Mỹ ‘chuyển nhà’ cho tàu ngầm hạt nhân đến cảng chiến lược Thái Bình Dương
Hải quân Mỹ ngày 26.11 thông báo tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS Minnesota đã có mặt tại căn cứ đảo Guam và sẽ đồn trú tại đây cùng 4 tàu ngầm khác.
Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Minnesota, với lượng giãn nước 7.800 tấn và dài gần 115 m, sẽ là tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đầu tiên đồn trú tại cảng Guam của Mỹ. Trong tuyên bố ngày 26.11, quân đội Mỹ cho biết việc điều động tàu ngầm nằm trong kế hoạch bố trí chiến lược cho lực lượng hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Hải quân Mỹ cũng nói thêm đội tàu ngầm tấ.n côn.g nhanh đồn trú ở Guam giờ đây có 5 chiếc, với USS Minnesota cùng 4 tàu ngầm lớp Los Angeles, Newsweek đưa tin ngày 26.11.
Mỹ ‘chuyển nhà’ cho tàu ngầm hạt nhân đến cảng chiến lược Thái Bình Dương
“Môi trường an ninh ở Indo-Pacific yêu cầu Hải quân Mỹ bố trí những đơn vị có năng lực nhất đi đầu, sẵn sàng phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn hành vi gây hấn và thúc đẩy khu vực Indo-Pacific hòa bình và thịnh vượng”, thông báo của Hải quân Mỹ có đoạn.
USS Minnesota được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng (VLS) chứa tên lửa hành trình Tomahawk, cùng 25 quả ngư lôi. Ngoài ra, hệ thống điều khiển trang bị trên tàu cho phép nó di chuyển dễ dàng hơn ở những vùng nước nông và khu vực ven biển.
Tàu ngầm USS Minnesota có mặt tại cảng Guam ngày 26.11. ẢNH: HẢI QUÂN MỸ
Theo chuyên trang The War Zone, sự xuất hiện của tàu USS Minnesota là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang từng bước cho nghỉ hưu tàu ngầm tấ.n côn.g nhanh lớp Los Angeles đã có tuổ.i đời cao và thay bằng những tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Virginia.
Căn cứ Guam có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược của Mỹ tại Indo-Pacific và những động thái quân sự tại đây được chú ý kỹ lưỡng. Vụ điều tàu ngầm diễn ra trong bối cảnh hai cường quốc Mỹ – Trung cạnh tranh ảnh hưởng tại Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng đang tăng tốc xây dựng năng lực hải quân. Chuyên trang quân sự Global Firepower thống kê Bắc Kinh sở hữu 61 tàu ngầm, trong khi Mỹ có 64 chiếc.
Hồi tháng 8, trước thông tin Mỹ có kế hoạch điều tàu ngầm năng lượng hạt nhân đồn trú ở Guam, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lưu Bằng Vũ nói với Newsweek: “Trung Quốc đặc biệt quan ngại về việc Mỹ tăng cường triển khai quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm đạt lợi thế quân sự đơn phương”.
Điểm yếu chí mạng của Hải quân Mỹ
Hạm đội tàu sân bay, tàu khu trục và tàu ngầm cũ kỹ của Hải quân Mỹ đang phải chịu đựng tình trạng tồn đọng bảo trì, sửa chữa kéo dài.
Không những vậy, năng lực đóng tàu chiến mới của Hải quân Mỹ cũng khá hạn chế. Đây đều là triệu chứng của một vấn đề đáng lo ngại: ngành đóng tàu khổng lồ mà Hải quân Mỹ phụ thuộc vào đang suy yếu.
Tàu khu trục USS Preble của Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập ngoài khơi bờ biển California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Shelby Oakley, giám đốc Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) quan ngại với tờ Business Insider: "Hải quân Mỹ đang lâm vào thế khó với những thách thức trong lĩnh vực đóng tàu, tình hình ngân sách và khó khăn tuyển dụng, giữ chân nhân sự. Trong khi các mối đ.e dọ.a từ đối thủ ngang tầm đang gia tăng".
Khủng hoảng
Ngành đóng tàu của Mỹ chỉ còn là cái bóng của những gì đã có trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh. Về phần mình, Hải quân Mỹ phụ thuộc vào một số công ty đóng tàu lớn trong việc thiết kế và chế tạo các lớp tàu khác nhau. Có thể kể đến Huntington Ingalls Industries (tàu sân bay, tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu khu trục), General Dynamics (tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hỗ trợ) và Fincantieri Marinette Marine Corporation (tàu hộ vệ).
Tỷ lệ sản xuất cao hơn đồng nghĩa với chi phí cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động lớn hơn. Việc sửa chữa và bảo dưỡng cũng chịu hạn chế bởi số lượng khiêm tốn xưởng đóng, sữa chữa tàu của chính phủ.
Một đán.h giá của Bộ Hải quân vào đầu năm nay nhận thấy các dự án đóng tàu hàng đầu của Hải quân Mỹ bị trì hoãn trong nhiều năm và phải đối mặt với chi phí tăng vọt. Những dự án bị trì hoãn lâu nhất, dự kiến ít nhất ba năm, bao gồm dự án về tàu ngầm tấ.n côn.g lớp Virginia Block IV và tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường lớp Constellation. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia đầu tiên của Hải quân, ưu tiên của Lầu Năm Góc, dự kiến sẽ đến chậm 12 đến 16 tháng so với dự kiến. Điều này có thể dẫn đến lỗ hổng trong các kế hoạch sẵn sàng cho lực lượng hạt nhân quốc gia. Tàu sân bay lớp Ford tiếp theo của Hải quân, USS Enterprise, phải đối mặt với nguy cơ chậm trễ từ 18 đến 26 tháng.
