Mỹ chờ phản ứng từ ông Netanyahu sau ‘tối hậu thư’ của Tổng thống Biden
Tổng thống Joe Biden đã đặt uy tín bản thân và nước Mỹ vào nỗ lực thay đổi cách Israel tiến hành cuộc chiến ở Gaza.
Ông Netanyahu đang đứng trước những lựa chọn quan trọng sau khi Tổng thống Biden đưa ra “tối hậu thư” liên quan đến cuộc chiến ở Gaza. Ảnh: CNN
Và bây giờ, ông chờ xem Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ nhượng bộ đến mức nào trước sự thay đổi chiến lược và giọng điệu quan trọng nhất của chính quyền ông kể từ khi chiến tranh Gaza bùng nổ.
Nếu ông Netanyahu từ chối thực hiện các bước đi “cụ thể, chắc chắn và có thể đo lường được” ở Gaza nhằm giảm bớt đau khổ cho người dân và bảo vệ các nhân viên cứu trợ mà ông Biden yêu cầu hôm 4/4, thì tổng thống Mỹ sẽ phải đối mặt với một lựa chọn quan trọng. Liệu ông có sẵn sàng cho phép ông Netanyahu kéo dài sự thách thức đối với một vấn đề đang tạo ra rủi ro chính trị rất lớn trong năm tái tranh cử của mình, với nhiều cử tri trẻ, tiến bộ và người Mỹ gốc Arab phẫn nộ vì chiến tranh?
Hay ông Biden sẽ thực hiện bước đi quan trọng là điều chỉnh các điều khoản hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel trong cuộc chiến được châm ngòi bởi vụ thảm sát ngày 7/10/2023 của Hamas.
NỖ LỰC XOA DỊU SỨC NÓNG CHÍNH TRỊ CỦA ÔNG BIDEN
Tổng thống Biden đã ra “tối hậu thư” với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong một cuộc điện đàm ngày 4/4, sau nhiều tháng Mỹ kêu gọi Israel thay đổi chiến thuật quân sự đã khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng, và sau giọt nước tràn ly là cái chết của 7 nhân viên cứu trợ tại Gaza.
Trong một dấu hiệu ban đầu cho thấy thông điệp của ông Biden có thể được chấp thuận, nội các an ninh Israel vào tối 4/4 đã phê duyệt các bước bao gồm việc mở lại cửa khẩu Erez giữa Israel và phía bắc Dải Gaza lần đầu tiên kể từ vụ tấn công ngày 7/10. Động thái này có thể cho phép viện trợ nhân đạo đến Gaza dễ dàng hơn khi nạn đói đang bủa vây.
Hiện trường vụ không kích của Israel khiến 7 nhân viên cứu trợ quốc tế thiệt mạng ngày 3/4.2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, Israel sẽ cần một sự xoay trục bền vững trong những ngày tới – một biện pháp có thể bỏ qua những leo thang tiềm ẩn trong cuộc chiến chống lại Hamas – để giảm bớt những lời chỉ trích nhằm vào ông Netanyahu và giảm thiểu ảnh hưởng chính trị trong nước lên Tổng thống Biden.Tối hậu thư ngày 4/4 là lần đầu tiên Mỹ đưa ra kịch bản có điều kiện trong việc hỗ trợ Israel, bằng cách cảnh báo rằng chính sách của nước này đối với vấn đề Gaza có thể thay đổi nếu ông Netanyahu không có hành động nhanh chóng. Ông Biden cũng kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo sau cuộc gọi: “Nếu chúng tôi không thấy những thay đổi cần thấy thì sẽ có những thay đổi trong chính sách của chúng tôi”. Chính quyền Mỹ không nêu rõ lập trường của Nhà Trắng có thể thay đổi như thế nào, mặc dù các thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ hiện đang lên tiếng công khai về việc áp đặt các giới hạn với Lực lượng Phòng vệ Israel trong việc sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất. Những tuyên bố đó giống như một lời cảnh báo đối với Tổng thống Biden rằng vị thế chính trị của ông đang trở nên không bền vững.
Trước đó, dù nhiều lần bày tỏ sự thất vọng với chiến thuật của Israel, Nhà Trắng vẫn không sẵn sằng hoặc không thể áp đặt bất kỳ đòn bẩy nào lên Tel Aviv. Do đó, nỗ lực mới này đã vượt qua một giới hạn đáng kể và nếu nỗ lực mới của Mỹ không mang lại kết quả, căng thẳng giữa hai đồng minh có thể sẽ còn trở nên gay gắt hơn.
Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cựu Giám đốc CIA, nói với CNN ngày 4/4 rằng ông tin việc chính quyền vạch ra ranh giới với Israel có thể có hiệu quả và điều quan trọng là Tổng thống Biden đã kêu gọi ngừng bắn.
