Mỹ chỉ trích Nga về hệ thống tên lửa hành trình
Mỹ ngày 8/3 đã cáo buộc Nga triển khai hệ thống tên lửa hành trình SSC-8 và coi đây là hành động vi phạm “tinh thần và mục đích” hiệp ước kiểm soát vũ khí cũng như tạo ra mối đe dọa với Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars RS-24 của Nga trong cuộc diễu binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Nga năm 2015 (Ảnh: AFP)
“Hệ thống này đã tạo ra mối đe dọa với hầu hết các cơ sở của Mỹ tại châu Âu và chúng tôi tin rằng Nga cố tình triển khai hệ thống này để tạo ra mối đe dọa tới NATO, cũng như các cơ sở nằm trong khuôn khổ trách nhiệm của NATO”, Reuters dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Paul Selva, nói trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ.
Đây là lần đầu tiên Mỹ công khai cáo buộc Nga về việc triển khai hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất SSC-8. Washington cho rằng việc Moscow triển khai hệ thống này đã vi phạm “tinh thần và mục đích” của Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) ký từ năm 1987.
Tháng trước, một số nguồn tin giấu tên cho biết Nga đã bí mật triển khai tên lửa SSC-8 mà nước này đã phát triển và thử nghiệm trong nhiều năm qua, bất chấp sự phản đối của Mỹ. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2014 đã công bố báo cáo về vấn đề kiểm soát vũ khí, trong đó kết luận Nga đã vi phạm INF thông qua việc thử nghiệm tên lửa SSC-8. Về phần mình, Nga tố Washington tiến hành chính sách “ngoại giao thổi phồng” khi cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước về kiểm soát vũ khí, đồng thời bác bỏ cáo buộc này.
Tướng Selva cho biết Mỹ đã nêu vấn đề này với phía Nga, song ông không nói rõ về việc liệu Washington có thể cân nhắc các phương án như thế nào nào trong trường hợp các cuộc đàm phán với Nga không đem lại kết quả khả quan. Trong khi đó, trong cuộc phỏng vấn với Reuters tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ đề cập tới vấn đề trên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong thời gian tới.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga không ngán khi Mỹ đưa SM-3 Block IIA đến Ba Lan
Hải quân Mỹ vừa tiếp tục thử nghiệm thành công SM-3 Block IIA - loại tên lửa đánh chặn cực mạnh sẽ được triển khai đến Ba Lan vào năm 2018.
Không có loại thứ 2
Video đang HOT
Thông tin về vụ thử nghiệm này được Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) cho biết trong thông cáo báo chí hôm 4/2, vụ thử nghiệm tên lửa SM-3IIA, phiên bản mới của tên lửa đánh chặn SM-3, đã được tiến hành trên tàu khu trục USS John Paul Jones đang hoạt động ngoài khơi Hawaii vào tối 3/2.
Sau khi các thiết bị phòng thủ tên lửa trên tàu phát hiện và theo dõi được tên lửa đạn đạo mục tiêu được phóng từ một thao trường ở Hawaii, tên lửa SM-3IIA đã được phóng đi và tiêu diệt thành công tên lửa mục tiêu.
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3.
Tiến sĩ Taylor W. Lawrence, Giám đốc phát triển Hệ thống tên lửa Tập đoàn Raytheon khẳng định: "Vụ thử này sẽ giữ cho chương trình duy trì tốc độ phát triển dành cho phòng vệ trên biển và ven biển theo đúng khung thời gian kế hoạch vào năm 2018, Raytheon xây dựng hệ thống đánh chặn vô song trên không".
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ trang bị SM-3IIA trên khoảng hơn 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt...
Hiện nay hệ thống Aegis Mỹ đã phát triển khá nhiều phiên bản của dòng tên lửa Standar Missile 3 (SM) hay còn gọi là RIM-161. Giá thành của loại tên lửa này từ 10-24 triệu USD, tùy theo từng phiên bản.
Phiên bản Block IA/B có tầm phóng vào khoảng 700 km, độ cao đánh chặn 500km, tốc độ 3km/s (Mach 10.2); Block IIA tầm phóng 2500 km, độ cao đánh chặn 1500km, tốc độ hơn 4,5km/s (Mach 15.25)
Tên lửa SM-3 Block IIA là tên lửa đánh chặn với thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m.
Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với động cơ tăng tốc hành trình cỡ lớn cho phép bay với tốc độ tối đa 15.25 mach (khoảng 5,6km/giây) và tiến công mục tiêu ở cự li lên tới 2.500km.
Các tên lửa SM-3 được sử dụng trên tàu chiến trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41. Mỗi chiến hạm Aegis của Mỹ được trang bị 4 hoặc 6 quả tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3.
Để đánh chặn tên lửa đạn đạo, các hệ thống Aegis được tích hợp radar mảng pha điện tử 3D AN/SPY-1D (V) hiện đại nhất thế giới hiện nay, có khả năng điều khiển tấn công 18 mục tiêu khác nhau cùng một thời điểm, với độ chính xác cao. Trong tương lai, AN/SPY-1D (V) sẽ được thay thế bằng radar AMDR của hãng Raytheon, có tính năng cao hơn.