Các quan chức, nhà phân tích cho rằng "căn bệnh" chậm trễ này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng thiếu phối hợp giữa các bên liên quan, ngân sách quốc phòng không nhất quán, các yêu cầu thay đổi của Hải quân, tác động lâu dài của COVID-19, lạm phát, lực lượng lao động suy giảm và vấn đề về chuỗi cung ứng.
Các yếu tố khác bao gồm tình trạng tồn đọng và quản lý chương trình kém của ngành công nghiệp đóng tàu Mỹ. Các công ty đóng tàu, phụ thuộc vào vật liệu từ nước ngoài, thường xuyên phải chờ đợi các kinh kiện đến, bên cạnh đó, hợp đồng trước đại dịch COVID-19 hiện không đồng bộ với nền kinh tế hiện tại.
Bà Oakley cho biết GAO đã nhận thấy vấn đề về ước tính chi phí của Hải quân. Các nhà đóng tàu bắt tay vào công việc trước khi hoàn thành thiết kế, dẫn đến không đồng bộ, nhưng ngân sách của Hải quân không điều chỉnh theo chi phí tăng và lịch trình kéo dài. Điều đó làm giảm sức mua của Hải quân và góp phần dẫn đến mất ổn định, khiến ngành công nghiệp này rơi vào tình thế bất ổn.
Hải quân Mỹ liên tục gặp phải vấn đề trong mục tiêu hình thành hạm đội gồm ít nhất 355 tàu. Những thách thức liên quan đến công nghệ mới đã làm trì trệ tàu sân bay USS Gerald R. Ford; lớp Zumwalt bị cắt giảm chỉ còn ba tàu khu trục tàng hình; và các tàu chiến ven bờ có nhiều lỗi đã bắt đầu ngừng hoạt động, mặc dù một số mới chỉ được đưa vào sử dụng trong vài năm.
Tàu ngầm USS Vermont của Hải quân Mỹ cập bến căn cứ hải quân ở thành phố Busan, Hàn Quốc ngày 23/9. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Chuyên gia Bryan Clark tại Viện Hudson đán.h giá rằng việc Hải quân Mỹ đẩy mạnh các thiết kế và nền tảng ngày càng tiên tiến hơn, ở một số phương diện, cũng góp phần gây rắc rối. Ông chia sẻ: "Hầu như mọi lớp tàu chiến mà Hải quân đang đóng hiện nay đều chậm tiến độ, và đó là do các yêu cầu đã vượt quá khả năng cung cấp của xưởng đóng tàu".
Đây là vấn đề phức tạp mà Hải quân đang phải giải quyết trong bối cảnh họ cũng đang phải vật lộn để duy trì và sửa chữa hạm đội hiện có của mình. Tàu ngầm được coi là rất quan trọng đối với sức mạnh chiến đấu của Mỹ ở Thái Bình Dương, nhưng theo báo cáo vào năm 2023, 40% trong số 49 tàu ngầm có sẵn tại thời điểm đó đang nằm im, chờ bảo dưỡng do thiếu hụt nhân công kết hợp với vấn đề về chuỗi cung ứng.
Bà Mackenzie Eaglen tại Viện American Enterprise, vào tháng 9 cảnh báo rằng Hải quân cần phải phá vỡ "vòng lặp diệt vong". Chi phí đóng tàu, bảo dưỡng và sửa chữa tiếp tục tăng khi hạm đội già đi. Và trong khi Hải quân ch.ỉ tríc.h các công ty đóng tàu, các công ty đóng tàu đang than thở về chi phí tiề.n lương tăng cao, áp lực lạm phát và bất ổn về ngân sách.
Đến giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, các xưởng đóng tàu đã mở rộng hạm đội Hải quân Mỹ lên 6.768 chiến hạm. Con số này gấp 8 lần số tàu Hải quân Mỹ sở hữu ở thời điểm xảy ra cuộc tấ.n côn.g Trân Châu Cảng. Nhiều chuyên gia hải quân cho rằng Mỹ không thể thực hiện được điều tương tự ở thời điểm này.
Nỗ lực điều chỉnh của Hải quân Mỹ
Tàu đổ bộ tấ.n côn.g USS Boxer của Hải quân Mỹ. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Khó khăn trong lĩnh vực đóng tàu của Hải quân Mỹ không phải là mới, và chưa có cách khắc phục nhanh chóng. Đầu năm nay, Đô đốc Lisa Franchetti gợi ý rằng trọng tâm nên là khắc phục các vấn đề bảo trì.
Tuy nhiên, trong dài hạn, các chuyên gia và nhà phân tích cho rằng Mỹ cần thực hiện khoản đầu tư đáng kể để tái tạo năng lực đóng tàu quân sự, tăng cường sản xuất và tinh giản quy trình thiết kế. Cần chiến lược rõ ràng hơn cho ngành công nghiệp và thiết lập chuỗi cung ứng ổn định, cũng như tuyển dụng và giữ chân những lao động tài năng. Có thể cần đầu tư lớn hơn và thay đổi mạnh mẽ để xây dựng và duy trì lực lượng trên 300 tàu.
Mỹ cũng nhận ra cơ hội với các đồng minh ở Thái Bình Dương. Lãnh đạo Hải quân Mỹ đã ca ngợi ngành đóng tàu Nhật Bản và Hàn Quốc đồng thời cân nhắc hợp tác với hai quốc gia Đông Á này để khôi phục các xưởng đóng tàu đang "ngủ Đông" của Mỹ.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Business Insider)
Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ Một ngư dân Na Uy bất ngờ nhận tin lưới bắt cá của ông đã mắc vào chân vịt của tàu ngầm hạt nhân Hải quân Mỹ. Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về "mẻ lưới"...