Mỹ chuyển 2 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam
Nhà Trắng thông báo Mỹ đã chuyển cho Việt Nam 2 triệu liều vắc xin nhằm giúp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19.
Khẩu hiệu chống dịch Covid-19 tại Hà Nội (Ảnh: Nhac Nguyen/AFP).
Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết, lô vắc xin Moderna – một phần trong số 80 triệu liều vắc xin đầu tiên mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết phân bổ trên toàn thế giới – sẽ đến Việt Nam vào cuối tuần này.
“Đây chỉ là bước khởi đầu của những liều vắc xin được chuyển đến Đông Nam Á”, quan chức Nhà Trắng cho biết thêm.
Quan chức của chính quyền Tổng thống Biden cho biết lô vắc xin chuyển đến Việt Nam, được thực hiện thông qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là một phần trong chiến lược nhằm “chấm dứt đại dịch ở khắp mọi nơi”.
Cũng theo AFP , một triệu liều vắc xin đã được chuyển đến Malaysia hôm 5/7 và tuần trước, Nhà Trắng thông báo sẽ giao “sớm” 4 triệu liều cho Indonesia.
Video đang HOT
Các nước khác trong khu vực được chia sẻ 80 triệu liều vắc xin của Mỹ gồm Campuchia, Lào, Papua New Guinea, Philippines và Thái Lan.
“Chúng tôi chia sẻ những liều vắc xin này không nhằm đòi hỏi quyền lợi hoặc tìm kiếm sự nhượng bộ. Vắc xin của chúng tôi không đi kèm với các ràng buộc”, quan chức Mỹ nói, nhắc lại quan điểm của Nhà Trắng.
Trước đó, Tổng thống Biden cũng khẳng định: “Chúng tôi chia sẻ số vắc xin này không phải nhằm đạt được những lợi thế chính trị hay nhằm có được những nhượng bộ. Chúng tôi chia sẻ vắc xin để cứu mạng người và dẫn dắt thế giới đẩy lùi đại dịch với sức mạnh hình mẫu và giá trị của chúng tôi”.
Mỹ phần lớn đã kiểm soát được dịch Covid-19 ở trong nước, sau khi ghi nhận số người chết vì Covid-19 nhiều nhất thế giới với hơn 600.000 trường hợp.
Tổng thống Biden cho rằng những liều vắc xin được Mỹ phân bổ rộng rãi ở nước ngoài rốt cuộc sẽ mang lại lợi ích cho người Mỹ bằng cách giúp cả thế giới chấm dứt virus lây lan.
Tổng cộng, cho đến nay, Mỹ đã chuyển giao khoảng 40 triệu liều vắc xin cho các nước trên khắp thế giới.
Nhà Trắng ngày 3/6 xác nhận Mỹ sẽ hỗ trợ ít nhất 80 triệu liều vắc xin Covid-19 cho các nước trong tháng 6 này. Trong đó, ít nhất 75% số vắc xin sẽ được hỗ trợ thông qua chương trình COVAX và 25% còn lại sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các nước.
Thông qua COVAX, khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ nhận được khoảng 6 triệu liều, Nam Á và Đông Nam Á khoảng 7 triệu liều, châu Phi 5 triệu liều vắc xin của Mỹ. Khoảng 6 triệu liều sẽ được Mỹ hỗ trợ trực tiếp cho Canada, Mexico, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ cung cấp vắc xin cho các nước có nhu cầu sử dụng khẩn cấp, ưu tiên đội ngũ tuyến đầu chống dịch và các nhóm ưu tiên khác. Washington cũng cam kết việc chia sẻ này sẽ dựa trên các dữ liệu y tế, không bị chi phối bởi các mục đích chính trị.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, mặc dù chia sẻ phần lớn vắc xin qua COVAX, nhưng Nhà Trắng vẫn có tiếng nói cuối cùng quyết định nước nào sẽ được nhận và được nhận bao nhiêu. Ông Sullivan nhấn mạnh, Nhà Trắng sẽ đưa ra quyết định hỗ trợ dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có mục tiêu hỗ trợ nhiều nước nhất có thể.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức cam kết viện trợ 350 triệu liều vaccine cho các nước
Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang diễn ra tại Anh, các nhà lãnh đạo liên tục đưa ra những cam kết viện trợ vaccine cho các nước nghèo.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trong ngày cuối cùng của hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất các nước giàu cung cấp 2,3 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo hơn để chống lại đại dịch COVID-19 cho đến cuối năm 2022, trong đó Đức sẽ "đóng góp đáng kể" và "chịu trách nhiệm cung cấp 350 triệu liều". Con số này bao gồm 30 triệu liều mà Đức đã đặt mua và sẽ chuyển giao cho các nước.