Hệ thống tác chiến Aegis trên tàu khu trục dựa vào các thông số cần thiết do radar cung cấp như tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay để tính toán giải pháp đánh chặn, sau đó hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu.
Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển Trái Đất.
Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu. Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 23kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.
Cụ thể, tầng khởi động lúc bắt đầu phóng của tên lửa SM-3 Block IIA sử dụng động cơ khởi động nhiên liệu rắn MK-72. Sau khi rời hệ thống phóng thẳng đứng Mk41, SM-3 Block IIA chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống quán tính.
Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách tầng thứ nhất là MK-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc hành trình hai chế độ MK-104. Giai đoạn này, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar Aegis SPY-1 bố trí trên tàu mẹ.
Với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS, sau khi tách tầng đẩy MK-104, động cơ đẩy tăng cường MK-136 bắt đầu hoạt động. Hệ thống động cơ này hoạt động trong 30 giây sẽ kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.
Khi tầng đẩy MK-136 hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách lần cuối cùng và kết cấu tự dẫn sẽ đi vào hoạt động. Kết cấu tầng tự dẫn LEAP nặng 23kg được kích hoạt để kiểm soát và tấn công phá hủy mục tiêu.
Nga không ngán
Với khả năng đánh chặn của SM-3 Block IIA, Mỹ tin rằng sẽ không có loại tên lửa đánh chặn tương tự trên thế giới. Và vì vậy, sẽ không một loại tên lửa tấn công nào nằm trong tầm bắn mà có thể thoát khỏi SM-3 Block IIA một khi tên lửa này được khai hỏa.
Cùng với sự tự tin và kế hoạch triển khai SM-3 Block IIA đến Ba Lan vào năm 2018 của Mỹ, Nga không hề e ngại trước kế hoạch này. Bởi theo nguồn tin quân sự Moskva, họ đang sở hữu những tên lửa đạn đạo Iskander-M có thể khiến mọi nỗ lực đánh chặn của đối phương thành vô nghĩa.
Hệ thống Iskander-M của Nga.
Theo tuyên bố của Nga, khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ "tàng hình" độc đáo của riêng người Nga - công nghệ tàng hình plasma.
Iskander được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên rất linh hoạt và cơ động. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi "bay lượn như chim", độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần.
Truyền thông Nga dẫn số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
Iskander là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg. Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Do vậy, Iskander được coi là loại vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Việc Nga chế tạo và biên chế tên lửa Iskander-M có ý nghĩa chiến lược đặc biệt trước những mối đe dọa ngày càng lớn từ nhiều thế lực bên ngoài. Theo nguồn tin quân sự Nga giấu tên cho biết: "Chương trình Iskander-M của Nga đang giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ".
Iskander-M được cho là vũ khí lợi hại nhất của Moscow để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu, trong trường hợp lá chắn tên lửa Mỹ đe dọa đáng kể sức mạnh của lực lượng tên lửa răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500 km. Như vậy, từ Kaliningrad, tên lửa có thể tiêu diệt hầu hết mục tiêu ở Baltic, ngoài ra nó có thể tiêu diệt một số mục tiêu ở Đức.
Tuy tên lửa Iskander-M từ Kaliningrad không bắn được tới Romania, nơi Mỹ triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3 nhưng tên lửa này đủ khả năng khiến Ba Lan lãnh hậu quả nặng nề một khi xung đột xảy ra.
Ngoài ra, theo các chiến lược gia quân sự Nga, Moscow không có nhu cầu phải vô hiệu hóa các tên lửa đánh chặn ở Romania, bởi vì đằng nào chúng cũng sẽ không thể đánh chặn các tên lửa Nga.
Theo Dantri
Nga khoe tên lửa mạnh gấp 3.000 lần bom hạt nhân Mỹ Đầu đạn nhiệt hạch của tên lửa RS-28 "Sarmat" Nga có sức nổ tương đương 50 triệu tấn TNT, gấp 3.330 lần quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima. Hình mẫu tên lửa RS-28 "Sarmat". Ảnh: Viện thiết kế Makeyev. Nga hé lộ hình ảnh đầu tiên của tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nhiệt hạch RS-28 "Sarmat" vào ngày 24/10, RT...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên 218

