Mỹ cho phép DAPRA thử nghiệm hệ thống vũ khí laze hiện đại
Văn phòng nghiên cứu các dự án quốc phòng hiện đại của Mỹ (DAPRA) vừa được chính phủ cho phép thử nghiệm hệ thống phòng thủ bằng chùm laser năng lượng cao (HELLADS).
“Những khó khăn kĩ thuật vẫn tiềm ẩn, tuy nhiên, thật là tuyệt vời khi tạo ra được một hệ thống laze với sức mạnh chưa từng có dù chỉ với kích thước nhỏ”, giám đốc chương trình Rich Bagnell nói trong một tuyên bố trên trang mạng của DAPRA. Cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu vào mùa hè này.
Hệ thống HELLADS có thể vừa bảo vệ vừa tấn công các mục tiêu
Hệ thống phòng thủ bằng chùm laser năng lượng cao (HELLADS) đã được phát triển từ năm 2003 và được sử dụng để bảo vệ cho các máy bay.
Video đang HOT
“Những mối đe doạ như tên lửa, máy bay không hoặc có người lái đang dần trở nên phức tạp hơn nhưng vũ khí laze năng lượng cao có thể mang đến giải pháp cho việc này. Không những vậy, nó cũng được sử dụng cho những nhiệm vụ tấn công”, DAPRA viết trên trang mạng của mình.
Để đưa loại vũ khí vào sử dụng, DAPRA cho biết họ cần thu nhỏ kích thước, cũng như khiến nó nhẹ hơn để được trang bị các máy bay. Ngoài ra, các máy bay có hệ thống này cũng cần duy trì khoảng cách với mục tiêu trong thời gian sử dụng tia laze do tầm hoạt động của nó không quá xa.
Mục đích của dự án HELLADS là tạo ra một hệ thống laze 150 kW, nặng dưới 750 kg và kích thước nhỏ hơn 3 m2.
Nhà thầu General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) của DAPRA, cũng đã trình làng hệ thống laze HEL Generation 3, có kích thước phù hợp với các thông số yêu cầu và có khả năng tạo ra tia laze có công suất từ 75 đến 300 kW.
Các nhà phát triển tin rằng họ có thể gắn GA-ASI lên các máy bay không người lái Avenger mới. Động cơ của chiếc máy bay này có khả năng cung cấp đủ năng lượng để sạc lại pin của hệ thống laze ngay tức khắc mà không cần hạ cánh.
Theo_An ninh thủ đô
Chiến đấu cơ Mỹ sẽ được trang bị súng laze vào năm 2022
Không quân Mỹ hiện đang nghiên cứu các loại vũ khí laze trang bị cho chiến đấu cơ và hi vọng có thể đưa nó vào sử dụng vào năm 2022.
Vào tháng 9 năm ngoái, hải quân Mỹ dành khoảng 40 triệu USD để trang bị hệ thống vũ khí laze 30 kW (LaWs) trên tàu USS Ponce. Loại vũ khí laze này chưa được thử nghiệm trong thực chiến, tuy nhiên đã hạ được các máy bay không người lái khi diễn tập.
Để đưa được vũ khí laze lên các máy bay chiến đấu là cả một vấn đề"Các hệ thống laze này sẽ đốt cháy các cảm biến, động cơ và kích hoạt bất kì thứ gì có thể nổ đang được trang bị trên các mục tiêu. Bằng việc tập trung vào những điểm này, các thuỷ thủ trên tàu USS Ponce đã làm giảm thời gian bắn hạ một máy bay không người lái", Trưởng phòng Nghiên cứu hải quân Mỹ, Matthew Klunder nói với Breaking Defense.
Như vậy, công nghệ laze đã bước đầu đạt được thành công, tuy nhiên, vẫn có vài điểm hạn chế, có thể kể đến như việc sẽ phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để tạo ra tia laze có mức độ sát thương và vũ khí laze hiện chỉ có thể cài đặt trên các tàu chiến lớn.
Đây sẽ là những khó khăn mà các kĩ sư Mỹ sẽ phải vượt qua nếu muốn sử dụng súng laze trên các chiến đấu cơ. "Trên một chiếc tàu chiến, chúng tôi có thể sẽ có một loại vũ khí lớn và mạnh hơn trên máy bay. Ngoài ra, máy bay cũng sẽ rung lắc mạnh, thậm chí là nhào lộn, điều khiến việc sử dụng vũ khí laze càng khó khăn", ông David Hardy của văn phòng thí nghiệm không quân Mỹ nói với Breaking Defense.
Hiện tại Lầu Năm Góc đang có tham vọng cài đặt các hệ thống vũ khí laze 100kW trên các chiến đấu cơ vào năm 2022.
Một bước tiến lớn đến với mục tiêu này đã được thực hiện bởi Văn phòng nghiên cứu vũ khí hiện đại (DAPRA), vốn chịu trách nhiệm cho các dự án phát triển thiết bị quân sự của Mỹ. DAPRA đang phát triển một dự án có tên "hệ thống phòng thủ laze năng lượng lớn" (HELLADS), với mục tiêu tạo ra một loại súng laze nhỏ và nhẹ hơn 10 lần so với phiên bản hiện tại.
"Một tia laze công suất 150 đến 200kW có thể tiêu diệt được các tên lửa đất đối không hoặc không đối không, cũng như cả các loại máy bay có người lái", tác giả Mark Gunzinger của công trình nghiên cứu vũ khí laze tại Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách.
Các kĩ sư Mỹ cũng sẽ tìm cách biến nhiên liệu của máy bay thành điện để phục vụ cho vũ khí laze. Mỗi phát bắn laze được đánh giá sẽ chỉ tiêu tốn rất ít năng lượng, rẻ hơn nhiều so với dùng tên lửa không đối không.
Theo_An ninh thủ đô
Moscow cấm NATO đưa vũ khí qua lãnh thổ Nga đến Afghanistan Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa rút lại sắc lệnh cho phép các thiết bị quân sự của NATO được vận chuyển đến Afghanistan qua lãnh thổ Nga. Theo văn bản chính thức, kí bởi Thủ tướng Medvedev và công bố vào hôm 18-5, quyết định cho phép các phương tiện vận tải (cả mặt đất lẫn hàng không) của NATO chở vũ...