Mỹ có kế hoạch đưa F-35 đến biển Đông
Mỹ có thể triển khai máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và chim ưng biển V-22 Ospreys tới biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc cải tạo trái phép vùng biển này.
Ngày 13-5, các quan chức hàng đầu phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về vấn đề biển Đông.
Tại cuộc điều trần, các thượng nghị sỹ Mỹ đã gây sức ép buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phàn nàn rằng Washington thiếu một chính sách chặt chẽ.
“Tôi không thấy Trung Quốc phải trả giá gì cho những hoạt động của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trên thực tế, tôi thấy chính chúng ta đang phải trả giá. Chúng tôi thấy các nước bạn bè tỏ ra thường xuyên lo ngại về việc chúng ta đứng ở đâu cũng như mức độ cam kết của chúng ta là gì” – ông nói.
Mỹ có thể sắp điều máy bay tiêm kích F-35 Lightning II đến biển Đông. Ảnh: Foundry Mag
Theo trang web cua Cuc Hai sư Trung Quôc, gian khoan Hai Dương 981 se hoat đông tư ngay 6 đến 16-5 tai khu vưc giêng Lăng Thuy 25-1S-1 ơ biên Đông (toa đô 170344.5N/1095902.7E), cach TP Tam A, tinh Hai Nam 75 hai ly vê phia Đông Nam. Theo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Hải Dương 981 đang hoạt động ở ngoài vùng biển Việt Nam.
Hải Dương 981 từng được hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam từ tháng 5 đến giữa tháng 7 năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội từ dư luận quốc tế. Ngày 30-4 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hưng Vượng xuống biển Đông nhưng không rõ vị trí cụ thế.
Video đang HOT
Ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương, cho biết với tốc độ hiện tại, Bắc Kinh sẽ xây xong một sân bay trên một trong số các rạn san hô đang cải tạo vào năm 2017 hoặc 2018.
Trước lo ngại Mỹ đã chậm chân trong nỗ lực ngăn Trung Quốc thay đổi hiện trạng biển Đông của các thượng nghị sĩ, ông Shear trấn an rằng Mỹ sẽ tiếp tục “duy trì ưu thế quân sự trong khu vực” bằng việc phái máy bay tiêm kích F-35 Lightning II và “ chim ưng biển” V-22 Ospreys tới biển Đông, đồng thời triển khai thêm 4 tàu chiến mới tới Singapore vào năm 2020 và 1 tàu ngầm tới đảo Guam.
“Chúng ta không hề thiếu năng lực cũng như phương tiện để hỗ trợ giải pháp ngoại giao và đảm bảo an ninh toàn cầu” – ông cam đoan.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, tuyên bố Mỹ sẽ tìm cách khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông bằng cách điều tàu quân sự và máy bay tuần tra tới đây, trực tiếp thách thức Trung Quốc. Ông Warren cho biết luật pháp quốc tế không công nhận các hòn đảo nhân tạo là phần mở rộng của đất liền.
Trước đó, hãng tin Reuters và báo The Wall Street Journal cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có ý định huy động tàu và máy bay Mỹ tuần tra trong phạm vi 22 km tính từ các bãi cạn, rạn san hô mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép.
Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định chiến lược và sự hiện diện của Washington trong khu vực là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của tất cả các nước có liên quan, dưới sự bảo hộ của luật pháp quốc tế. Ông Russel cũng nhấn mạnh hành động của Mỹ là để “bảo vệ các quy tắc ứng xử trên biển Đông” chứ không phải “bảo vệ các rạn san hô”.
Tuyến hàng hải trên biển Đông được đánh giá là nhộn nhịp nhất thế giới. Do vậy, lợi ích của Washington sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng nếu Bắc Kinh áp đặt quyền kiểm soát tại khu vực trọng yếu này. Ông Russel cho biết thêm các tranh chấp trên biển Đông sẽ được Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề trong chuyến thăm Trung Quốc cuối tuần này.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay trong chuyến đi trên, ông Kerry sẽ nhấn mạnh hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc tạo ra hậu quả tiêu cực đối với mối quan hệ song phương Mỹ – Trung. “Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên các bãi ngầm hay bãi cạn trên biển Đông thì cũng chẳng giúp gì được cho những đòi hỏi chủ quyền của họ” – quan chức này nói.
Hình ảnh từ vệ tinh của Google Earth ghi nhận Bắc Kinh đã cải tạo ít nhất 4 rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi năm 2012. Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng nhưng không đưa ra hành động cụ thể để ngăn chặn.
P.Nghĩa (Theo VOA News)
Theo_Người lao động
Xem mũ bay cực hiện đại của phi công lái F-35 Lightning II
F-35 Lightning II là máy bay tiêm kích đa năng rất hiện đại. Ngoài thiết bị tinh vi, vũ khí chính xác cao ra, những trang thiết bị bảo vệ cho phi công trực tiếp điều khiển nó cũng hết sức tân tiến, điển hình là chiếc mũ bảo hiểm của phi công.
Mũ phi công lái máy bay F-35 Lightning II có thể cung cấp khả năng nhận biết
trước tình huống cho người đội nó, từ đó giúp chiếm lợi thế trong việc đưa ra quyết định xử lý nhanh gọn
Ngoài việc cung cấp oxy như nhiều mũ bay khác thì mọi thông tin cần thiết để phi công hoàn thành nhiệm vụ như: Tốc độ, hướng bay, độ cao, thông tin mục tiêu và cảnh báo của máy bay... đều được hiển thị trên kính "chắn gió" của mũ
Như vậy, phi công không cần phải ngẩng mặt lên để quan sát số liệu thông qua thiết bị hiển thị truyền thống trước đây. Mũ được làm hoàn toàn bằng sợi carbon, phía trên mũ được tích hợp một kính nhìn ban đêm.
Các thiết bị cảm biến gắn trên mũ cho phép xác định vị trí, góc nhìn của phi công để cung cấp hình ảnh từ góc nhìn đó trên mũ bay, thậm chí là từ cả ở các góc không nhìn thẳng được như: phía đuôi và dưới thân máy bay.
Máy bay F-35 và giàn vũ khí của nó
Theo_An ninh thủ đô
Chuyên gia Nga: Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông Theo chuyên gia Nga, việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông "không phục vụ mục đích hòa bình" và là "những yếu tố gây căng thẳng mới". Theo chuyên gia Nga, việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông "không phục vụ mục đích hòa bình" và là "những yếu tố gây căng thẳng mới". Những hoạt động đắp đất...