Mỹ cố điều hướng tranh chấp Trung – Nhật
Trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, ông Chuck Hagel đang tự thấy mình đứng giữa một cuộc cãi vã có lẽ không bao giờ dứt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (phải) cùng người đồng nhiệm Nhật Bản, Itsunori Onodera
Lần đầu tiên, hôm 7-4-2014, Trung Quốc chủ trì Hội nghị chuyên đề Hải quân tây Thái Bình Dương (WPNS), một cuộc gặp hai năm một lần của các nước giáp với Thái Bình Dương. WPNS bao gồm: Mỹ, Úc, Chile, Canada và một số quốc gia châu Á, gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản.
Như thường lệ, tại những cuộc gặp như vậy, nước chủ nhà tổ chức một cuộc thao diễn các đội tàu quốc tế, trong đó các quốc gia khách mời phô trương tàu và khí tài của họ.
Năm nay, Trung Quốc tổ chức thao diễn các hạm đội quốc tế ở Thanh Đảo, mời các nước trong hội nghị tham gia, trừ Nhật Bản.
Về phía Trung Quốc, họ trưng ra tàu khu trục mới, cho phép ông chủ Lầu Năm Góc có cái nhìn trực tiếp vào một biểu tượng về sức mạnh quân sự đang lên của nước này.
Vào đêm trước chuyến đi tới Trung Quốc của ông Hagel, các quan chức Lầu Năm Góc thông báo rằng nếu Nhật không thể tham gia cuộc thao diễn thì Mỹ cũng không. Mỹ tới dự hội nghị chuyên đề, nhưng sẽ không điều đội tàu của mình tới.
Video đang HOT
New York Times dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc nói: “Mỹ không có ý định phái tàu chiến tới tham gia”.
Nhiều thập kỷ nay, Mỹ cố điều hướng cho những tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng trong những tháng gần đây, mọi việc dường như tới điểm sôi. Cuối năm ngoái, Trung Quốc gây náo động khi tuyên bố một “vùng nhận dạng phòng không” cho họ quyền nhận biết và có thể cả hành động quân sự chống lại những máy bay bay gần quần đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Nhật Bản phản đối tuyên bố trên của Trung Quốc, và Mỹ đã điều máy bay quân sự vào vùng nhận dạng mà không báo trước.
Hồi tháng hai, đại úy James Fanell, giám đốc các hoạt động thông tin và tình báo với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng Trung Quốc đang huấn luyện các lực lượng của họ khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh “chớp nhoáng và bất ngờ” với Nhật ở biển Hoa Đông. Nhiều quan chức Mỹ khác lưu ý tới mối lo ngại tăng lên về việc nâng cấp quân đội của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo hôm chủ nhật với người đồng nhiệm Nhật Bản, ông Hagel có vẻ bực mình nói: “Tôi sẽ nói chuyện với người Trung Quốc về sự tôn trọng các láng giềng của họ”.
Các chuyên gia châu Á cho rằng sự chiếm đóng của Nhật ở Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai là một phần của lý do khiến Bắc Kinh không muốn tàu Nhật tham gia cuộc thao diễn.
Ở Tokyo, quyết định của Mỹ không tham gia cuộc thao diễn tàu để bày tỏ tình đoàn kết với Nhật được hoan hô nhiệt liệt. Các nhà phân tích nói điều đó có thể giúp làm dịu những băn khoăn đang tăng từ Nhật rằng không biết Mỹ có đứng về phía Tokyo trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không.
Theo CATP
Mỹ: TQ phải biết tôn trọng các nước láng giềng
"Việc cường quốc đi khắp nơi tìm cách vẽ lại bản đồ bằng vũ lực là sai trái."
Trước thềm chuyến công du tới Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố rằng việc một cường quốc "đi vòng quanh thế giới tìm cách vẽ lại đường biên giới và vi phạm chủ quyền lãnh thổ" là không đúng đắn và kêu gọi Bắc Kinh nêu cao tinh thần trách nhiệm bên cạnh sức mạnh quân sự.
Ông Hagel đã xác nhận rằng Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trước bất cứ cuộc tấn công xâm lược nào, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera
Bộ trưởng Quốc phòng Hagel đưa ra tuyên bố này trong một cuộc họp báo ở Tokyo hôm Chủ nhật, trước khi ông rời Nhật Bản thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Trong cuộc họp báo này, ông Hagel kêu gọi Trung Quốc cần phải thực hiện trách nhiệm của một cường quốc thế giới, đồng thời chỉ trích hành động bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ hơn của những nước lớn.
Phát biểu bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, ông Hagel tuyên bố: "Là một cường quốc, anh càng có trách nhiệm mới và lớn hơn, chẳng hạn như việc anh sử dụng quyền lực đó như thế nào, huy động sức mạnh quân sự ra sao."
Ông Hagel nói: "Tôi muốn nói chuyện với Trung Quốc về tất cả những vấn đề này, đặc biệt là về tính minh bạch, yếu tố then chốt trong các mối quan hệ. Tính minh bạch đó trả lời cho câu hỏi các chính phủ đang làm cái gì, và tại sao họ làm như vậy."
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng tranh thủ thời gian để chỉ trích việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và cảnh báo rằng Trung Quốc không nên áp dụng chiến thuật tương tự ở châu Á.
Ông này tuyên bố: "Anh không thể đi vòng quanh thế giới và tìm cách vẽ lại đường biên giới và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia bằng vũ lực, cưỡng ép và bắt nạt, dù là những hòn đảo nhỏ trên Thái Bình Dương hay một quốc gia lớn ở châu Âu."
Tàu sân bay Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Hagel khẳng định: "Các quốc gia phải rõ ràng về điều này và phát biểu một cách thẳng thắn. Điều đó cần đến lòng can đảm của các nhà lãnh đạo."
Tình hình tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên căng thẳng về chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát. Bắc Kinh hiện cũng đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với các quốc gia khác trên Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia.
Việc Trung Quốc mạnh tay đầu tư hiện đại hóa lực lượng hải quân cùng với các tuyên bố chủ quyền đầy tham vọng và phi lý của nước này trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến các quốc gia láng giềng trở nên lo lắng và tạo nên dư luận "chống Trung Quốc" ở trong khu vực.
Theo Khampha
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được lên tàu sân bay Trung Quốc tham quan Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đề nghị được lên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc để tham quan vào ngày 7.4 và đề nghị này được Bắc Kinh chấp thuận, một quan chức quốc phòng cấp cao tiết lộ với AP. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Như vậy, ông Hagel sẽ trở...