Mỹ: Chim ưng chiến F-16 sẽ được vá bằng các lá thép và nhôm
Đại diện Không quân Mỹ và hãng chế tạo Lockheed Martin vừa đạt được thoả thuận sửa chữa các máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon ( Chim ưng chiến) phiên bản 2 chỗ ngồi.
Theo các thông tin được công khai, trong quá trình sửa chữa, khoang lái của các máy bay F-16 sẽ được gia cố thêm bằng các lá thép và nhôm để ngăn ngừa khả năng bị nứt từng bị phát hiện trước đây. Hiện tại, các bên vẫn chưa xác định được tiến độ sửa chữa các máy bay F-16 gặp vấn đề.
Máy bay chiến đấu F-16D của Không quân Mỹ.
Theo đề xuất của Lockheed Martin, các lá thép, nhôm gia cố sẽ được hàn phía ngoài khoang lái máy bay F-16. Nếu được chấp thuận, quá trình sửa chữa mỗi máy bay F-16 sẽ mất khoảng 2 tháng. Đây cũng là phương án sửa chữa rẻ tiền nhất. Không quân Mỹ và Lockheed Martin hiện đang thống nhất về địa điểm bắt đầu sửa chữa lô F-16 trục trặc đầu tiên.
Trước đề xuất của hãng Lockheed Martin, Không quân Mỹ đã tính tới khả năng hàn chết các vết nứt nhỏ phát hiện trên buồng lái máy bay F-16. Phương pháp này đảm bảo tuổi thọ các linh kiện trên khoang lái máy bay F-16 thêm 50-100 giờ trước khi lặp lại lỗi tương tự. Không quân Mỹ đã thí điểm phương án sửa chữa trên vào ngày 8-8 tại căn cứ không quân Ogden đối với một số máy bay F-16D. Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân, sau đó phương án sửa chữa này bị huỷ bỏ.
Trung tuần tháng 8-2014, Không quân Mỹ cũng tính tới phương án thay toàn bộ khoang lái của các máy bay F-16 gặp vấn đề, nhưng không khả thi vì chi phí quá lớn. Theo phương án này, quá trình sửa chữa mỗi máy bay F-16 mất tới 4 tháng và vòng đời máy bay bị giảm do sự can thiệp sâu vào khung thân máy bay.
Mới đây, Không quân Mỹ đã tạm dừng bay 82 trên tổng số 157 máy bay F-16D hiện có sau khi phát hiện các vết nứt bất thường trong khoang lái. Tới ngày 1-9, Singapore cũng ra quyết định tương tự đối với các máy bay F-16 phiên bản hai chỗ ngồi nước này sở hữu.
Video đang HOT
Theo Quân Đội Nhân Dân
Lộ tính năng "khủng" trên F-16 Đài Loan giúp trị J-10
Các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan sẽ được lắp radar mạng pha tiên tiến giúp nó "trị" tiêm kích J-10 Trung Quốc.
Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin hôm 21/8, tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã hoàn thành việc tích hợp hệ thống radar quét mảng pha điện tử (AESA) vào những chiếc máy bay chiến đấu F-16V. Đây được xem như là một phần của chương trình nâng cấp và hiện đại hóa mẫu máy bay chiến đấu F-16 đã lỗi thời của Lockheed Martin.
Lực lượng Không quân Đài Loan sẽ là khách hàng đầu tiên được Lockheed Martin chuyển giao biến thể mới nhất của chiếc F-16 trên, theo một hợp đồng trị giá 1,85 tỷ USD nhằm nâng cấp phi đội 144 chiếc F-16A/B Block 20 của Đài Loan được ký năm 2012.
Những chiếc F-16 của Đài Loan sẽ được nâng cấp hệ thống radar quét mảng pha điện tử SARB tiến tiến nhất của Northrop Grumman.
Trong một tuyên bố mới đây, Lockheed Martin cho biết, việc tích hợp thành công hệ thống radar quét mảng pha điện tử Scalable Agile Beam (SABR) của hãng Northrop Grumman là một bước tiến lớn trong chương trình nâng cấp FR-16V của Lockheed Martin. Hệ thống radar SABR có tính năng tương tự như mẫu radar quét mảng pha điện tử AN/APG-80 được trang bị trên biến thể F-16E/F Block 60, và nó đáp ứng hoàn toàn mọi tiêu chuẩn của Không quân Mỹ.
Theo phó chủ tịch phụ trách chương trình máy bay chiến đấu F-16/F-22 của Lockheed Martin - Roderick McLean, thành công của chương trình nâng cấp và hiện đại hóa F-16 thể hiện được năng lực Lockheed Martin trong các hợp đồng và kéo dài thời gian hoạt động đối với các thiết bị quân sự cho Quân đội Mỹ cũng như các khách hàng nước ngoài.
Đài Loan sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên nhận được bản nâng cấp F-16V của Lockheed Martin.
