Mỹ chứ không phải Nga đang thắng ở Ukraine?
Theo tờ Kiev Post, nhiều người nhận định, Tổng thống Mỹ Obama đang bất lực trước những hành động mạnh mẽ của Tổng thống Nga Putin, nhưng sự thật, ông Obama mới là người đang thắng ở Ukraine
Theo tờ Kiev Post, gần đây, ông Obama liên tục bị chỉ trích vì không có chính sách hiệu quả để giải quyết tình hình ở Ukraine nhưng thực chất các chính sách của ông hiện nay là những chính sách ngoại giao hiệu quả nhất có thể kiềm chế Nga, đồng thời cũng khiến các nhà lãnh đạo Ukraine rời bỏ Nga và thể hiện quyết tâm hướng tới châu Âu.
Dường như không để ý tới những lời chỉ trích, ông Obama chỉ kiên quyết trong cả lời nói và chính sách của mình.
Tổng thống Obama, chứ không phải Tổng thống Putin, đang tiến gần tới mục tiêu của mình ở Ukraine.
Trọng tâm những phản ứng của ông Obama đối với ông Putin là tập trung vào các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow hơn là đe dọa can thiệp quân sự từ NATO.
Mặc dù thể hiện thái độ rất cứng rắn nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc chắn sẽ lo ngại về cái giá mà nước Nga phải trả cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ông hoàn toàn hiểu được, những thiệt hại mà nền kinh tế nước Nga đang phải gánh chịu do các biện pháp trừng phạt của phương Tây chỉ mới bắt đầu, những tổn thương đối với người dân Nga sẽ tiếp tục tăng dần theo thời gian nếu như hòa bình tại Ukraine không được thiết lập lại.
Những tuyên bố mới nhất từ cả ba nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Đức đều cho thấy, họ không có ý định rút lại các biện pháp trừng phạt hiện tại và thậm chí sẽ áp đặt thêm nếu như xung đột ở miền Đông Ukraine không chấm dứt.
Hơn nữa, gần đây, điện Kremlin tiếp tục phải đối mặt với giá dầu giảm. Dù giá dầu giảm do phản ứng tự nhiên của thị trường sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định giữ nguyên sản lượng hay do các biện pháp trừng phạt của phương Tây thì đó cũng là một trở ngại hay ít nhất cũng là một yếu tố làm biến động nền kinh tế Nga.
Video đang HOT
Tác động của các biện pháp trừng phạt Nga từ phương Tây mới chỉ bắt đầu.
Cho đến nay, ông Obama vẫn kiên quyết từ chối các đề xuất cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Chính quyết định này đã khiến ông trở thành mục tiêu bị chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng, ông không có lập trường đủ cứng rắn để chống lại Moscow. Tuy nhiên, ý nghĩ về việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine có thể giải quyết tất cả các vấn đề quốc phòng hiện nay của Ukraine hết sức lố bịch và kế hoạch này dường như chỉ nhằm chứng tỏ là Mỹ thực sự đã hành động để giúp Ukraine.
Những người ủng hộ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine đã vô tình bỏ qua nguy cơ vũ khí do Mỹ cung cấp rơi vào tay các tiểu đoàn “tình nguyện viên” nằm ngoài tầm kiểm soát của quân đội Ukraine, và sau đó có thể được sử dụng để lật đổ chính phủ thân phương Tây hiện tại. Và nếu điều đó xảy ra thì Washington lại chính là đối tượng sẽ giúp điện Kremlin thực hiện các mục tiêu tại Ukraine. Do đó, việc ông Obama đưa ra quyết định không cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev là đúng đắn, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Sở dĩ ông Obama có chính sách cẩn thận ở Ukraine là vì ông nhận ra được một sự thật gần như không được nhắc tới: đối với phương Tây, những gì đang xảy ra ở Kiev quan trọng hơn nhiều so với những gì đang diễn ra ở Donbass. Kiev, chứ không phải Donbass, sẽ là nơi quyết định tiến tới phương Tây.
Cả ông Obama và các nhà lãnh đạo EU đều biết, phương Tây sẽ chẳng có lợi gì khi thắt chặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga, thay vào đó, họ có thể dùng “quân bài gia tăng trừng phạt” để ngăn Nga có những hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hơn nữa, mỗi ngày Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatseniuk dành để cố nắm lại quyền kiểm soát đối với Donbass là một ngày họ lơ là các cải cách kinh tế quan trọng mà Kiev cần để duy trì sự hậu thuẫn tài chính từ phương Tây và trở thành một quốc gia độc lập hơn, giảm bớt sự lệ thuộc vào Nga.
Cụm từ “Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine cho đến khi ông có được những gì mình muốn” hay “ông Putin đang được ủng hộ rất cao” đã được thốt ra hàng ngày để thúc giục và chỉ trích ông Obama.