Cuộc chiến thuế quan: Phép thử về khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc

Mỹ triển khai chương trình kiểm soát nhiễm độc sau cháy rừng

Động thái trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi bị Tổng thống Trump áp thuế 125%

Trung Quốc kêu gọi SCO duy trì hệ thống thương mại đa phương

Thần đồng 14 tuổi phát triển ứng dụng AI phát hiện bệnh tim chỉ trong 7 giây

Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ

Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ đạo điều tra hai cựu quan chức dưới thời nhiệm kỳ đầu

Tổng thống Trump ra lệnh điều tra 2 cựu quan chức từng chỉ trích ông

Mỹ muốn mở lại loạt căn cứ quân sự ở Panama

Mỹ điều oanh tạc cơ B-2, Iran phải tự đoán thông điệp

Lựa chọn khó khăn của Hàn Quốc
Có thể bạn quan tâm

Vụ cháy nhà 4 người tử vong: Nỗi đau của thanh niên mất cùng lúc mẹ và em gái
Tin nổi bật
06:54:45 11/04/2025
Hot TikToker Dưỡng Dướng Dường vừa bị bắt là ai?
Netizen
06:54:25 11/04/2025
Bán kẹo rau củ Kera, một TikToker bị cơ quan chức năng TPHCM mời làm việc
Pháp luật
06:48:57 11/04/2025
Nữ thần nhan sắc Hàn Quốc mặc "nội y xuyên thấu" đi sự kiện: Tôi muốn mang tới sự khác biệt
Sao châu á
06:19:29 11/04/2025
Mai Ngọc chiêm nghiệm về hôn nhân sau hơn 3 tháng làm vợ thiếu gia Bắc Giang
Sao việt
06:16:36 11/04/2025
Cách nấu canh chua cá lóc tại nhà đơn giản
Ẩm thực
06:01:02 11/04/2025
Trung Quốc hạn chế phim Mỹ để 'trả đũa' ông Trump
Hậu trường phim
06:00:18 11/04/2025
Cứu sống bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch
Sức khỏe
05:28:09 11/04/2025
Đưa mẹ vợ đến ở cùng, mới chỉ nửa năm, tôi đã phải bỏ đi thuê phòng trọ: Câu tuyên bố của mẹ vợ khiến con rể điếng người
Góc tâm tình
05:26:47 11/04/2025
Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"
Phim châu á
23:25:17 10/04/2025