Mỹ chuyển 3 triệu liều vaccine cho Brazil
Ngày 23/6, một quan chức Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ chuyển 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson cho Brazil, nước hiện đang có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao thứ hai thế giới.
Vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng Johnson & Johnson sản xuất. Ảnh: AP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, quan chức trên cho hay đây là một phần trong cam kết của Washington tài trợ 80 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước thế giới. Lô vaccine này sẽ được chuyển từ thành phố Fort Lauderdale của bang Florida, trên chuyến bay của hãng Azul Airlines vào tối 24/6, tới thành phố Campinas, Đông Nam Brazil.
Hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Brazil đang diễn biến phức tạp với hơn 18 triệu người nhiễm và hơn 500.000 người đã tử vong. Dịch bệnh cũng là nguyên nhân gây chia rẽ sâu sắc dư luận nước này trước cuộc bầu cử Tổng thống tại nước này vào năm 2022.
Cùng ngày, Mexico thông báo sẽ tài trợ 400.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho các nước thuộc Tam giác Bắc Trung Mỹ gồm Guatemala, Honduras và El Salvador. Bộ Ngoại giao Mexico cho hay số vaccine trên sẽ được chuyến bằng máy bay quân sự, trong đó Guatemala và Honduras mỗi nước sẽ nhận 150.000 liều, trong khi El Salvador được nhận 100.800 liều. Theo thống kê, hiện mới chỉ có 3,8% dân số Guatemala được tiêm ít nhất một mũi vaccine, trong khi tỷ lệ này tại Honduras và El Salvador lần lượt là 4,9% và 22,3%.
Video đang HOT
Cho tới nay, 3 quốc gia trên đã nhận được vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Sputnik V, Janssen và Sinovac. Ngày 9/6 vừa qua, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đã kêu gọi các nước chia sẻ số vaccine dư thừa, đồng thời cảnh báo các nước châu Mỹ sẽ phải mất nhiều năm để khống chế dịch COVID-19 nếu tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn ở mức độ hiện nay. PAHO cũng chỉ rõ mới chỉ có 10% dân số Mỹ Latinh và Caribe được tiêm chủng đầy đủ.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Praha, Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtch cho hay nước này sẽ công nhận chứng chỉ tiêm chủng từ các nước thứ ba với điều kiện vaccine sử dụng phải được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt.
Theo Bộ trưởng Vojtch, biện pháp này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7 tới và các nhà chức trách sẽ cần phải đảm bảo các phương tiện xác minh. Theo quy định mới, trong vòng hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai, những người đã được tiêm chủng đầy đủ ở nước ngoài có thể nhập cảnh vào Séc mà không có bất kỳ hạn chế nào và sẽ có thể xuất trình giấy chứng nhận vaccine để được vào nhà hàng, tham dự các sự kiện văn hóa và thể thao.
Nghiên cứu: Một liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch mạnh
Nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford (Anh) cho thấy một liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch tương tự như khi nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên và có thể bảo vệ những người từng mắc bệnh trước các biến thể của loại virus này.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng 12 vừa qua, Anh đã nới rộng giãn cách thời gian giữa các lần tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech từ 3 tuần lên đến 12 tuần. Nhà chức trách nước này tin tưởng vào kết quả phân tích rằng việc tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca có thể tạo ra kháng thể mạnh bảo vệ con người.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Miễn dịch SARS-CoV-2 Anh, 99% số người được tiêm 1 liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của 237 người, và phát hiện rằng phản ứng của kháng thể và tế bào T ở những người chưa từng mắc COVID-19 giống với những bệnh nhân lây nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên.
Những người từng mắc bệnh có phản ứng miễn dịch mạnh và rộng hơn, với phản ứng tế bào T cao hơn khoảng 6 lần so với những người không bị mắc bệnh. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, việc tăng cường phản ứng kháng thể đã có từ trước có thể cung cấp "lá chắn" chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có cả biến thể đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, được cho là giảm hiệu quả của các vaccine hiện có.
Kết quả này củng cố dữ liệu thực tế trong nghiên cứu của tổ chức SIREN đối với việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh, theo đó, tiêm một liều vaccine ngừa COVID-19 có thể ngừa bệnh nặng.
* Trong khi đó, với 52 nhà máy tham gia hoạt động này trên khắp châu lục, châu Âu nên dẫn đầu thế giới về việc sản xuất vaccine ngừa bệnh COVID-19 vào cuối năm nay. Đây là tuyên bố được Ủy viên Thị trường nội địa Liên minh châu Âu (EU) Thierry Breton đưa ra trong bài phát biểu ngày 26/3 tại Tây Ban Nha.
Theo ông Breton, đến mùa hè, khoảng giữa tháng 7, châu Âu cần tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho đủ một lượng người nhất định nhằm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng toàn cầu. Đến cuối năm, châu Âu cần đạt năng lực sản xuất từ 2 - 3 tỷ liều vaccine.
* Trong tuyên bố chung đưa ra cùng ngày, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) khuyến cáo cần đưa thủy thủ, tiếp viên và phi công là danh sách "lao động thiết yếu" và được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tuyên bố nêu rõ thủy thủ, tiếp viên và phi công là những người có công việc đòi hỏi đi lại xuyên biên giới, do đó, tại một số nước, những người này cần xuất trình giấy chứng nhận họ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 như một điều kiện để được nhập cảnh. Do đó, các tổ chức trên khuyến cáo các nước đưa thủy thủ, tiếp viên và phi công vào danh sách "lao động thiết yếu", được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh.
* Cùng ngày, hãng tin RIA dẫn lời Đại sứ Iran tại Moskva cho biết nước CH Hồi giáo có kế hoạch bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik V của Nga từ tháng 4 tới.
Tháng 1 vừa qua, Iran đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine Sputnik V trong nước và đã nhận được hơn 400.000 trong tổng số 2 triệu liều vaccine đặt hàng từ Nga.
Qatar dành 1 triệu liều vaccine cho người hâm mộ dự World Cup 2022 Truyền thông Qatar ngày 20/6 dẫn thông báo của Thủ tướng Qatar Sheikh Khalid bin Khalifa bin Abdulaziz Al-Thani cho biết nước này đang hướng tới mục tiêu tiêm chủng 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người hâm mộ tham dự World Cup 2022 được tổ chức tại nước này. Qatar dành 1 triệu liều vaccine cho người hâm mộ dự World...