Mỹ có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Mỹ hiện là quốc gia có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất thế giới.
Một bệnh nhân vừa hồi phục sau khi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại New York, Mỹ, ngày 19/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu thống kê do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố ngày 26/7 cho thấy nước này đã có 3.400 trường hợp xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc ghi nhận các triệu chứng của căn bệnh này.
Số các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tăng đột biến trong bối cảnh nước Mỹ đang tăng cường năng lực xét nghiệm nhằm sớm kiểm soát chuỗi lây lan của dịch bệnh này. Một số chuyên gia y tế cộng đồng cho rằng phạm vi lây nhiễm đang ngày càng mở rộng và tỷ lệ nghịch với khả năng ngăn chặn sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ. Hiện các ca bệnh phần lớn được ghi nhận ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Tuy nhiên, khi số lượng ca nhiễm gia tăng thì các khả năng lây truyền khác cũng xuất hiện.
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức kích hoạt cảnh báo cao nhất và tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp (PHEIC) đối với bệnh đậu mùa khỉ. Điều này đồng nghĩa với việc WHO coi sự bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ là mối đe dọa đến sức khỏe toàn cầu, và các nước cần phối hợp để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và tài trợ để ngăn chặn bệnh lây lan. Theo báo cáo công bố ngày 25/7 của WHO, bệnh đậu mùa khỉ hiện đã lây lan tại 75 nước trên thế giới, với hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm thực tế có thể còn cao hơn, do nhiều nước hạn chế về năng lực xét nghiệm đối với căn bệnh này.
Con dao hai lưỡi trong chiến lược tranh cử của ứng viên thủ tướng Anh
Hai ứng viên thủ tướng Anh cố gắng áp dụng phong cách và theo đuổi hình tượng của bà đầm thép Margaret Thatcher, người vẫn được các cử tri đảng Bảo thủ ưa thích.
Khi cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak bắt đầu chiến dịch tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng của Anh hôm 23/7, việc ông lựa chọn một cửa hàng lốp xe ở thị trấn Grantham là gần như chắc chắn, theo New York Times. Grantham là nơi sinh của cựu Thủ tướng Margaret Thatcher, một biểu tượng của phe cánh hữu.
Ông Sunak và Ngoại trưởng Liz Truss, đối thủ của ông, đều đang theo đuổi phong cách lãnh đạo của bà Thatcher, người từng là thủ tướng Anh giai đoạn 1979-1990.
Mỗi người đều tự nhận mình là người thừa kế thực sự của chính sách thị trường tự do, thuế thấp và sự bãi bỏ các quy định trong nước của bà, cũng như sự bảo vệ vững chắc đối với nền dân chủ phương Tây ở nước ngoài.
Video đang HOT
Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được mệnh danh là "bà đầm thép". Ảnh: AFP.
Lựa chọn những điểm tốt nhất trong di sản
Tuy nhiên, chuyên gia về bà Thatcher nhận định các ứng viên đang chọn điểm tốt nhất trong di sản "bà đầm thép", nhấn mạnh các yếu tố làm hài lòng đám đông trong khi tránh những yếu tố kém hấp dẫn hơn.
"Khi Rishi và Truss đề cập đến bà Thatcher, cả hai đều đang nói điều gì đó đúng sự thật, nhưng cả hai đều không nói toàn bộ sự thật", Charles Moore, cựu biên tập viên của Daily Telegraph, người đã viết tiểu sử về bà Thatcher, cho biết.
"Truss đúng khi nói rằng bà ấy (bà Thatcher) tin tưởng vào việc cắt giảm thuế và ít quy định hơn, nhưng khi Rishi nói rằng bà ấy quan tâm đến trách nhiệm tài khóa, điều đó cũng đúng", ông nói.
Ông Sunak cùng vợ và con gái tại Grantham vào hôm 23/7. Ảnh: New York Times.
Trong khi cả hai ứng cử viên đều hứa hẹn cắt giảm thuế, ông Sunak cho rằng điều đó chỉ có thể xảy ra khi lạm phát được kiểm soát. Ông cáo buộc bà Truss, người ít đề cập đến các hậu quả về mặt tài khóa, đã kể "những câu chuyện cổ tích".
Tuy nhiên, dường như không ứng cử viên nào có thể áp dụng đầy đủ các phương pháp của bà Thatcher. Giống như họ, bà Thatcher đã tranh cử thủ tướng Anh trong thời kỳ lạm phát tăng vọt và bất ổn lao động, dù với mức thuế cao hơn nhiều.
Liệu pháp sốc kinh tế của bà - bao gồm việc tăng thuế bán hàng quá mức - đã kiềm chế lạm phát, nhưng phải trả giá bằng một cuộc suy thoái sâu và thất nghiệp hàng loạt.
Việc thể hiện phong cách của bà Thatcher, theo cách Ngoại trưởng Truss đã làm, lại dễ dàng hơn nhiều. Với tư cách là ngoại trưởng, bà Truss dường như đã mô phỏng những lần xuất hiện của mình trên sân khấu quốc tế gần giống với bà đầm thép. Bà Truss thậm chí còn mặc một chiếc áo thắt nơ bằng lụa, một đặc điểm quen thuộc của tủ quần áo bà Thatcher.