Máy bay F-16 của Na Uy đang cố chặn máy bay Tupolev Tu-95 của Nga. Ảnh: Không quân Na Uy.
Theo Kiev Post, sở dĩ họ làm như vậy vì không hiểu được, hiện ông Putin vẫn chưa thể tới gần mục tiêu của mình, ngoại trừ việc sáp nhập Crimea hồi tháng Ba. Thực tế, ông Putin đang cố lấy lại những gì đã bị mất sau khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, cụ thể là một chính phủ thân Nga. Và cho đến nay, mục tiêu đó vẫn còn rất xa vời.
Hơn nữa, việc ông Putin luôn đề cập tới khả năng hạt nhân của Nga và tăng cường các chuyến bay xâm phạm không phận của Mỹ và NATO cho thấy ông không hề có một chiến lược hiệu quả nào để phương Tây gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt hiện tại.
Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng ông Putin sẽ quyết định thách thức trực tiếp phương Tây bằng cách tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại Ukraine. Tuy nhiên, cái giá của hành động như vậy sẽ lớn hơn nhiều so với các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Có lẽ, cái sai của ông Obama chính là việc ông đã thể hiện bộ mặt “đánh giá thấp” tình hình Ukraine, khiến cho nhiều người lầm tưởng ông thiếu cứng rắn.
Theo Infonet
OSCE: Triển vọng hòa bình ở Đông Ukraine rất mong manh
Triển vọng hòa bình ở Đông Ukraine rất ảm đạm và cần thiết phải duy trì lệnh ngừng bắn dù nó rất mong manh.
Triển vọng hòa bình ở Đông Ukraine rất ảm đạm và cần thiết phải duy trì lệnh ngừng bắn dù nó rất mong manh, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cơ quan giám sát xung đột ở Ukraine cho biết hôm 20/11.
Nhà ngoại giao Thụy Sĩ Heidi Tagliavini, đặc phái viên OSCE ở châu Âu cho rằng không vi phạm thỏa thuận hòa bình ký kết tại Minsk hồi tháng 9 thì tình hình không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Nhà ngoại giao Thụy Sĩ Heidi Tagliavini, đặc phái viên OSCE ở châu Âu.
Bà Tagliavini nhận định, thỏa thuận là cánh cửa mở ra con đường hòa bình cho miền Đông Ukraine và nó sẽ tiếp tục như vậy. Phát biểu tại cuộc họp của OSCE ở Vienna, Tagliavini nói bà sẽ "không chấp nhận bất kỳ nhận xét nào nói rằng thỏa thuận ngừng bắn đã sụp đổ", dù nó đã bị vi phạm nhiều lần.
Theo bà Tagliavini, tình hình xung đột Ukraine vẫn không được cải thiện sau hội nghị thượng đỉnh G20, nơi các lãnh đạo phương Tây ủng hộ chính quyền Kiev cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt hơn nữa. Giao tranh vẫn tiếp tục tại các địa điểm quan trọng bao gồm cả sân bay Donetsk và vùng ngoại ô của thành phố ven biển của Mariupol.
Cuộc xung đột có thể leo thang với những hậu quả nghiêm trọng đối với khu vực Đông Ukraine và xa hơn nữa, nếu không được xử lý cẩn thận. "Triển vọng vẫn còn ảm đạm," Tagliavini bình luận sau khi trích dẫn báo cáo về sự tập kết quân sự mới ở khu vực xung đột.
Xung đột ở miền Đông Ukraine đã giết chết trung bình 13 người mỗi ngày trong tám tuần kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền - Zeid Ra'ad Al Hussein - cho biết hôm 20/11. Ít nhất 4.317 người đã thiệt mạng và 9.921 người bị thương kể từ tháng 4 năm nay.
Cùng ngày, các nhân viên OSCE ở miền đông Ukraine cho biết, những quân nhân ckhông rõ lai lịch đã bắn một đoàn xe của họ gần một trạm kiểm soát của lực lượng ly khai ở Donetsk hôm 19/11. OSCE không thể xác định được những kẻ tấn công, nhưng khẳng định vụ việc diễn ra có chủ ý.
Theo Giáo Dục
Chân dung hai tân "tổng thống" miền đông Ukraine Alexander Zakharchenko và Igor Plonitsky đã chính thức trở thành tổng thống của các nước CHND Donetsk và Lugansk tự xưng sau cuộc bầu cử hôm 3/11. Dự kiến chiều nay 4/11, lễ nhậm chức của hai nhân vật này sẽ diễn ra dưới sự chứng kiến của các vị khách mời đến từ Nga. Ủy ban tổ chức bầu cử ở Cộng...