Mỹ chưa tập trung đủ năng lượng vào Triều Tiên
Các chuyên gia quốc tế đã có những nhận định trái ngược nhau về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sau khi sự kiện này kết thúc mà không đạt được thỏa thuận gì.
Tại buổi họp báo sau cuộc gặp nhà lãnh đạo Kim vào chiều qua, 28-2, Tổng thống Trump tuyên bố hội nghị thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận là do hai nước khác biệt về những biện pháp trừng phạt. “Tất cả đều là về các biện pháp trừng phạt” – hãng tin Reuters dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi họp báo trước khi rời Hà Nội. “Về cơ bản, họ muốn các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi không thể làm điều đó”. Ông cũng cho biết hai bên hiện chưa có kế hoạch tổ chức thượng đỉnh lần thứ ba.
Câu chuyện tình ngắn ngủi
Theo báo The Washington Post, việc “rút lui thân thiện”, như lời Tổng thống Trump tuyên bố hôm qua, khỏi cuộc gặp thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo Kim có thể khơi lại một cuộc đấu khẩu giữa hai bên. Triều Tiên có thể lại bắt đầu thử nghiệm tên lửa hoặc vũ khí hạt nhân, đánh dấu sự trở lại với tình trạng căng thẳng tăng cao. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn, không loại trừ nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột với thương vong lớn.
Cũng theo tờ báo trên, hầu hết các chuyên gia cho rằng khả năng xung đột là thấp nếu nguy cơ đó hiện hữu. “Triều Tiên sẽ không tấn công chúng ta nếu chúng ta không tấn công họ. Sự ngăn chặn vẫn tiếp tục duy trì” – ông David Kang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Triều Tiên của ĐH Nam California (Mỹ), nhận định. Tuy nhiên, việc đổ vỡ các cuộc đàm phán vẫn có thể dẫn đến sự trở lại không mong muốn những diễn biến căng thẳng sau hơn một năm vận động ngoại giao cùng những tiến bộ đã đạt được.
“Công bằng mà nói, việc hai bên không ký bất kỳ nội dung gì không phải là điều mà phần lớn các nhà quan sát đang theo dõi mọi diễn biến cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim chờ đợi. Tôi nghĩ chúng ta cần phải nghe thêm nhiều chi tiết trong vài ngày hay vài tuần tới để phán đoán điều gì thật sự xảy ra. Tôi đánh giá sự kiện này đạt mức thành công C-, chờ nghe thêm thông tin” – nhận định của ông Mintaro Oba, người từng phục vụ trong Bộ Ngoại giao Mỹ và hiện là chuyên gia bình luận ngoại giao cho các cơ quan truyền thông lớn như The New York Times, đài BBC…
Trong bình luận gửi cho The Straits Times, TS Lee Seong-hyon thuộc Viện Sejong (Hàn Quốc) đã viết: “Đây có thể là dấu chấm hết cho câu chuyện tình ngắn ngủi giữa ông Trump và ông Kim. Mặc dù ông Trump từng nói rằng có thể sẽ có nhiều cuộc gặp trong tương lai nhưng thực tế sẽ rất khó để Trump sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh thử nghiệm khác”. Lý do, theo chuyên gia Lee, là chủ nhân Nhà Trắng có thể không thể tập trung thêm năng lượng chính trị và thời gian để chú ý đến Triều Tiên do ông đang sa vào các vụ bê bối cùng việc sớm phải đối mặt với cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn còn chưa đồng thuận về vấn đề dỡ bỏ trừng phạt của Mỹ nhằm vào Bình Nhưỡng. Ảnh: CNN
Vẫn còn thời gian cho ngoại giao
Theo ông Christopher Green, cố vấn cao cấp của tổ chức International Crisis Group, đối với Mỹ, sẽ không thể chấp nhận được về mặt chính trị và là một ý tưởng khủng khiếp nếu đánh đổi tất cả biện pháp trừng phạt kinh tế để đổi lấy việc phá hủy khu phức hợp hạt nhân Yongbyon như yêu cầu của ông Kim. “Người Triều Tiên sẽ biết người Mỹ khó có thể có được một thỏa thuận như vậy. Thế nên, tôi chỉ có thể tưởng tượng rằng cả hai bên đã quyết định trước rằng họ cảm thấy thoải mái khi tỏ ra cứng rắn trước dư luận trong nước bằng cách ra về tay không” – Reuters dẫn lời ông Green.
Nếu quá trình phi hạt nhân hóa mất ít hơn 10 năm thì đó sẽ là điều khó tin. Quan trọng hơn là phải thực hiện các bước hướng tới phi hạt nhân hóa và sẽ có những thăng trầm. Kiên nhẫn là từ khóa và ngày hôm nay không phải là một bước lùi.