Ngay cả khi điều đó khiến một số chính trị gia ở London chế nhạo, một số nhà phân tích cho biết họ không chỉ trích bà Truss. Đối tượng mục tiêu của bà là khoảng 160.000 thành viên của đảng Bảo thủ, những người sẽ chọn lãnh đạo tiếp theo.
Đối với những cử tri này, nhiều người trong số họ lớn tuổi và thuộc cánh hữu, bà Thatcher vẫn là một nhân vật được tôn kính, chỉ đứng sau cựu Thủ tướng Winston Churchill.
Ông Moore nói rằng vì bà Truss là phụ nữ nên việc so sánh với bà Thatcher là không thể tránh khỏi, và bà Truss cũng có thể sử dụng điều đó để tạo lợi thế cho mình. Tuy nhiên, ông đặt câu hỏi liệu bà Truss có đi quá xa hay không.
Vấn đề của hai ứng viên
Bên cạnh đó, cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tiếp tục diễn ra trên truyền hình vào tối 25/7. Ông Sunak chỉ trích kế hoạch liên quan đến việc cắt giảm thuế của bà Truss, trong khi bà Truss nói rằng việc tăng thuế của ông Sunak sẽ kìm hãm triển vọng tăng trưởng của Anh.
Mặc dù hai ứng viên đã tranh luận nảy lửa, không có bất kỳ bất ngờ lớn nào xảy ra. Điều này dường như có lợi cho Ngoại trưởng Truss vì bà vẫn đang dẫn trước trong các cuộc thăm dò ý kiến đảng viên gần đây.
Bà Truss cùng những người ủng hộ tại Kent vào ngày 23/7. Ảnh: AP.
Bà Truss đã bác bỏ các quan điểm cho rằng bà đang mô phỏng cựu Thủ tướng Thatcher. "Thật khó chịu khi các nữ chính trị gia luôn bị so sánh với Margaret Thatcher, trong khi các chính trị gia nam không bị so sánh với Ted Heath", ngoại trưởng Anh nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây, đề cập đến một thủ tướng khác của đảng Bảo thủ.
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa bà Truss và bà Thatcher nằm ở các chính sách kinh tế. Lời kêu gọi cắt giảm thuế ngay lập tức của bà Truss đã bị Norman Lamont, người từng làm việc tại Bộ Tài chính Anh dưới thời bà Thatcher, chất vấn.
Ông cho rằng mặc dù có một số đợt cắt giảm thuế thu nhập đáng chú ý, trong giai đoạn 1979-1981, bà Thatcher tăng thuế nhiều hơn hạ, nếu xét đến giá trị ròng.
Ông Sunak lại có một vấn đề khác: Vòng xoáy lạm phát hiện nay một phần là kết quả việc ông quản lý nền kinh tế, với khoản chi tiêu nhà nước khổng lồ để bảo vệ người dân khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Những người ủng hộ bà Truss cho rằng ông là kiến trúc sư của tình trạng kinh tế bất ổn.
"Chuyến thăm tới Grantham sẽ không khiến Rishi Sunak trở thành người ủng hộ quan điểm của bà Thatcher", John Redwood, một nhà lập pháp thuộc đảng Bảo thủ cánh hữu, viết trên Twitter.
"Trong bảy năm quen biết tôi, ông ấy chưa một lần hỏi tôi bất cứ điều gì về Margaret Thatcher hoặc các chính sách kinh tế của bà ấy, mặc dù biết tôi từng là cố vấn kinh tế và chính sách của bà ấy", ông nói.
Điều đó không ngăn cản ông Sunak trích dẫn bà Thatcher trong bài phát biểu của mình. Mặc dù có nguồn gốc dân tộc rất khác nhau - cha mẹ của ông Sunak là người Ấn Độ nhập cư vào Anh từ Đông Phi, họ cũng có điểm tương đồng. Trong khi mẹ của ông Sunak sở hữu một hiệu thuốc, cha của bà Thatcher có một cửa hàng tạp hóa.
Câu hỏi lớn hơn có lẽ là trên phương diện bầu cử, liệu có hợp lý khi đảng Bảo thủ tiếp tục thúc đẩy hình tượng như bà Thatcher hay không.
Trong khi thông điệp của bà thu hút một số cử tri thuộc tầng lớp lao động, cựu Thủ tướng Thatcher chưa bao giờ giành được chiến thắng ở miền Bắc của đất nước. Tại đây, liệu pháp sốc và cuộc đối đầu với các công đoàn thợ mỏ của bà đã để lại những cay đắng lâu dài.
Ukraine muốn sớm xuất khẩu ngũ cốc theo thỏa thuận do LHQ bảo trợ Ukraine bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận do Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian nhằm giảm bớt tình trạng thiếu lương thực toàn cầu bằng cách nối lại xuất khẩu ngũ cốc của nước qua Biển Đen - sẽ bắt đầu được thực hiện trong tuần này. Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Kharkiv, Ukraine ngày 19/7/2022....