Mỹ chỉ trích Trung Quốc cản trở nỗ lực ứng phó Covid-19
Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc Trung Quốc ngăn chuyên gia y tế toàn cầu tiếp cận từ sớm, khiến đại dịch Covid-19 diễn biến tồi tệ hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong cuộc phỏng vấn với NBC hôm 11/4 tố Trung Quốc không cho phép các chuyên gia quốc tế tiếp cận hoặc chia sẻ thông tin kịp thời để cung cấp sự minh bạch thực sự về đại dịch Covid-19.
“Kết quả là virus đã lây lan nhanh hơn và theo tôi là nghiêm trọng hơn so với bình thường”, Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng cần phải có một hệ thống an ninh y tế toàn cầu mạnh mẽ hơn để đảm bảo kịch bản của Covid-19 không tái diễn. Ông cũng khẳng định phải có cam kết về tính minh bạch, chia sẻ thông tin, quyền tiếp cận cho các chuyên gia và “Trung Quốc phải đóng một vai trò trong đó”.
“Chúng ta cần phải thực hiện điều đó một cách chính xác để có thể hiểu đầy đủ những gì đã xảy ra, cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất để ngăn nó tái diễn. Đó là lý do chúng ta cần tìm hiểu sâu vấn đề”, Blinken cho biết thêm.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington hôm 29/3. Ảnh: Reuters.
Phát biểu gay gắt của Ngoại trưởng Mỹ phản ánh thái độ quyết liệt từ chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm vào Trung Quốc gần đây, trong đó cho rằng Bắc Kinh thiếu minh bạch trong những ngày đầu đại dịch.
Dự thảo cuối cùng về báo cáo kết quả nghiên cứu chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19 hôm 29/3 khẳng định nCoV có thể lây từ dơi sang người qua động vật trung gian, nhưng khả năng bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm”cực kỳ khó xảy ra”.
Các quan chức cấp cao của Mỹ sau đó lập tức tỏ ra hoài nghi về báo cáo, nêu khả năng Trung Quốc đã tham gia soạn thảo tài liệu này. Giới khoa học quốc tế tuần trước cũng kêu gọi điều tra lại nguồn gốc Covid-19 do báo cáo của WHO chưa đưa ra được câu trả lời “đáng tin cậy”.
Tổng thống Biden có khôi phục được uy tín của Mỹ ở châu Á?
Mỹ đang tăng cường nỗ lực nhằm phục dựng quan hệ với các đối tác, nhưng liệu chừng đó có đủ để khôi phục lại uy tín của Mỹ tại khu vực?
Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao Mỹ và Nhật Bản tham dự Đối thoại chiến lược "2 2" ở Tokyo ngày 16/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuần qua chứng kiến diễn biến ngoại giao dồn dập của chính quyền Mỹ, với việc Ngoại trưởng Anthony Blinken cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có chuyến thăm tới Nhật Bản và Hàn Quốc; trước đó là việc Tổng thống Joe Biden tham dự cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với lãnh đạo các nước thuộc nhóm Bộ tứ.
Chính sách đối ngoại khó đoán định của cựu Tổng thống Donald Trump khiến đồng minh tại châu Á mất lòng tin vào Mỹ. Điển hình là trường hợp của Nhật Bản. Lo ngại khả năng bị Washington bỏ rơi, Tokyo buộc phải chọn cách tiếp cận độc lập hơn trong đối sách ngoại giao thay vì chỉ dựa vào ô an ninh từ Mỹ. Để đối phó với kịch bản Mỹ giảm vai trò can dự tại khu vực, Nhật Bản đã tập trung tăng cường hợp tác với Đông Nam Á, nổi bật là "5 nguyên tắc ngoại giao" của Nhật Bản với khu vực này.
Nhưng ngay cả khi ông Joe Biden lên nhậm chức, cách nhìn nhận của châu Á đối với cam kết của Mỹ tại khu vực vẫn bao trùm tâm lý hoài nghi. Dư luận vẫn tỏ ra dè dặt về khả năng Mỹ phục hồi sau đại dịch, lo ngại tác động tiêu cực mà COVID-19 gây ra đối với kinh tế Mỹ. Các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, sợ rằng chính quyền Joe Biden sẽ bị cuốn vào những vấn đề trong nước.
Bất chấp việc Nhà Trắng đưa ra cam kết quay trở lại các tổ chức quốc tế, theo đuổi chủ nghĩa đa phương, nhiều quốc gia châu Á không còn xem Mỹ là đối tác tin cậy sau bốn năm nắm quyền của ông Trump.
Đối mặt với tình cảnh này, điều ông Biden cần làm trước tiên là trấn an và tái can dự với đồng minh thông qua củng cố quan hệ liên minh. Hợp tác giữa Mỹ với ba thành viên còn lại của nhóm Bộ tứ là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia để thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở là một minh chứng cho cam kết phòng vệ của Mỹ.
Trấn an kế đến phải là các cuộc tập trận, diễn tập để khẳng định hiện diện quân sự, cũng như việc Mỹ sẵn sàng bảo vệ tự do an ninh hàng hải ở Biển Đông. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng cần phải tiếp tục đồn trú quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Mục đích không chỉ là việc bảo đảm an ninh cho hai đồng minh này, mà ở tầm rộng hơn là an ninh khu vực cũng như trật tự tự do hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ đứng đầu.
Máy bay, tàu chiến tham dự chiến dịch huấn luyện của hải quân Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ngày 6/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thứ hai, tái cam kết đối với tự do thương mại và các thiết chế đa phương cũng là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng để Mỹ duy trì trật tự tại khu vực. Ông Trump đã bỏ tham dự nhiều cuộc gặp đa phương, trong đó có kỳ Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2017 và 2018, Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2018, khiến nhiều nước đặt câu hỏi về niềm tin vào Mỹ dưới góc độ một đối tác chiến lược khu vực.
Để giành lại lòng tin, nước Mỹ dưới thời ông Biden cần hiện diện liên tục tại các cuộc gặp đa phương, để thuyết phục các nước rằng những ưu tiên trong nước và quốc tế không khiến Mỹ ngừng tập trung vào châu Á.
Can dự vào các thiết chế đa phương là cách để Mỹ chứng tỏ với các nước quyết tâm của Washington trong tạo lập nguyên tắc toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần khởi động đàm phán về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như các Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) với các nước châu Á. Chính những FTA này sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ và khu vực trong dài hạn, khi Đông Nam Á được dự báo sẽ trở thành khối kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2050.
Mỹ không nên ép buộc các nước châu Á phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn theo đuổi chính sách ngoại giao cân bằng, giữ tính trung lập, tránh ngả về bên một bên để chống bên kia.
Những thách thức đang đè nặng lên vai ông Biden. Ổn định khu vực sẽ vẫn phải dựa vào hiện diện của Mỹ cũng như kết nối chiến lược giữa Washington với các đối tác châu Á. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nhiều nước cùng có chung một câu hỏi: Mỹ sẽ định hình quan hệ với đối tác dưới hình thức nào, sẽ thể hiện sức mạnh tại khu vực ra sao?
Để gây dựng lại lòng tin ở châu Á, ông Biden cần chứng tỏ quyết tâm mạnh mẽ về từ bỏ chủ nghĩa biệt lập đến từ "Nước Mỹ trên hết" của Donald Trump, có bước đi, hành động rõ nét tại khu vực về hiện diện của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ điện đàm, gây sức ép với Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép về Đài Loan, Hong Kong, Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ khi điện đàm với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc. "Tôi đã nói rõ rằng Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi, bảo vệ các giá trị dân chủ của chúng tôi và buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm...