Mỹ chuẩn bị tiêm mũi tăng cường chống Covid-19 cho hàng triệu người
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 của Mỹ đang đứng trước một giai đoạn mới lớn, khi các cố vấn chính phủ hôm 23/9 khuyến nghị tiêm liều tăng cường bằng vắc xin Pfizer cho hàng triệu người Mỹ.
Một phụ nữ được tiêm vắc xin Covid-19 tại điểm tiêm chủng ở Mỹ (Ảnh: Reuters).
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 22/9 đã phê duyệt liều tăng cường vắc xin Pfizer cho người từ 65 tuổi trở lên, người dễ bị tổn thương và người làm công việc rủi ro cao.
Sau phê duyệt của FDA, vào ngày 23/9, Ban cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng ủng hộ chiến dịch tiêm liều vắc xin tăng cường. Và họ cũng đi đến khuyến nghị nên tiêm liều tăng cường cho những người trên 65 tuổi, cư dân viện dưỡng lão và những người từ 50- 64 tuổi có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nguy cơ. Liều tăng cường sẽ được tiêm ít nhất 6 tháng sau liều thứ 2.
Theo AP , việc quyết định xem những đối tượng nào khác cần tiêm liều tăng cường vẫn còn khó khăn. Mặc dù có ít bằng chứng cho thấy những người trẻ tuổi có nguy cơ suy giảm khả năng miễn dịch, nhưng ban cố vấn cũng lập kế hoạch lựa chọn tiêm cho những người từ 18-49 tuổi có bệnh mãn tính và muốn tiêm.
Các cố vấn bác bỏ đề xuất tiêm liều tăng cường cho các nhân viên y tế khỏe mạnh ở tuyến đầu chống dịch, những người không có nguy cơ bị nặng nhưng vẫn muốn tiêm để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện ưu tiên hàng đầu của Mỹ vẫn là tiêm cho những người chưa tiêm mũi nào. Ban cố vấn đã tranh cãi rằng, liệu chiến dịch tiêm liều tăng cường có làm xao nhãng mục tiêu đó hay không.
Cả ba loại vắc xin Covid-19 được sử dụng ở Mỹ vẫn hiệu quả ngăn nguy cơ bị nhiễm nặng, nhập viện và tử vong, ngay cả trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành. Nhưng vấn đề đặt ra là hiện mới có khoảng 182 triệu người Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ, tức chỉ 55% dân số.
“Chúng ta có đủ khả năng tiêm liều tăng cường cho mọi người nhưng đó thực sự không phải là câu trả lời cho đại dịch này. Các bệnh viện đang quá tải vì những người chưa tiêm vắc xin”, Tiến sĩ Helen Keipp Talbot từ Đại học Vanderbilt cho biết.
Giám đốc CDC Rochelle Walensky đã nhấn mạnh trong một cuộc họp hôm 23/9 rằng, mục tiêu hàng đầu “ở Mỹ và trên toàn thế giới” vẫn là tiêm cho những người chưa tiêm mũi nào.
Tiến sĩ Walensky thừa nhận, dữ liệu về những người thực sự cần tiêm liều tăng cường hiện vẫn “chưa hoàn hảo”, nhưng “là những gì chúng ta có trong thời điểm này để đưa ra quyết định về giai đoạn tiếp theo trong cuộc chiến chống đại dịch này”.
Ban cố vấn CDC khẳng định, các khuyến nghị của họ sẽ được thay đổi nếu bằng chứng mới cho thấy thêm nhiều đối tượng cần tiêm liều tăng cường.
Kế hoạch tiêm liều tăng cường đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong kế hoạch tiêm chủng đại trà của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Trên thế giới, Anh và Israel đã tiêm liều tăng cường cho người dân bất chấp phản đối từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do các nước nghèo vẫn không có vắc xin để tiêm liều đầu tiên.
Vaccine Moderna có thể hiệu quả lâu dài hơn Pfizer
Loạt nghiên cứu mới nhất cho thấy vaccine Covid-19 của Moderna dường như có hiệu quả bảo vệ người tiêm lâu dài hơn so với Pfizer.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cuối tuần qua công bố kết quả nghiên cứu hơn 3.600 người nhập viện với tình trạng nghiêm trọng do mắc Covid-19 từ ngày 11/3 đến 15/8.
Nhóm này bao gồm 12,9% người tiêm chủng đầy đủ vaccine Moderna, 20% tiêm đủ vaccine Pfizer và 3,1% tiêm một mũi vaccine Johnson & Johnson.
Quá trình nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine Moderna hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ nhập viện 93%, trong khi con số này ở vaccine Pfizer và Johnson & Johnson lần lượt là 88% và 68%.
Các nhà nghiên cứu cũng kết luận vaccine của Moderna duy trì hiệu quả ngăn ca nhập viện là 92% sau hơn 120 ngày tiêm mũi thứ hai. Con số này ở vaccine Pfizer giảm xuống còn 77%.
Hai lọ vaccine Moderna tại một điểm tiêm chủng ở bang Connecticut, Mỹ hồi tháng 4. Ảnh: AFP .
Một số nghiên cứu khác được thực hiện tại Qatar, phòng khám Mayo ở Minnesota, một số bang Mỹ cũng có kết quả tương tự. Những nghiên cứu này chỉ ra hiệu quả của vaccine Moderna trong ngăn nguy cơ trở nặng dao động 92-100%. Con số này ở vaccine Pfizer thấp hơn 10-15% so với Moderna.
Khả năng bảo vệ của hai loại vaccine đều giảm dần theo thời gian, đặc biệt trước sự xuất hiện của chủng Delta, song hiệu quả của vaccine Pfizer dường như giảm nhiều hơn. Hai nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vaccine Moderna có khả năng ngừa bệnh cao hơn 30%.
"Có những khác biệt rất nhỏ nhưng vẫn tồn tại giữa Moderna và Pfizer. Pfizer là một chiếc búa lớn, song Moderna là một chiếc búa tạ", tiến sĩ Jeffrey Wilson tại Đại học Virginia ở Charlottesville, nhận định.
Sự khác biệt giữa hiệu quả của vaccine Moderna và Pfizer có thể liên quan tới liều lượng và khoảng cách hai mũi tiêm. Liều lượng của Moderna là 100 microgam, trong khi Pfizer là 30 microgam. Hai mũi Pfizer cách nhau ba tuần, trong khi Moderna được tiêm cách nhau 4 tuần.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần thêm nghiên cứu nhằm xác định liệu hiệu quả của các loại vaccine Covid-19 có bị ảnh hưởng do độ tuổi hay tình trạng sức khỏe của người được tiêm chủng. Cả vaccine Moderna và Pfizer đều dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA).
Vaccine Covid-19 phát triển dựa trên công nghệ mRNA được phủ bởi một lớp nano lipid (chất béo) của tế bào. Khi tiêm vaccine, cơ thể sử dụng hướng dẫn trong mRNA của vaccine để tạo ra các protein đột biến. Phản ứng miễn dịch này tạo ra kháng nguyên bảo vệ cơ thể khi nCoV xâm nhập, cho hiệu quả khoảng 95%.
Toàn thế giới vượt 230 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 21/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 230.020.680 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.716.873 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 206.704.075 người. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN Tại Đông Nam Á,...