Mỹ: Chim hiếm hồi sinh trên miền đất chết
Loài chim hiếm hoi nhất Bắc Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng khi hồi sinh trên một trường bắn của hải quân Mỹ.
Ít ai ngờ những quả đồi lởm chởm trên một hòn đảo ở miền nam California, Mỹ với đầy những biển báo nguy hiểm lại là nơi hồi sinh của loài chim hiếm hoi nhất Bắc Mỹ: Chim bách thanh đảo San Clemente.
Bất chấp những vụ nổ vì bom đạn làm rung chuyển hòn đảo thuộc sở hữu của hải quân Mỹ này, loài chim bách thanh San Clemente vẫn sinh sôi nảy nở từ bờ vực của sự tuyệt chủng ngay trên trường bắn hải quân, nơi luyện tập của các tàu chiến Mỹ.
Chim bách thanh đảo San Clemente hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng
Loài chim lông đen, xám và trắng này đã gần như tuyệt chủng khi số lượng của chúng chỉ còn 13 con vào thập niên 1990 đã tăng lên 140 con vào năm 2013, và đây là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng đã hồi sinh trên những vùng đất quân sự trong thập niên qua.
Nhiều người cho rằng chính những miền đất “chết” được quân đội canh gác cẩn mật không cho người ngoài xâm phạm đã bảo vệ cho những loài động vật sắp tuyệt chủng, chẳng hạn như chim gõ kiến cổ đỏ và chuột túi Thái Bình Dương.
Tuy nhiên các quan chức quân sự Mỹ đã bác bỏ quan điểm này và tuyên bố rằng họ chỉ quan tâm đến an ninh quốc gia.
Video đang HOT
Tàu chiến hải quân Mỹ luyện tập bắn đạn thật
Trong 10 năm qua, ngân sách dành để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Mỹ đã tăng gần 45%, từ mức 50 triệu USD vào năm 2013 lên tới 73 triệu USD vào năm 2012.
Theo số liệu của Lầu Năm Góc, hiện các vùng đất của quân đội với diện tích khoảng 11,3 hecta là nơi bảo vệ cho gần 420 loài nằm trong danh sách đỏ của Mỹ.
Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang tăng cường hợp tác với các tổ chức bảo vệ môi trường để mua lại các khu vực quan trọng làm vùng đệm xung quanh các căn cứ, điển hình là tuyên bố về việc phục hồi khu vực đồng cỏ xung quanh căn cứ hỗn hợp Lewis-McChord ở Washington hồi tháng 6 vừa qua.
Theo Global Animal
Philippines điều lực lượng tới gần Biển Đông
Philippines sẽ điều máy bay, tàu chiến tới các căn cứ gần khu vực tranh chấp trên biển với Trung Quốc để phản ứng nhanh hơn.
Ngày 28/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Valtaire Gazmin cho biết quân đội nước này đang có kế hoạch chuyển các đơn vị không quân và hải quân lớn tới một căn cứ cũ của Mỹ ở vịnh Subic nhằm tiếp cận nhanh hơn với các khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Lý giải cho động thái này, ông Gazmin cho biết: "Đó là để bảo vệ vùng biển của chúng tôi. Chúng tôi hiện đang chờ kinh phí để thực hiện kế hoạch này."
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Valtaire Gazmin
Vịnh Subic là một cảng nước sâu tự nhiên có thể chứa được 2 tàu chiến lớn mà Philippines vừa mua của Mỹ, và có ưu thế hơn hẳn cảng biển nông hơn ở căn cứ hải quân Sangley Point ở tỉnh Cavite hiện nay.
Mỹ đã bàn giao chiếc tàu tuần duyên đầu tiên cho Philippines vào năm 2011 và nó trở thành chiếc tàu chiến lớn nhất của hải quân Philippines. Vào ngày 6/8 tới đây, Tổng thống Benigno Aquino sẽ chủ trì lễ đón nhận chiếc tàu chiến thứ hai mua của Mỹ tại cảng Subic.
Một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines cho biết việc bố trí lực lượng tại vịnh Subic sẽ giảm thời gian phản ứng của chiến đấu cơ tới các khu vực tranh chấp trên Biển Đông tới hơn 3 phút so với việc cất cánh từ căn cứ không quân Clark ở phía bắc Manila.
Tài liệu này nêu rõ: "Nó sẽ tạo ra vị trí chiến lược cho lực lượng vũ trang Philippines với đường tiếp cận trực tiếp và ngắn hơn để hỗ trợ cho các chiến dịch trên Biển Đông."
Tài liệu này ước tính chi phí sửa chữa và cải tạo căn cứ không quân ở Subic vào khoảng 119 triệu USD. Chi phí này thấp hơn mức dự tính 256 triệu USD nếu phải xây dựng một căn cứ không quân mới vì tổ hợp Subic hiện đã có một đường băng đẳng cấp thế giới và nhiều cơ sở hạ tầng hàng không sẵn có.
Sân bay quốc tế Subic đã bị bỏ hoang kể từ khi hãng vận chuyển FedEx của Mỹ chuyển hoạt động làm ăn của mình từ Subic tới Trung Quốc vào năm 2009.
Theo tài liệu này, việc bố trí khoảng 250 sỹ quan và lính không quân tới vịnh Subic kết hợp với "sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng nước ngoài tới thăm" sẽ tăng cường hoạt động thương mại và giao dịch ở cảng biển này.
Philippines có kế hoạch cho phép nhiều tàu chiến và máy bay Mỹ được sử dụng tạm thời các căn cứ quân sự của nước này ở Subic để thực hiện các cuộc diễn tập quân sự chung. Sự hiện diện của Mỹ ở các căn cứ quân sự này được các quan chức Philippines coi là một biện pháp phòng ngừa trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Tàu tuần tra Philippines tại vịnh Subic
Philippines đã hậu thuẫn các nỗ lực của Mỹ trong việc tái triển khai lực lượng quân sự ở châu Á để làm đối trọng với sự vươn lên của Trung Quốc. Năm ngoái Philippines đã phải rút tàu thuyền của mình ra khỏi bãi cạn Scarborough sau nhiều tuần đối đầu với tàu Hải giám Trung Quốc và khiến quyền kiểm soát thực tế bãi cạn này rơi vào tay Trung Quốc.
Với thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền trên biển, nhiều người lo ngại rằng các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể châm ngòi cho xung đột nghiêm trọng đe dọa đến hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế ở Châu Á.
Theo Khampha
Mỹ dọn đường trở lại Biển Đông đối đầu TQ Mỹ đang đàm phán với Philippines nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại các căn cứ ở Biển Đông chĩa thẳng về phía Trung Quốc. Chính phủ Mỹ đang mở rộng đàm phán với Manila nhằm tìm cách xây dựng thêm các cơ sở và kho tàng ở Philippines cũng như mở rộng hơn con đường tiếp cận với các căn...