Mỹ chuẩn bị cuộc chiến “triệt” Huawei từ lâu
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt tới Mỹ hồi tuần trước, mang theo một câu hỏi quan trọng: Liệu Anh có nên đánh đổi quan hệ với Trung Quốc để thuận theo yêu cầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cấm Huawei tham gia các dự án 5G tại Anh?
Anh không phải đồng minh duy nhất của Mỹ đắn đo, theo bài viết đăng trên báo The New York Times gần đây. Các quan chức ở Ba Lan cũng đang bị Mỹ gây sức ép để cấm Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc, xây dựng mạng không dây thế hệ thứ năm (5G). Cái giá đổi lại có thể là Mỹ triển khai binh lính ở Ba Lan, bao gồm một căn cứ thường trực có biệt danh “Pháo đài Trump”.
Tới mùa xuân năm nay, một phái đoàn Mỹ đến Đức với thông điệp: Bất cứ lợi ích kinh tế nào đến từ việc sử dụng thiết bị viễn thông giá mềm của Trung Quốc cũng không sánh được mối đe dọa an ninh nhằm vào NATO.
Như vậy, theo New York Times, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến âm thầm trên toàn cầu, thỉnh thoảng kèm theo đe dọa, để chặn đường Huawei và các công ty Trung Quốc chen chân vào thị trường 5G.
Mỹ đã tiến hành cuộc chiến âm thầm trên toàn cầu để chặn đường Huawei vào thị trường 5G. Ảnh: UPI
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng thế giới đang trong cuộc “ chạy đua vũ trang” mới, với đối tượng ganh đua ở đây là công nghệ chứ không phải vũ khí quy ước – nhưng đều mang lại nguy cơ như nhau đối với an ninh Mỹ.
Trong thời đại mà các loại vũ khí nguy hiểm nhất, kể cả vũ khí hạt nhân, đều được điều khiển qua mạng thì nước nào thống trị mạng 5G sẽ giành được ưu thế cả về kinh tế, tình báo và quân sự trong phần lớn thế kỷ này.
Sau khi phỏng vấn nhiều quan chức chính phủ cấp cao, nhân viên tình báo và các giám đốc điều hành viễn thông hàng đầu, New York Times cho rằng mạng 5G có thể khiến Nhà Trắng đi đến kết luận: Chỉ có một người thắng duy nhất trong cuộc chiến này và kẻ thua phải “khuất mắt”. Nhà Trắng được cho là sắp công bố sắc lệnh hành chính cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị có nguồn gốc Trung Quốc trong các mạng viễn thông quan trọng.
Lâu nay, Mỹ vẫn lo ngại Trung Quốc chèn “cửa hậu” vào các mạng viễn thông và máy tính để an ninh nước này thao túng thông tin của quân đội, chính phủ và các công ty nước khác. Mối lo càng khẩn cấp hơn khi nhiều nước trên thế giới bắt đầu chọn nhà cung cấp thiết bị để thiết lập mạng 5G.
“Đừng quên rằng mối quan hệ giữa các công ty Trung Quốc và chính phủ Bắc Kinh không giống với quan hệ giữa các công ty tư nhân và chính phủ ở phương Tây. Luật Tình báo quốc gia 2017 của Trung Quốc yêu cầu công ty nước này hỗ trợ và hợp tác với nhiệm vụ tình báo quốc gia ở bất cứ nơi đâu họ hoạt động” – ông William Evanina, giám đốc Trung tâm An ninh và phản gián quốc gia Mỹ, nhận xét.
Tuy nhiên, việc Mỹ không đưa ra bằng chứng cho thấy Huawei làm gián điệp khiến một số nước đặt câu hỏi Mỹ thực sự lo cho an ninh quốc gia hay chỉ đơn giản là muốn cản trở Trung Quốc giành lợi thế cạnh tranh.
Hải Ngọc (Theo New York Times)
Theo Nguoilaodong
Bộ trưởng Ngoại giao Anh sẽ thảo luận "vấn đề Triều Tiên" với Trung Quốc
Vấn đề Triều Tiên, các vấn đề thương mại song phương và những thách thức toàn cầu sẽ được Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Jeremy Hunt thảo luận trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 30.7.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Jeremy Hunt - Ảnh: AP
Vấn đề Triều Tiên, các vấn đề thương mại song phương và những thách thức toàn cầu sẽ được Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Jeremy Hunt thảo luận trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 30.7, hãng RIA Novosti ngày 30.7 đưa tin.
Chuyến thăm này sẽ là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Hunt - người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh sau khi ông nhậm chức vào ngày 10.7 vừa qua do sự từ chức của Boris Johnson khi có những bất đồng không thể tháo gỡ với Thủ tướng Anh Theresa May.
Hunt sẽ tổ chức một buổi thảo luận rộng rãi với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trong khuôn khổ đối thoại chiến lược giữa Anh và Trung Quốc. Một số vấn đề dự kiến sẽ được thảo luận: Thế giới đa cực, tự do thương mại, an ninh, các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với Triều Tiên, cũng như các cách hợp tác giữa hai nước trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, phát triển và thách thức toàn cầu, RIA Novosti dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
Bộ trưởng Jeremy Hunt trước chuyến thăm nói rằng, Trung Quốc và Anh nên tận dụng các cơ hội để tăng cường hợp tác và mô tả mối quan hệ giữa hai nước như "thời kỳ hoàng kim".
Sau chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Hunt sẽ thăm Paris (Pháp) và Vienna (Áo), nơi ông sẽ có các cuộc hội đàm với Bộ trưởng của Pháp và Áo, về vấn đề Brexit, an ninh chung, tình hình xung quanh vấn đề hạt nhân Iran và quan hệ với Nga.
PHONG LÂM
Theo Laodong
Chiến lược Phòng thủ tên lửa mới của Mỹ: Nguy cơ châm ngòi chạy đua vũ trang Trước tuyên bố thay đổi Chiến lược Phòng thủ tên lửa (MDR) của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga và Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Hai nước này cho rằng MDR mới có thể làm suy yếu sự cân bằng và ổn định chiến lược trên thế giới. Lắp đặt trên cả không gian Chi tiết của chiến lược phòng thủ...