Mỹ chưa vơi nỗi lo COVID-19 dù làn sóng Delta có thể đã qua đỉnh dịch
Không khí lạnh trong mùa đông, trẻ em quay trở lại trường học là một trong các yếu tố có thể làm tăng lây nhiễm COVID-19 – giới chuyên gia y tế công tại Mỹ cảnh báo.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Apple Valley, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta dường như đã qua đỉnh ở Florida và một số bang miền nam từng là tâm dịch vừa qua ở Mỹ. Tuy nhiên, số ca mắc mới và nhập viện cũng đang có xu hướng tăng lên tại nhiều bang khác như Kentucky và North Carolina. Giới chuyên gia y tế cảnh báo việc trẻ em trở lại trường học mà chưa được tiêm chủng cùng với thời tiết lạnh vào mùa đông ở các bang miền bắc và kỳ nghỉ lễ dịp cuối năm có thể là cơ hội để virus bùng phát trở lại.
Tại Mỹ, biến thể Delta có xu hướng làm bùng phát lây nhiễm tại những nơi có tỉ lệ tiêm chủng vaccine thấp hơn mức bình quân toàn quốc. Số ca nhiễm trung bình hàng ngày tính trong tuần kết thúc vào ngày 4/9 là 164.000 ca, tăng mạnh so với mứ 12.000 ca/ngày hồi tháng 6 vừa qua.
Một số bang lây nhiễm giảm mạnh. Số ca nhiễm mới tại Arkansas, Mississippi và Missouri gần đây thấp hơn hồi tháng 7, với số ca nhập viện cũng bắt đầu có xu hướng giảm từ cuối tháng 8. Dịch bệnh cũng đang dịu đi tại Florida, nơi từng là tâm dịch trong làn sóng lây nhiễm vì biến thể Delta lần này với số ca mắc mới được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay. Trong tuần từ 28/8-3/9, Florida có tổng cộng 129.000 ca nhiễm mới, giảm 15% so với tuần trước đó.
Theo Mary Jo Trepka, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc tế Flordia, có nhiều tín hiệu tích cực tại bang miền nam này. Số ca bệnh nặng phải nhập viện ở mức cao trước đó khiến người dân nâng cao ý thức, tuân thủ các biện pháp phòng bệnh để tránh lây nhiễm và phát tán lây nhiễm. Trong tháng 7 và tháng 8, tỉ lệ tiêm chủng vaccine cũng tăng nhanh tại các bang bị ảnh hưởng nặng nhất. Tuy nhiên, theo bà Trepka, chưa thể nói trước được điều gì khi học sinh bắ đầu trở lại trường học.
Dịch bệnh lắng dịu ở Flordia và các bang miền Nam đưa tới số ca lây nhiễm trên toàn quốc giảm. Nhưng chưa thể khẳng định xu hướng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới hay không. Giới chuyên gia dịch tễ nhìn nhận tác động từ làn sóng lây nhiễm biến thể Delta chưa hết. Số ca tử vong trung bình tại Mỹ hiện vẫn là 1.500 ca/ngày, vượt xa mức định của những sóng lây nhiễm nhỏ hồi mùa hè năm 2020.
Video đang HOT
Xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Louisville, bang Kentucky. Ảnh: Getty Images
Nhiều chuyên gia cho rằng có lý do để lo ngại căn cứ vào những diễn biến tại Anh liên quan đến xu hướng lây nhiễm vì biến thể Delta. Số ca mắc trung bình theo ngày tại Anh giảm mạnh trong tháng 7, từ mức đỉnh 48.000 ca/ngày xuống còn 26.000 ca cuối tháng 7. Nhưng sau đó số ca mắc lại tăng trở lại, lên mức trung bình 35.000 ca hồi cuối tháng 8.
Số ca nhiễm ở nhiều bang tại Mỹ như Kentucky và West Virginia hiện có dấu hiệu tăng nhanh, đe dọa xóa nhòa những diễn biến tiến tích cực ở Florida và khu vực miền nam. Dịch bệnh cũng lan nhanh tại nhiều vùng ở miền Trung Tây.
Số liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, hơn 40 bang tại Mỹ hiện có số ca mắc mới trong ngày cao hơn với thời điểm 2 tuần trước đây. “Những gì từng xuất hiện ở miền nam nay lại dịch chuyển sang vùng phía bắc và phía tây”, Peter Hotez, Hiệu trưởng trường Đại học Y Nhiệt đới Baylor nêu quan điểm về xu hướng dịch bệnh tại Mỹ.
Một câu hỏi có tính mấu chốt hiện nay chính là việc các bang có thời tiết lạnh giá nhưng có tỉ lệ tiêm chủng vượt mức trung bình toàn quốc sẽ đối chọi ra sao trước virus SARS-CoV-2. Nội bật trong số này là các bang thuộc vùng New England bờ Đông. Hiện có 66% người dân bang Massachusetts tiêm đủ hai liều vaccine, một tỉ lệ chỉ thấp hơn hai bang lân cận là Vermont và Connecticut, nhưng vượt xa mức bình quân 53.2% toàn quốc.
Độ che phủ cao của vaccine giúp ngăn chặn tác động của virus. Tuy nhiên đây không phải là một bảo đảm tuyệt đối. Oregon là bang có tỉ lệ tiêm ngừa cao ở Mỹ, nhưng mới đây cũng rơi vào tình cảnh gia tăng số ca nhiễm mới. Điều này cho thấy một thực tế biến thể Delta dễ dàng phát hiện và tấn công thẳng vào nhóm dân cư không được bảo vệ. Giới chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại để chống chọi với COVID-19 là khích lệ càng nhiều người đi tiêm chủng càng tốt.
Lo sợ "quái vật" Delta, người Mỹ hối hả đi tiêm chủng Covid-19
Những người chưa tiêm chủng tại các "điểm nóng" Covid-19 tại Mỹ, bao gồm Louisiana, Arkansas, và Missouri, đổ xô đăng ký tiêm phòng khi họ chứng kiến mức độ lây lan nguy hiểm của chủng Delta.
Biến thể Delta nguy hiểm đã trở thành động lực khiến nhiều người Mỹ quyết định đi tiêm chủng (Ảnh: Reuters).
Họ đã gần như không bị lung lay bởi các thông điệp kêu gọi từ chính phủ Mỹ hãy đi tiêm vắc xin. Họ phớt lờ lời kêu gọi tiêm chủng từ các bác sĩ hàng đầu đất nước, các vận động viên thể thao, ngôi sao giải trí. Tuy nhiên, có một điều cuối cùng đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người Mỹ chưa đi tiêm chủng - sự xuất hiện và lây lan của biến chủng Delta.
"Bạn tôi làm trong bệnh viện và cô ấy kể là có những người 18 tuổi đã phải thở máy. Điều đó khiến tôi sợ hãi", Tyler Sprenkle, người vừa tốt nghiệp trung học phổ thông ở Missouri, nói. Thanh niên này đã tiêm chủng trong tháng 7.
Tại Bella Vista, bang Arkansas, Chelsah Skaggs, 25 tuổi, nói rằng cô đã không muốn tiêm phòng, vì đọc được những tin đồn thất thiệt về việc tiêm vắc xin có thể gây vô sinh.
Tuy nhiên, khi chủng Delta tấn công vào khu vực cô sinh sống, Skaggs đã nghiên cứu và quyết định sẽ đi tiêm chủng. "Hoài nghi là tốt. Nhưng sự thiếu hiểu biết lại là một vấn đề khác. Tiếc nuối duy nhất của tôi là không tiêm chủng sớm hơn", cô cho biết.
Thêm 4,7 triệu người Mỹ đã đi tiêm chủng trong 2 tuần qua khi những hiểu lầm, thờ ơ, sợ hãi về vắc xin đã bị thế chỗ bởi mong muốn bảo vệ chính bản thân họ và người thân khỏi mầm bệnh chết người. Ngày 30/7, hơn 856.000 liều vắc xin được tiêm ở Mỹ, cao nhất kể từ ngày 3/7.
Nhu cầu tiêm chủng tăng vọt
Trong thời gian qua, các khu vực tiêm chủng thấp đã trở thành các điểm nóng dịch bệnh ở Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng tại những khu vực này đã ghi nhận mức tăng đáng kể, ví dụ Louisiana ghi nhận mức tăng 114%, Arkansas là 96%, Alabama là 65% và Missouri là 49%. Tuần trước, Texas tuần trước ghi nhận số lượng người tiêm chủng trong ngày cao nhất/tháng, tăng 25% so với tháng trước.
"Sự hối hả đi tiêm vắc xin khớp với sự gia tăng của chủng Delta và số ca bệnh nhập viện", Tesha Montgomery, người đứng đầu một cơ sở tiêm chủng ở Houston, Texas nói. Điều không may mắn là, một số người không đưa ra quyết định đi tiêm chủng cho tới khi họ tận mắt chứng kiến hậu quả của virus như người thân bị ốm, nhập viện hoặc thậm chí là tử vong, theo Montgomery.
Tại Arkansas, số liều vắc xin được tiêm chủng trung bình tuần tăng mạnh từ 27.000 tuần trước lên mốc 70.000 tuần này. Bang này vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp và thông báo mọi giường chăm sóc tích cực nhi khoa đã kín chỗ.
"Chúng tôi phải lấy thêm vắc xin về. Lần đầu tiên trong 2 tháng rưỡi, chúng tôi phải đặt một lượng lớn chế phẩm như vậy. Người dân cảm thấy lo lắng", người đứng đầu chương trình tiêm chủng bang Robert Ator cho biết.
Theo Washington Post, Mỹ đã tiêm ít nhất 1 liều cho 67% dân số trên 12 tuổi, với 57,7% đã tiêm đủ liều. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực trên khắp nước Mỹ, tỷ lệ này vẫn rất thấp, chỉ vào khoảng 20-30%.
Thực tế là nhiều người Mỹ trước đó vẫn còn ngần ngại tiêm chủng vì nhiều mối lo ngại và hoài nghi. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến hàng triệu người khác đi tiêm chủng, họ đã sẵn sàng nhận các liều vắc xin. Một số người khác thay đổi quan điểm vì lo sợ sẽ lây mầm bệnh cho cha mẹ, ông bà hoặc trẻ nhỏ. Một số phải tiêm chủng để giữ việc làm.
Sự tăng trưởng số người đi tiêm một phần do nỗ lực thúc đẩy của giới chức các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ví dụ, Thống đốc Alabama Kay Ivey tuần này viết một bài bình luận nói rằng những người "lan truyền tin giả và thuyết âm mưu về vắc xin là liều lĩnh và gây ra thiệt hại lớn". Tại Arkansas, Thống đốc Asa Hutchinson đã thực hiện các chuyến đi khắp bang nhằm phản bác tin đồn thất thiệt rằng vắc xin là "vũ khí sinh học".
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell đang chuẩn bị các đoạn quảng cáo phát trên 100 trạm phát thanh tại quê nhà Kentucky nhằm kêu gọi người dân đi tiêm chủng.
Nhiều người Mỹ đổ xô tiêm vaccine Do biến thể Delta lây lan mạnh và các hạn chế với những ai chưa tiêm chủng, số người Mỹ đăng ký tiêm vaccine đột ngột tăng. Sau thời gian ngắn ngủi dịch bệnh hạ nhiệt, Mỹ hiện bước vào thời điểm bước ngoặt. Số ca nhiễm tăng nhanh, lên hơn 51.000 một ngày, gấp 4 lần so với tháng trước. Đất nước...