Thượng nghị sĩ độc lập Bernie Sanders thì nói rằng tiền đóng thuế của người Mỹ không nên “đồng lõa” trong việc cho phép Israel giết hại những người vô tội.
Trẻ em lấy nước tại vòi nước công cộng ở thành phố Rafah, Dải Gaza, ngày 30/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
SỰ LỰA CHỌN CỦA ÔNG NETANYAHU
Ông Netanyahu, người đã nắm quyền trong gần một phần tư thế kỷ qua ở Israel và là một người có sức sống chính trị phi thường, có thành tích lâu dài trong việc thách thức áp lực của Mỹ – một lý do khiến việc đối phó với ông lại trở nên nguy hiểm với các tổng thống Mỹ.
Sau “tối hậu thư”, không có phản hồi ngay lập tức từ Thủ tướng Israel, nhưng ông đã tổ chức cuộc họp nội các, với lời cảnh báo Israel sẽ tự vệ trước Iran.
Trong khi cuộc điện đàm với Tổng thống Biden cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa người Israel và người Mỹ, chính quyền Mỹ vẫn nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của Mỹ đối với an ninh của Israel là bất khả xâm phạm. Ông Kirby nói: “Tổng thống Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ dành cho Israel trước những mối đe dọa này và cam kết của chúng tôi đối với an ninh của Israel”.
Rõ ràng, căng thẳng giữa Thủ tướng Israel và Tổng thống Biden không gia tăng vì sự mất kết nối cá nhân. Hai người đều là những chính trị gia kỳ cựu đã biết nhau nhiều năm. Đúng hơn là các lợi ích chính trị của ông Biden – và được cho là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ – đang khác biệt với lợi ích của ông Netanyahu. Tổng thống Biden có động cơ mạnh mẽ để chiến tranh Gaza kết thúc, xét đến những hậu quả chính trị mà ông đang phải đối mặt từ liên minh mong manh của mình ở các bang quan trọng sẽ quyết định cuộc bầu cử năm 2024. Nhiều nhà quan sát ở Washington tin rằng ông Netanyahu có động cơ để kéo dài xung đột, vì một cuộc bầu cử có thể xảy ra khi cường độ xung đột hạ nhiệt. Vào thời điểm đó, trọng tâm cũng sẽ chuyển sang trách nhiệm giải trình của ông về vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Israel hiện đại.
Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất trong chiến lược của Netanyahu trong những tháng gần đây là việc ông không sẵn sàng trả lời dù chỉ mang tính biểu tượng cho nhu cầu của Mỹ. Một mặt, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, bởi đối với nhiều người Israel, nỗi kinh hoàng về các cuộc tấn công khủng bố vào tháng 10/2023 và tâm lý muốn xóa sổ kẻ thù khỏi bản đồ đã làm lu mờ những cân nhắc khác. Netanyahu, người theo quan điểm cực hữu, cũng đang điều hành chính phủ bảo thủ nhất trong lịch sử Israel và phụ thuộc vào một số đảng Chính thống cực đoan để duy trì quyền lực.
Tuy nhiên, Israel ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế và sự hỗ trợ của Mỹ hiếm khi quan trọng đến vậy. Ông Netanyahu sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu công khai thách thức các yêu cầu của tổng thống Mỹ. Một cuộc tấn công theo kế hoạch của Israel ở Rafah, mà Mỹ đã cảnh báo không được tiến hành cho đến khi dân thường được bảo vệ, giờ đây có thể trở thành “lằn ranh đỏ”.
Nếu cuối cùng Tổng thống Mỹ đánh giá rằng những lời cảnh báo của ông không còn được chú ý, thì uy tín của ông sẽ phụ thuộc vào việc công khai buộc Thủ tướng Israel phải trả giá.
Nhưng những mệnh lệnh chính trị của ông Biden và cái giá nhân đạo ngày càng tăng của cuộc chiến ở Gaza cũng đang đẩy nhà lãnh đạo Mỹ tiến đến một “ngã tư định mệnh”. Và lúc này, Netanyahu sẽ quyết định con đường nào ông sẽ đi.
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Nhiệm vụ khó khăn của Ngoại trưởng Mỹ
Không có ý chí chính trị cắt viện trợ cho Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Ngoại trưởng Antony Blinken không thể làm gì nhiều để gây áp lực với Thủ tướng Netanyahu.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) tại cuộc gặp ở Tel Aviv, Israel, ngày 3/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Tiến sĩ Adam McConnel tại Đại học Sabanci ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) mới đây cho rằng chuyến công du thứ 5 của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới các nước ở Đông Địa Trung Hải dường như đã diễn ra tương tự như các chuyến đi trước trong bốn tháng qua.