Ông NOBORU YAMAGUCHI, một cựu tướng lĩnh thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Trong khi đó, ông David Kim thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington (Mỹ) nhận định: “Miễn là cả ông Kim và ông Trump đều duy trì ý chí chính trị để tiếp tục đàm phán, chúng ta có thể hy vọng sẽ có tiến triển trong tương lai. Cả hai nhà lãnh đạo đều muốn duy trì mối quan hệ của họ và mong đạt được thỏa thuận tại một điểm nào đó trên hành trình”. Ông Kim nhấn mạnh các cuộc đàm phán này “không phải là một thất bại, dù tiến trình lẽ ra có thể tốt hơn”.
Video đang HOT
Ông Kevin Martin, Chủ tịch tổ chức Hành động hòa bình và là điều phối viên của tổ chức Mạng lưới hòa bình Triều Tiên, cho rằng dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội chẳng may kết thúc mà không có thỏa thuận thì cũng không nên xem đó là một dấu hiệu cho thấy đối sách ngoại giao không phát huy hiệu quả. Theo chuyên gia này, so với việc o ép về kinh tế hoặc đe dọa sử dụng vũ lực thì việc sử dụng các biện pháp ngoại giao tốt hơn nhiều trong việc tăng cường an ninh cho nước Mỹ và bán đảo Triều Tiên. “Đối sách ngoại giao (với Triều Tiên) cần thời gian và rõ ràng còn nhiều việc phải làm”. Ông nói vậy và phát biểu thêm rằng các thành viên của Quốc hội Mỹ có thể giúp hướng dẫn tiến trình thực hiện đối sách ngoại giao theo hướng hiệu quả hơn. Cách thức sẽ là ủng hộ dự luật mới của hạ nghị sĩ Ro Khanna kêu gọi ký kết thỏa thuận hòa bình và thực hiện những bước quan trọng khác nhằm thúc đẩy các mục tiêu hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Phản ứng của các nước
Trung Quốc hôm qua, 28-2, tuyên bố giải pháp cho vấn đề bán đảo Triều Tiên không thể đạt được chỉ trong chốc lát. Đài CNN dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Trung Quốc sẽ đánh giá hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sau khi “nghe được tiếng nói có thẩm quyền” từ Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Bắc Kinh hy vọng Triều Tiên và Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đối thoại nhằm giải quyết vấn đề. Từ Seoul, Văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã ra tuyên bố bày tỏ sự thất vọng với kết quả cuộc gặp thượng đỉnh nhưng cũng thừa nhận hai bên đã “đạt được tiến bộ có ý nghĩa hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây”, theo báo The Guardian.
TRÙNG QUANG
Theo PL
Mỹ,Triều,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn muốn gì ở thượng đỉnh tại Hà Nội?
Vào ngày mai (27.2), cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ bắt đầu diễn ra tại Hà Nội.
Theo AP, cuộc gặp này không chỉ xoay quanh Mỹ, Triều Tiên và chương trình tên lửa hạt nhân của nước này mà còn liên quan tới lợi ích của rất nhiều quốc gia khác trong khu vực.
TRIỀU TIÊN
Nếu lập trường của Mỹ là rất rõ ràng: phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên, rất khó để có thể biết được nhà lãnh đạo Kim Jong-un có từ bỏ "thanh kiếm báu" của nước này hay không.
Theo AP, khác với ông nội và cha, ông Kim Jong-un đang lãnh đạo đất nước theo một hướng ít nhiều khác biệt. Cụ thể, song song với việc xây dựng kho hạt nhân, tăng cường quân đội, an ninh, nhà lãnh đạo trẻ đang cố gắng cải thiện nền kinh tế, đời sống của người dân Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) vẫy chào sau khi tới ga Đồng Đăng ở Lạng Sơn hôm 26.2. Ngoài cùng bên phải là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng. Ảnh: Reuters.
Để làm được vậy, ông cần phải tìm cách nới lỏng các lệnh cấm vận đang siết chặt mọi mặt của nền kinh tế để theo đuổi các dự án chung với Triều Tiên, bao gồm mở lại các khu công nghiệp chung và một điểm nghỉ dưỡng từng giúp chính phủ thu về 150 triệu USD tiền mặt mỗi năm.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng đang nỗ lực thúc đẩy một tuyên bố hòa bình nhằm chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Theo AP, Triều Tiên có thể coi việc tuyên bố hòa bình là bước đầu trong quá trình đẩy lực lượng Mỹ ra khỏi Hàn Quốc, giúp tạo ra điều kiện lý tưởng để hai miền theo đuổi giấc mơ thống nhất.
Chính vì thế, trên các bàn đàm phán, Triều Tiên đã nhiều lần khẳng định rằng "phi hạt nhân hóa" phải diễn ra cùng một lúc ở hai miền và nước này sẽ không dễ dàng từ bỏ "tấm khiên hạt nhân" của mình nếu không nhận được nhượng bộ có ý nghĩa từ phía Mỹ và Hàn Quốc.
