Mỹ chỉ từ chối 1% sinh viên Trung Quốc bị coi là gián điệp
Một quan chức Nhà Trắng hôm 30/9 cho biết Mỹ chỉ từ chối cấp visa cho khoảng 1% trong số 400.000 du học sinh Trung Quốc vì hành vi thu thập thông tin tình báo.
Một quan chức Nhà Trắng hôm 30/9 cho biết Mỹ chỉ từ chối khoảng 1% trong số 400.000 du học sinh Trung Quốc. Nguyên nhân là những người này có hành vi thu thập công nghệ và các thông tin khác của Mỹ.
Ông Matt Pottinger, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời từng là một trong những thành viên chủ chốt trong việc phát triển chính sách với Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump, cho biết đại đa số sinh viên Trung Quốc vẫn được chào đón tại Mỹ.
“ Tổng thống Trump đã có động thái nhằm vào khoảng 1% trong số họ, đó là các nhà nghiên cứu Trung Quốc có liên quan đến quân đội, những người lưu trú với lý do giả, hoặc thậm chí là với danh tính giả“, ông Pottinger giải thích về chính sách từ chối thị thực du học đối với những công dân Trung Quốc có nguy cơ gây rủi ro an ninh cho Mỹ.
Ngoài ra, Phó Cố vấn cũng cho biết những cá nhân đến Mỹ với mục đích tiếp cận “ các công nghệ hữu ích cho sự tiến bộ của quân đội Trung Quốc…” cũng bị cấm lưu trú.
Bộ Ngoại giao Mỹ thu hồi thị thực lưu trú của hơn 1.000 sinh viên và nhà nghiên cứu từ Trung Quốc bị nghi ngờ là gián điệp hồi tháng 9/2020. (Ảnh: Xinhua)
Vào tháng 9, Bộ Ngoại giao Mỹ thu hồi thị thực lưu trú của hơn 1.000 sinh viên và nhà nghiên cứu từ Trung Quốc bị nghi ngờ là gián điệp. Trung Quốc gọi đây là hành vi vi phạm nhân quyền.
Video đang HOT
Các du học sinh Trung Quốc là nguồn doanh thu đáng kể của các trường đại học tại Mỹ. Ông Pottinger nói phần lớn sinh viên Trung Quốc vẫn là “ những người mà chúng tôi rất vui vì sự có mặt của họ, nhiều người sẽ ở lại đây và bắt đầu những công việc kinh doanh tuyệt vời“.
Chính sách mới của Mỹ về du học sinh Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung ở mức xấu nhất trong nhiều thập kỷ trước thời Tổng thống Trump. 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều lần xung đột về thương mại, nhân quyền và vấn đề của Hồng Kông. Mỹ cáo buộc Trung Quốc là nước phải chịu trách nhiệm về sự lây lan của COVID-19.
Nạn 'bắt cóc ảo' nhằm vào du học sinh Trung Quốc
Một cô gái 18 tuổi bị kẻ lừa đảo thuyết phục rằng chúng là cảnh sát Trung Quốc và cô phải đi trốn.
Cảnh sát bang New South Wales (NSW) tuần này tiết lộ một vụ bắt cóc lừa đảo nhằm vào sinh viên Trung Quốc. Một người đàn ông 22 tuổi bị những kẻ lừa đảo thuyết phục rằng phải cho phép một nữ sinh trung học hoàn toàn xa lạ vào ở trong căn hộ của mình dưới dạng bảo vệ nhân chứng.
Nữ sinh 18 tuổi cũng bị chính những kẻ đó thuyết phục. Chúng tự xưng là cảnh sát Trung Quốc, buộc cô phải tới trốn trong căn hộ của người đàn ông ở Chatswood, thành phố Sydney.
Một nạn nhân tại Australia của những kẻ bắt cóc lừa đảo tự xưng là người thuộc chính quyền Trung Quốc. Ảnh: Cảnh sát NSW
Cảnh sát cho hay hai người xa lạ ở cùng nhau 8 ngày trong căn hộ. Trong thời gian đó, cô gái đã gửi nhiều ảnh và video về cảnh mình bị "bắt cóc" cho gia đình qua mạng xã hội WeChat.
Những kẻ bắt cô gửi tin nhắn này tự xưng là các nhà chức trách Trung Quốc, yêu cầu người thân gửi tiền để cô bé được trả tự do. Cô gái gửi tin nhắn trong lúc người đàn ông ra khỏi căn hộ để đi học, vì vậy, anh ta không biết cô gái đã thuyết phục bố mẹ mình ở Trung Quốc trả tiền chuộc.
