Mỹ chính thức cho phép bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
Bộ ngoại giao Mỹ ngày 10/11 đã công bố một văn kiện mới nhằm cho phép xuất khẩu các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington ngày 2/10.
Sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đã được công bố lần đầu tiên vào đầu tháng 10 khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice và tại Washington.
Tuy nhiên, cho đến hôm qua 10/11 việc phê chuẩn chính thức chính sách mới được thực hiện.
Văn kiện nói rằng: “Căn cứ trên lợi ích của chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia Mỹ mà việc xuất khẩu các vũ khí sát thương và dịch vụ quốc phòng sang Việt Nam sẽ được cho phép trên cơ sở từng trường hợp cụ thể nhằm hỗ trợ an ninh hàng hải và nhận thức chủ quyền”.
Video đang HOT
Máy bay trinh sát hàng hải P-3 của Mỹ.
Các chuyên gia cho hay dự đoán Việt Nam sẽ quan tâm tới các loại máy bay trinh sát hàng hải, giống như máy bay P-3 cũng như các thiết bị giám sát.
Năm 2013, Ngoại trưởng Kerry đã công bố về một thỏa thuận nhằm cung cấp cho Việt Nam 5 tàu tuần tra tốc độ cao.
An Bình
Theo DN
Ukraine thừa nhận khó gia nhập NATO lúc này
Các nhà lãnh đạo Ukraine thừa nhận không thể yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) công nhận là thành viên của NATO ở thời điểm hiện tại, nhưng Kiev có thể chờ trong tương lai.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Hãng Itar-Tass chiều nay 19/9 dẫn lời Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết: "Chúng tôi chưa đủ khả năng để yêu cầu trở thành thành viên trong NATO ở thời điểm này, nhưng chúng tôi luôn tư duy điều đó".
Ông Petro Poroshenko cho biết, Ukraine cần tăng cường lực lượng vũ trang, tuy nhiên Tổng thống Ukraine thừa nhận các cuộc xung đột kéo dài hàng tháng qua ở vùng Donbass "không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự" mà phải thông ngoại giao.
Tổng thống Ukraine cũng khẳng định sẵn sàng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở các nước "Cộng hòa Nhân dân" tự xưng là Donetsk và Luhansk như một phần của tiến trình hòa bình Minsk.
"Chúng tôi biết làm thế nào để đạt được hòa bình và chúng tôi sẽ thành công nhằm đạt được điều đó", Tổng thống Poroshenko cho biết.
Trước đó, ông Poroshenko kêu gọi Quốc hội Mỹ tạo cơ chế an ninh đặc biệt cho Ukraine như một ưu tiên cao nhất của mối quan hệ ngoài NATO.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Ukraine cho biết Kiev cần nhiều hơn nữa các thiết bị quân sự, bao gồm sát thương và phi sát thương.
Tuy nhiên, bất chấp lời đề nghị khẩn thiết của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Tổng thống Barack Obama đã từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine nhằm chống lại lực lượng ly khai miền Đông.
Trước đó, trong phiên họp của Quốc hội Mỹ, Tổng thống Ukraine cho biết, ông đánh giá cao sự hỗ trợ các trang thiết bị phi sát thương của Mỹ nhưng đó là không đủ để chấm dứt bạo lực tại miền Đông Ukraine.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngay sau cuộc họp với Tổng thống Barack Obama, ông Poroshenko cho biết Tổng thống Mỹ đã "nói không" với lời yêu cầu của mình cho Ukraine hưởng một tình trạng an ninh đặc biệt dù nước này không thuộc NATO.
Mặc dù vậy, ông Poroshenko cũng cho rằng mối quan hệ Kiev và Washington đã gần gũi hơn nhiều so với trước đây.
Tổng thống Ukraine nói: "Chúng tôi thực sự có nhiều hơn điều chúng tôi hỏi. Chúng tôi có đủ và hoàn toàn hài lòng với sự hợp tác với Nhà Trắng".
Theo Tiền Phong
Australia phát triển loại đạn súng bộ binh mới Công ty Thales Australia đang bắt đầu công việc phát triển loại đạn mới dành cho súng bộ binh cỡ nòng nhỏ. ảnh minh họa Đạn 5,56 x 45 NATO Loại đạn mới đang được Australia phát triển cùng với một công ty nước ngoài sẽ có tính năng khác đáng kể các loại đạn thông thường cùng cỡ. Các loại đạn của...