Cùng với việc nâng cấp hệ thống radar SABR, phi đội F-16 của Không quân Đài Loan còn được nâng cấp hệ thống máy tính xử lý trung tâm, một số cấu trúc của thân máy bay, buồng lái và hệ thống tác chiến điện tử.
F-16V còn được Không quân Mỹ định danh bằng cái tên Viper, giới thiệu lần đầu tiên tại triễn lãm hàng không quốc tế Singapore 2012. Nó được xem là phiên bản tiếp theo trong đại gia đình máy bay chiến đấu F-16 được sản xuất từ những năm 1970.
Ana Wugofski - phó chủ tịch phát triển kinh doanh thị trường quốc tế của Lockheed Martin trả lời phỏng vấn với Jane's cho biết, việc nâng cấp hệ thống radar quét mảng pha điện tử cho các máy bay chiến đấu thế hệ cũ là bước đi chuẩn bị đầu tiên trong kế hoạch triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Mỹ. Điều này sẽ đảm bảo khả năng tương thích của các máy bay này với hệ thống tác chiến trên không trong tương lai.
Bà này còn cho hay, với hệ thống máy tính mạnh mẽ cùng với tốc độ truyền tải dữ liệu cao. Các nhà điều hành của F-16 có thể kết hợp thêm nhiều tính năng mở rộng lên trên mẫu máy bay chiến đấu này, và đây được xem như là bước đệm trước khi chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng các máy chiến đấu thế hệ thứ 5 với cấu hình gần như tương tự.
Không quân Mỹ tuy là nơi khởi động chương trình hiện đại hóa F-16 nhưng lại không mấy mặn mà lắm với chương trình này.
Đầu năm nay, Không quân Mỹ đã hủy bỏ một chương trình nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử mới dành cho các máy bay chiến đấu F-16 tương tự như của Đài Loan. Một phần của quyết định trên là do Không quân Mỹ cảm thấy chương trình này hoàn toàn không cần thiết, cũng như lo ngại sự chậm trễ từ chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ F-35 của Lockheed Martin đã bị loại bỏ.
Chương trình nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử CAPES bao gồm cả hệ thống radar quét mảng pha điện tử AESA đi kèm với hệ thống tác chiến trên không mới, đều nằm trong gói hợp đồng trị giá 5,3 tỷ USD được Mỹ công bố vào năm 2011. Trong đó Đài Loan sẽ trả 30% giá trị hợp đồng trong giai đoạn phát triển của chương trình này. Nhưng do thiết hụt ngân sách trầm trọng đã buộc Không quân Mỹ cắt giảm lớn các khoản chi tiêu không cần thiết, trong đó có chương trình CAPES và chuyển ngân sách sang chương trình phát triển F-35.
Phân tích của Jane's
Ngoài Lockheed Martin thì hiện tại vẫn còn nhiều công ty khác thực hiện chương trình nâng cấp cho những chiếc F-16. Trong đó có thể tới hãng BAE Systems với hợp đồng nâng cấp 132 chiếc F-16C/D Block 52 cho Không quân Hàn quốc. Đó là còn chưa kể còn nhiều quốc gia khác đang có ý định nâng cấp phi đội F-16 của mình, điển hình Singapore.
Lockheed Martin thật sự không phải là công ty tiên phong duy nhất trong chương trình hiện đại hóa F-16 như họ từng tuyên bố, thậm chí đến ngay cả Boeing cũng muốn tham gia thị trường đầy tiềm năng này khi có đến hàng ngàn chiếc F-16 vẫn còn đang được biên chế trong quân đội nhiều nước trên thế giới.
Thị trường nâng cấp những chiếc chiến đấu cơ F-16 sẽ sôi động hơn bao giờ hết khi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ luôn luôn bị trì hoãn.
John Bean - Phó chủ tịch chương trình máy bay chiến đấu toàn cầu của BAE Systems nói với Jane's vào đầu năm nay cho biết, hiện tại thị phần phát triển của chương trình nâng cấp F-16 vẫn có tiềm năng rất lớn. Nhất là khi các khách hàng ngày càng quan tâm hơn tới việc rút ngắn khoảng cách về mặt công nghệ, khi so sánh tính năng của các máy bay chiến đấu thế hệ mới với các máy bay chiến đấu đã lỗi thời của họ.
Với hơn 4.550 chiếc F-16 được sản xuất và trang bị trên toàn thế giới cũng như sự chậm trễ của chương trình F-35. Thị trường nâng cấp và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu thệ hệ cũ sẽ là cú hích cho ngành công nghiệp hàng không quân sự.
Theo Kiến Thức
"Đài Loan muốn F-35 nhưng F-16 nâng cấp cũng là một lựa chọn" Quan chức này cũng thẳng thắn thừa nhận rằng Đài Loan muốn sở hữu các chiến đấu cơ F-35. Thiếu tướng Luo Shou-he Một quan chức của Bộ Quốc phòng Đài Loan gân đây cho biết Đài Loan hy vọng sẽ có được các máy bay tiêm kích hiện đại của Mỹ, trong đó Đài Bắc thực sự muốn có máy bay chiến...