Mỹ chuẩn bị sơ tán hàng trăm nhà thầu khỏi căn cứ quân sự tại Iraq
Việc sơ tán dự kiến sẽ mất 10 ngày, chia thành hai giai đoạn và được thực hiện bằng máy bay quân sự.
Theo nguồn tin quân sự Iraq, các lực lượng Mỹ đang chuẩn bị sơ tán hàng trăm nhân viên làm việc cho hai tập đoàn Lockheed Martin Corp và Sallyport Global khỏi một căn cứ quân sự tại Iraq, nơi họ làm việc dưới danh nghĩa là các nhà thầu.
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại căn cứ Balad hồi năm 2010. (Ảnh: USAF)
Gần 400 nhà thầu đã chuẩn bị sẵn sàng để rời khỏi căn cứ quân sự Balad, thuộc tỉnh Salahuddin, cách thủ đô Baghdad khoảng 80km về phía Bắc. Việc sơ tán dự kiến sẽ mất 10 ngày, chia thành hai giai đoạn và được thực hiện bằng máy bay quân sự.
Quyết định sơ tán được đưa ra trong bối cảnh dấy lên nhiều lo ngại về các mối đe dọa tới sự an toàn của các nhân viên, sau khi 3 quả đạn cối được nhắm bắn vào căn cứ không quân Balad hôm 14/6 vừa qua.
Video đang HOT
Sputnik của Nga cho hay, các nhà thầu nói trên đang tham gia cả công tác đào tạo và hỗ trợ, kể cả bảo đảm an ninh cho quân Mỹ tại căn cứ. Họ cũng giúp các lực lượng vũ trang Iraq duy trì phi đội tiêm kích F-16 Falcon.
Nguồn: VOV.VN
Theo VTC
Lính TQ bị tố đột nhập căn cứ quân sự Mỹ ở châu Phi
Căng thẳng tăng cao tại Djibouti, nơi hai nước đặt căn cứ quân sự ở khoảng cách gần nhau.
Hãng tin Sputnik (Nga) hôm 19-6 đưa tin, quân đội Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động quấy rối và tìm cách đột nhập vào căn cứ lực lượng đồn trú của nước này đóng tại Cộng hoà Djibouti.
Chia sẻ với báo giới, Chuẩn Đô đốc Heidi Berg, Giám đốc tình báo thuộc Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ, cho biết quân đội Trung Quốc ở Djibouti đã có hành động "thiếu trách nhiệm", phá hoại lực lượng Mỹ tại căn cứ Trại Lemonnier.
Một đơn vị lính Mỹ thuộc Lực lượng Phản ứng Nhanh Đông Phi (EARF) đóng tại Djibouti. Ảnh: AP
Theo đó, lính Trung Quốc đã cố tình hạn chế các máy bay tiếp cận không phận quốc tế gần căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti, chiếu laser vào phi công Mỹ và triển khai máy bay không người lái để can thiệp các hoạt động bay của nước này. Bà Berg cũng cáo buộc lính Trung Quốc tiến hành các "hoạt động xâm nhập" với âm mưu tiếp cận Trại Lemonnier, theo tờ The Washington Times.
Phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ sau đó cho biết thêm, phía nước này đã thực thi các biện pháp phù hợp để bảo vệ các quân nhân và tài sản của họ.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng phản bác cáo buộc của quân đội Mỹ. Phát ngôn viên của cơ quan này nhấn mạnh, các lực lượng Trung Quốc "luôn tuân thủ luật pháp quốc tế và luật pháp của nước sở tại" cũng như cam kết bảo vệ an ninh và sự ổn định trong khu vực.
Thậm chí, Bắc Kinh đã cáo buộc ngược lại rằng chính lực lượng Mỹ mới là bên đã có các hành động không phù hợp. Theo chuyên gia Zhang Junshe thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân thuộc quân đội Trung Quốc trả lời phỏng vấn của tờ Hoàn Cầu Thời báo, các chiến đấu cơ Mỹ đã bay qua căn cứ nước này ở Djibouti nhằm do thám các hoạt động quân sự ở đây.
Được biết, Trại Lemonnier là căn cứ quân sự cố định duy nhất của Mỹ trên toàn châu Phi và đóng vai trò trung tâm cho các hoạt động thu thập thông tin tình báo cho các chiến dịch chống khủng bố của Washington trong khu vực. Nơi này cũng là chỗ trú đóng cho gần 4.000 binh sĩ Mỹ ở châu Phi.
Cách Trại Lemonnier khoảng 10 km là một căn cứ quân sự của Trung Quốc xây dựng vào năm 2017 gần một hải cảng mà Washington đánh giá là hết sức quan trọng. Trong báo cáo thường niên năm 2019 trình lên Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc đang mở rộng số lượng căn cứ quân sự ở châu Phi sau thành công ở Djibouti nhằm "thiết lập cơ sở hậu cần ở nước ngoài để mở rộng khả năng hỗ trợ các chiến dịch đường không trong khu vực và quốc tế".
Sputnik cho hay, đây không phải là lần đầu tiên hai cường quốc này tố cáo lẫn nhau ở khu vực châu Phi. Hồi tháng 5-2018, Lầu Năm Góc tuyên bố lính Trung Quốc đã hai lần chiếu laser vào các máy bay vận tải quân sự tại Trại Lemonnier, gây ra hai vụ tổn thương nhẹ ở mắt phi công Mỹ. Song, quân đội Trung Quốc khẳng định cáo buộc này là vô căn cứ sau khi đã tiến hành "kiểm tra kỹ lưỡng".
VĨ CƯỜNG
Nguồn: SPUTNIK
Theo PLO
Hàng triệu người Ấn Độ đối mặt với cơn bão lớn nhất trong hàng thập kỷ Một tháng sau khi siêu bão Fani đổ bộ vào vùng ven biển đông bắc Ấn Độ, một cơn bão mới sắp đổ bộ, nhưng lần này là ở bờ tây. Cơn bão Vayu sẽ còn mạnh thêm trước khi đổ bộ vào khu vực tây bắc Ấn Độ. Theo CNN, bão Vayu hình thành tư đầu tuần này đã mạnh lên với...