MỸ
Tổng thống Mỹ Donald Trump bước lên chiếc Air Force One tại Căn cứ Không quân Andrews để bắt đầu hành trình tới Việt Nam. Ảnh: AP.
Theo AP, tại thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội lần này, Tổng thống Donald Trump sẽ buộc phải đạt được một kết quả có ý nghĩa thực tiễn hơn chứ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chung như khi ở Singapore vào năm ngoái.
Do đó, rất có thể phía Mỹ sẽ tập trung vào vấn đề "phi hạt nhân hóa" mà cụ thể hơn là đạt được một thỏa thuận về lộ trình dỡ bỏ các cơ sở làm giàu nguyên liệu hạt nhân plutonium và uranium của Triều Tiên.
Để đạt được mục tiêu này, ông Trump sẽ muốn ông Kim chính thức cho phép các chuyên gia quốc tế tới Triều Tiên, đồng thời cung cấp danh sách các cơ sở, trang thiết bị, nguyên vật liệu liên quan tới tên lửa đạn đạo và hạt nhân để đảm bảo việc phi hạt nhân hóa sẽ "không thể đảo ngược". Tuy nhiên, theo AP, không ai dám chắc rằng cả hai bên sẽ đạt được điều này tại cuộc gặp ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng muốn Bình Nhưỡng trao trả lại toàn bộ các hài cốt của binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên cũng như thúc đẩy tiến trình hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên.
HÀN QUỐC
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.
Trong quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên, Hàn Quốc luôn ưu tiên việc ổn định hóa quan hệ song phương với Triều Tiên. Seoul mong đợi rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 sẽ tạo ra cơ hội để nước này khởi động lại các dự án kinh tế liên Triều vốn đã bị đình trệ do các lệnh cấm vận được Washington phát động nhằm vào Bình Nhưỡng.
Theo AP, trong một cuộc điện đàm gần đây với người đồng cấp Mỹ, Tổng thống Moon Jae-in đã chia sẻ rằng Seoul sẵn sàng tái khởi động các dự án kinh tế chung với Bình Nhưỡng và đề nghị ông Trump cân nhắc đề xuất việc này với nhà lãnh đạo Kim Jong-un khi gặp gỡ tại Hà Nội.
TRUNG QUỐC
Với Trung Quốc, mối lo ngại bất ổn định trên bán đảo Triều Tiên có tầm quan trọng hơn kho vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng sở hữu.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh vào ngày 7-8.5. Ảnh: Xinhua.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang là quốc gia hỗ trợ tài chính, tài nguyên chủ chốt của Triều Tiên. Vì vậy, Bắc Kinh đương nhiên sẽ ủng hộ bất kỳ nỗ lực nào nhằm nới lỏng cấm vấn đối với Bình Nhưỡng.
Cũng theo AP, để bảo toàn lợi ích của mình, chính phủ Trung Quốc đã thường xuyên giữ liên lạc với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, chào đón 3 lần viếng thăm của người đứng đầu Triều Tiên ngay khi thông tin về các vòng đàm phán Mỹ - Triều đầu tiên được công bố vào năm ngoái.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình còn trực tiếp gặp gỡ không chính thức ông Kim tại thành phố cảng Đại Liên ở miền đông bắc Trung Quốc - động thái được Mỹ nhận định là để "can thiệp" tình hình trước thềm thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore.
Tuy nhiên, theo AP, cuộc gặp giữa ông Tập và ông Kim có thể được nhìn nhận như là nỗ lực nhằm Triều Tiên giúp điều hướng quá trình đàm phán, đảm bảo vị thế "người trung gian chủ chốt" trong khu vực.
NHẬT BẢN
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã từng bày tỏ mong muốn được gặp gỡ trực tiếp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: Getty.
Trong khi các quốc gia trong khu vực quan tâm tới vấn đề phi hạt nhân hóa, Nhật Bản - đồng minh "ruột" của Mỹ tại châu Á - lại quan tâm tới những công dân của nước này bị Triều Tiên bắt cóc nhiều thập kỷ trước. Ngoài ra, việc Nhật Bản luôn nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên cũng khiến Tokyo "đau đầu" trong nhiều năm liền.
Theo AP, khi hướng về Hà Nội, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hi vọng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ không "bỏ quên" lợi ích của người đồng minh châu Á số một.
Theo Danviet
Nóng: Trước thềm thượng đỉnh, Mỹ cầu xin sự giúp đỡ của Nga Theo AP, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiết lộ rằng nước Mỹ đã xin lời khuyên của Điện Kremlin trong vấn đề Triều Tiên trước khi cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un diễn ra. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đón, tặng hoa chào mừng Chủ tịch...