Không có nạn nhân nào bị đánh đập hay gặp nguy hiểm. Ngay cả khi người đàn ông rời khỏi căn hộ, cô gái cũng không cố trốn chạy. Nhưng điều này cũng không ngăn cản được bố mẹ cô gái trả 213.000 USD tiền chuộc cho kẻ lừa đảo qua tài khoản ngân hàng đăng ký ở Bahamas.
Cảnh sát NSW cho hay vụ lừa đảo bị phát hiện trong tháng 9 này là một trong 9 vụ được báo cáo trong tiểu bang năm nay, số tiền bị lừa lên tới gần 3,5 triệu đôla.
Họ cho biết cả cô gái và người đàn ông thậm chí không hề biết đó là trò lừa đảo tới khi được cảnh sát tìm thấy. Họ đã lần theo dấu vết cô gái qua điện thoại di động.
"Có vẻ như những kẻ lừa đảo này vẫn tiếp tục hoạt động và lại săn tìm những cá nhân dễ bị tổn thương trong cộng đồng, những người ở xa gia đình", Darren Bennett, trưởng phòng điều tra của cảnh sát NSW nói.
"Trong vụ này, chúng tôi được khai báo những kẻ lừa đảo bắt đầu liên hệ với cô gái từ tháng 7 qua email của những kẻ tự xưng là cảnh sát Trung Quốc, cho biết thông tin cá nhân của cô gái đã bị sử dụng trái phép trên một gói hàng bị chặn lại ở nước ngoài".
"Những kẻ đứng sau trò lừa đảo 'bắt cóc ảo' này liên tục điều chỉnh kịch bản và phương pháp luận nhằm lợi dụng lòng tin của người dân vào chính quyền".
Ước tính các vụ lừa đảo bắt cóc ảo trên toàn cầu đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Những kẻ lừa đảo thường nhằm vào thanh niên Trung Quốc, bao gồm cả sinh viên trao đổi tại Australia.
Theo Lennon Chang, giảng viên tội phạm học ở Đại học Monash, những trò lừa đảo kiểu này đã hoạt động gần 30 năm. Nạn nhân thường nhận được cuộc gọi của những kẻ lừa đảo, nói bằng tiếng Hán, tự xưng là người của chính phủ hoặc cảnh sát Trung Quốc.
Chúng thường nói rằng hộ chiếu hay thị thực của họ có vấn đề, hoặc họ đang bị điều tra vì liên quan tới một kiện hàng, trước khi thông báo họ phải khai báo với một quan chức khác để xác nhận thêm thông tin.
Nạn nhân dần bị thuyết phục cách duy nhất để giải quyết vấn đề là chụp ảnh bản thân bị bắt cóc nhằm đảm bảo người thân sẽ trả tiền chuộc. Những vụ lừa đảo thế này đã xảy ra tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, Chang cho biết.
Cảnh sát Victoria từng báo cáo về các vụ lừa đảo "bắt cóc ảo", cho biết năm nay chưa xảy ra vụ nào.
"Những kẻ lừa đảo có thể rất hung hãn, có thể đã đe dọa khiến nạn nhân sợ hãi", phát ngôn viên cảnh sát Victoria nói. "Điều quan trọng là hãy nhớ không làm theo hướng dẫn chuyển tiền hoặc cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân chi tiết nào".
Theo báo cáo hồi tháng 6 của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia, các cuộc điện thoại liên quan tới giả mạo "các nhà chức trách Trung Quốc" nằm trong số 5 loại các vụ lừa đảo được báo cáo năm ngoái.
Năm 2019 đã xảy ra gần 1.200 vụ lừa đảo với số tiền lên tới 2 triệu USD, theo trang web Scamwatch của chính quyền liên bang Australia. Số vụ lừa đảo năm 2018 ít hơn nhưng số tiền bị lừa lại nhiều hơn.
Cảnh sát cho hay những vụ lừa đảo thế này xuất hiện ở Australia từ 5 năm trước. Nhưng các cuộc điều tra ban đầu bị cản trở bởi lo ngại việc nâng cao nhận thức cộng đồng có thể gây hại cho thị trường sinh viên quốc tế, cũng như sự hợp tác thiếu chặt chẽ với các nhà chức trách Trung Quốc trong việc truy lùng khoản tiền lừa đảo.
Từ năm 2018, cảnh sát đã công khai hơn về các vụ lừa đảo nhằm cảnh báo, nhưng hiếm vụ nào bị khởi tố và hợp tác với phía Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện.
Cách đại học Trung Quốc mở cửa giữa Covid-19 Sinh viên Trung Quốc trở lại trường học giữa Covid-19 với các quy định nghiêm ngặt về ăn ngủ, đi lại, tắm giặt để đảm bảo an toàn. Các trường đại học Trung Quốc đã mở lại lớp học trực tiếp cho học kỳ mùa thu này sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn Covid-19 lây lan. Sinh viên ở Bắc Kinh, Nam...