Theo bà Merkel, lượng vaccine có thể sẽ tăng lên theo thời gian, trong đó phụ thuộc vào việc chuyển giao của các nhà sản xuất. Bà cũng nhấn mạnh thực sự khó để đưa ra các cam kết cụ thể, bởi tình trạng không chắc chắn của các nhà sản xuất, chẳng hạn như vaccine của hãng Johnson & Johnson bị cắt giảm, điều cho thấy không phải tất cả lượng vaccine đã đặt mua đều sẽ được giao. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức khẳng định nếu nước này dư thừa, Đức sẽ chuyển giao số lượng vaccine đó. Cụ thể, trong quý IV, nếu lượng vaccine được chuyển cho Đức nhiều hơn nhu cầu tiêm trong nước, Đức sẽ chuyển cho các nước lượng dư này.
Phần lớn lượng vaccine đóng góp của Đức cho các nước nghèo được thực hiện thông qua Cơ chế chia sẻ vaccine do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng - COVAX, một chương trình mà Đức là nhà tài trợ lớn thứ hai. COVAX sử dụng tiền để tài trợ cho việc sản xuất, thu mua và xây dựng các cơ sở sản xuất vaccine. Theo Thủ tướng Merkel, mục đích hướng tới là đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận với vaccine.
Trước đó, tại hội nghị G7, các nhà lãnh đạo đều nhất trí cho rằng chỉ có thể đánh bại đại dịch COVID-19 với quy mô toàn cầu khi vaccine được chia sẻ công bằng. Thủ tướng Đức nhấn mạnh việc sản xuất vaccine sẽ không chỉ diễn ra như trước đây, chủ yếu ở châu Âu hoặc châu Á, mà còn cả ở châu Phi.
Anh trước đó cho rằng sẽ cần 1 tỷ liều vaccine được cung cấp cho các nước nghèo cho tới cuối năm tới. Tuy nhiên con số 2,3 tỷ liều vaccine mà Thủ tướng Merkel đề cập như trên khiến giới quan sát mơ hồ về việc phân phối lượng vaccine lớn như vậy. Các tổ chức hỗ trợ phát triển gần đây đã kêu gọi các nước giàu "rõ ràng hơn" về các cam kết huy động vaccine cho các nước nghèo. Cho tới nay, chương trình chia sẻ COVAX mới chỉ cung cấp được 83 triệu liều vaccine cho 131 quốc gia, một phần do lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ cũng như do các nước giàu ban đầu đã mua phần lớn vaccine để sử dụng trong nước. WHO cho rằng cần tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào năm tới. Trong nhiều tuần qua, WHO đã thúc giục các nước giàu nên chuyển bớt lượng vaccine hiện cho cho các nước nghèo thay vì tiêm vaccine cho những người trẻ khỏe mạnh, qua đó ít nhất các nhân viên y tá và những người dễ bị tổn thương nhất có thể được tiêm vaccine ở các nước nghèo hơn.
Cũng tại hội nghị G7, Thủ tướng Merkel đánh giá cao vai trò của Tổng thống Mỹ, cho rằng ông Joe Biden đã mang "một động lực mới" cho hội nghị tại Anh trong 3 ngày qua.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Merkel nói: "Không phải thế giới sẽ không có bất kỳ vấn đề gì nữa khi ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống Mỹ. Nhưng chúng tôi có thể hợp tác tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó với một động lực mới. Và tôi nghĩ thật tốt khi chúng tôi đã đoàn kết hơn tại hội nghị G7 lần này".
Bên cạnh đó, bà Merkel hy vọng G7 có thể đưa ra những dự án cơ sở hạ tầng đầu tiên tại các nước đang phát triển trong năm 2022.
Philippines tạm dừng đưa y tá ra nước ngoài, củng cố hệ thống y tế quốc gia Chính phủ Philippines đã tạm dừng chương trình cử y tá và điều dưỡng ra nước ngoài làm việc vì số lượng đã đạt đến giới hạn 5.000 nhân viên y tế được triển khai hàng năm. Mỗi năm, Philippines đều cử hàng nghìn nhân viên y tế ra nước ngoài làm việc. Ảnh: Reuters Theo trang mạng Bloomberg, ông Bernard Olalia -...