy, kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc đã xuất hiện một vấn đề khó. Hải quân Trung Quốc có khả năng bắn chìm bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ ở gần Trung Quốc, nhưng hải quân Mỹ chắc chắn cũng có thể bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc bất cứ lúc nào, thậm chí ở ngay trước “cửa nhà” của Trung Quốc.
Tàu khu trục Hyuga mang theo trực thăng của Nhật Bản dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 1.395 tấn.
Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ thậm chí Australia đều có khả năng bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc mà không tốn nhiều công sức.
Điều này có nghĩa là, chỉ cần đối mặt với các nước lớn khác thậm chí là các nước hạng trung hiếu chiến ở vùng biển châu Á, Trung Quốc sẽ không có cơ hội giành được quyền kiểm soát biển. Nói như vậy thì tàu sân bay có ý nghĩa gì với Trung Quốc? Tại sao Bắc Kinh đầu tư lớn cho nó như vậy
Có hai khả năng. Thứ nhất, Trung Quốc chế tạo tàu sân bay để nâng cao danh tiếng quốc gia, dùng khoản tiền lớn để đổi lấy khả năng hoàn toàn không có ý nghĩa chiến lược. Nếu khả năng này xảy ra thì đây là một tin tốt đối với những người lo ngại về sức mạnh hải quân của Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh đầu tư cho tàu sân bay “mỏng manh” càng nhiều, thì tiền đầu tư cho tàu ngầm, tên lửa và các sức mạnh có hiệu quả hơn khác càng ít. Nhưng điều này khó có thể xảy ra.
Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) đang được Trung Quốc tiếp tục cải tạo
Thứ hai, khả năng khiến người ta tương đối lo ngại là, Trung Quốc đang nhìn tới tương lai xa hơn, coi châu Á là khu vực có thể thực hiện quyền kiểm soát biển, đồng thời giống như Mỹ sử dụng tàu sân bay để điều động lực lượng tới các khu vực của châu Á. Đó sẽ là một châu Á, trong đó Mỹ sẽ bị Trung Quốc đuổi khỏi, thay thế vị thế chủ đạo ở châu Á, đồng thời sử dụng vũ lực để ép các nước láng giềng phải tuân theo.
Như vậy, đối mặt với sức mạnh không ngừng tăng lên của Trung Quốc, sự khó khăn tài chính của Mỹ chắc chắn có lợi cho thế cân bằng chiến lược chống lại các cản trở trên biển, phương thức ứng phó tiêu cực là tìm cách bảo đảm quyền kiểm soát của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Cách làm sáng suốt là bảo đảm khả năng chống lại các cản trở trên biển mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm cho Trung Quốc tin rằng họ không thể thực hiện được tham vọng đằng sau kế hoạch tàu sân bay.
Theo Giáo Dục VN