Mặc dù chuyến thăm này trùng hợp với thông tin đầy hy vọng rằng Hamas đã phản ứng tích cực với các đề xuất ngừng bắn hiện tại và đưa ra các điều kiện riêng, nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần như ngay lập tức dập tắt những hy vọng mới chớm nở, tiếp tục thái độ không khoan nhượng đối với ý tưởng đàm phán chấm dứt cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Do đó, theo Tiến sĩ McConnel, Ngoại trưởng Blinken không đạt được những thỏa hiệp có ý nghĩa đối với giới lãnh đạo Israel trong năm bầu cử ở Mỹ cho thấy vấn đề trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng.
Nhiệm vụ "bất khả thi" của Ngoại trưởng Blinken
Tiến sĩ McConnel lưu ý rằng vấn đề cốt yếu của Ngoại trưởng Blinken là ông đã được giao một nhiệm vụ chính trị "bất khả thi". Chính quyền Mỹ bị ảnh hưởng bởi một số xu hướng khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc gây áp lực đối với Chính phủ Israel theo cách cần thiết, tức là bằng cách cảnh báo cắt viện trợ quân sự và/hoặc kinh tế, hoặc thậm chí thực hiện các bước để làm như vậy.
Đầu tiên là tâm lý và bầu không khí chính trị ủng hộ Israel nói chung ở Mỹ, được hầu hết cử tri đảng Dân chủ cũng như cử tri đảng Cộng hòa thừa nhận mạnh mẽ. Sự ủng hộ lâu dài và kiên quyết của Tổng thống Biden dành cho Israel phản ánh thực tế đó. Việc cắt viện trợ cho Israel dường như là một bước đi mà Nhà Trắng từ chối tính đến.
Thứ hai là Mỹ đang trong năm bầu cử nên Tổng thống Biden không thể đưa ra bất kỳ quyết định chính trị gây tranh cãi nào. Hầu hết người Mỹ sẽ bị sốc hoặc thậm chí tức giận trước động thái cắt viện trợ cho Israel, điều này có thể đồng nghĩa với việc mất một số lượng lớn phiếu bầu. Cựu Tổng thống Donald Trump, người có nhiều khả năng trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa càng ngày càng tuyên bố lập trường thậm chí còn ủng hộ Israel quyết liệt hơn.
Yếu tố quan trọng cuối cùng là tình hình trong Quốc hội Mỹ, vốn kiên quyết ủng hộ Israel, đặc biệt là những người sắp tái tranh cử vào mùa thu này.
Một ví dụ rõ ràng là trong khi Tổng thống Biden đang đe dọa phủ quyết bất kỳ dự luật viện trợ nào cho Israel chứ không phải cho Ukraine, thì Hạ viện do đảng Cộng hòa lại ủng hộ viện trợ cho Israel chứ không phải cho Ukraine.
Áp lực thực sự có là một lựa chọn?
Theo Tiến sĩ McConnel, Thủ tướng Israel Netanyahu nhận thấy rõ các yếu tố được liệt kê ở trên và đó là lý do tại sao ông phớt lờ những nỗ lực gây áp lực của Ngoại trưởng Blinken. Ngay cả khi ông Blinken tỏ ra cứng rắn trong các cuộc họp kín, hoặc Tổng thống Biden gây áp lực qua các cuộc điện đàm, ông Netanyahu biết rằng Nhà Trắng đang không có nhiều không gian để hành động. Thủ tướng Netanyahu không cảm thấy bất kỳ áp lực nào để hành động mềm mỏng hơn ở Gaza.
Như vậy, nếu không có ý chí chính trị cắt viện trợ cho Israel, Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken không thể làm gì nhiều để gây áp lực với Thủ tướng Netanyahu. Mặc dù đã có sự đồng thuận quốc tế về một nhà nước Palestine và ngay cả Tổng thống Biden cũng công khai ủng hộ mục tiêu đó, nhưng ông Netanyahu vẫn phản đối.
Tóm lại, Tiến sĩ McConnel kết luận, nếu các cuộc đàm phán ngừng bắn hiện tại có kết quả thì đó chỉ là do Hamas đã chiến đấu hiệu quả với Israel. Cuối cùng, rất có thể chính Hamas sẽ buộc Israel phải đồng ý ngừng bắn chứ không phải do chính quyền Mỹ cứng rắn với Thủ tướng Netanyahu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden: Sẽ có lệnh ngừng bắn ở Gaza trong vòng một tuần "Cố vấn an ninh quốc gia của tôi nói với tôi rằng chúng tôi đã tiến gần. Hy vọng của tôi là vào thứ Hai tới, chúng ta sẽ có lệnh ngừng bắn", ông Biden nói. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tổng thống Biden ngày 26/2 (theo giờ địa phương) cho biết ông tin rằng các nhà đàm phán...