Mỹ chỉ trích Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea
Một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội Nga là triển khai vũ khí trang bị mới nhất ở bán đảo Crimea.
Tờ Kommersant của Nga ngày 20-10-2014 cho biết, các nghị sĩ Hạ viện Mỹ đã cáo buộc Moscow đang chuẩn bị triển khai phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật trên bán đảo Crimea, đặc biệt là ý đồ bố trí máy bay ném bom chiến lược T-22M3 và hệ thống tên lửa chiến dịch chiến thuật Iskander, được mệnh danh “sát thủ điểm huyệt”, phiên hiệu NATO là SS-X-26.
Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, việc này đã “ngang nhiên vi phạm” hiệp nghị giữa Nga và NATO, yêu cầu chấm dứt toàn bộ tất cả “tiếp xúc” giữa các thành viên NATO và quân đội Nga. Nhưng, Moscow không có ý định từ bỏ kế hoạch triển khai cụm chiến đấu ở Crimea.
Gần đây, Chủ tịch ủy ban các lực lượng vũ trang hạ viện Mỹ, Howard McKeon, Chủ tịch tiểu ban lực lượng chiến lược Mike Rogers, Chủ tịch tiểu ban lực lượng lục quân và không quân chiến thuật Michael Turner, cùng trình thư gửi tổng thống Obama, thông báo kế hoạch Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea.
Các nghị sĩ Mỹ cho biết, đầu tháng 8, Moscow sớm đã quyết định điều động máy bay ném bom T-22M3 và hệ thống tên lửa “sát thủ điểm huyệt” Iskander đến Crimea, chúng có thể sử dụng tên lửa hành trình R-500 trong tương lai, bao gồm cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công chính xác mục tiêu.
Thành viên ủy ban các lực lượng vũ trang Mỹ James Inhofe cho biết, tên lửa Iskander của Nga đã vi phạm hiệp ước cấm tên lửa tầm ngắn và tầm trung mà Liên Xô ký năm 1987. Theo hiêp ươc, Nga va My cam kêt không thư nghiêm, chê tao mơi va triên khai cac tô hơp tên lưa đan đao, hanh trinh co tâm băn tư 500 đến 5.500 km, mà “sát thủ điểm huyệt” này có tầm bắn tối đa 2.600km.
Moscow đã bác bỏ và cho rằng, chính Washington đã vi phạm đầu tiên các yêu cầu của hiệp ước, nghiên cứu tên lửa tầm trung hạng trung để thử nghiệm đánh chặn tên lửa.
Giơi chưc Nga cho răng, thoa thuân trên không con gia tri phap ly do tinh hinh thê giơi đa co nhiêu biên đôi. Hiên tai, rât nhiêu quôc gia trên thê giơi đa sơ hưu công nghê tên lưa tâm ngăn va tâm trung hiên đai như: Trung Quôc, CHDCND Triêu Tiên, Israel, Iran, Ân Đô va Pakistan… Nga cân co loai vu khi đôi trong đê đam bao an ninh chiên lươc.
Video đang HOT
Các nghị sĩ Mỹ trong thư đã chỉ ra, Nga chưa được sự đồng ý của nước khác mà đã bố trí vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ nước đó, là quyết định vô cùng nguy hiểm. Điều này sẽ khiến cho quân Nga từng bước tiến vào căn cứ của NATO, giành ưu thế quân sự trong khu vực.
“Hành động bất hợp pháp” của nhà lãnh đạo Nga “vi phạm trắng trợn” hiệp nghị ký kết giữa NATO và Nga từ năm 1997 đã thỏa thuận rằng NATO không được đặt lực lượng lâu dài tại Đông Âu. Hiệp ước đã chính thức kết thúc sự thù địch giữa Nga và NATO. Với thỏa thuận đó, Mátxcơva khẳng định rằng phương Tây đã cam kết không thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự nào tại các quốc gia thuộc khối Đông Âu, vốn gia nhập NATO sau khi Liên Xô sụp đổ.
Các nghị sĩ Mỹ yêu cầu tổng thống Obama thông báo các biện pháp trả đũa mà Washington có thể áp dụng đối với Moscow. Họ cho rằng, biện pháp trả đũa đầu tiên có thể áp dụng là cắt đứt hoàn toàn mọi liên lạc giữa Moscow và các thành viên NATO, trục xuất các nhân viên quân sự Nga ra khỏi địa bàn NATO, đồng thời kiến nghị cấm Nga tiến hành bay quan sát trong khuôn khổ “hiệp ước bầu trời mở” quốc tế.
“ Sát thủ tàu sân bay” T-22M3
Hiệp ước Bầu trời mở, được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24-3-1992 tại Helsinki (Phần Lan), đến nay đã có 34 nước thành viên. Mục đích của Hiệp ước này là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy.
Một quan chức Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết, một trong những ưu tiên của quân đội Nga là triển khai vũ khí trang bị mới nhất ở bán đảo Crimea. Nga đã thông qua quyết định bố trí trung đoàn máy bay ném bom tên lửa chiến lược T-22M3 ở Gvardeysk, nhưng tiến trình triển khai cụ thể phải đến năm 2016 mới có kết quả cuối cùng. Trước mắt, Nga cần phải cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng mặt đất các căn cứ không quân. Vị quan chức này không đưa ra bình luận về kế hoạch bố trí tên lửa Iskander.
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trước đó đã từng nói, quân đội Nga có thể bố trí hệ thống vũ khí loại này ở bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ nước Nga, ý định đặt ở đâu sẽ đặt ở đó.
Tại hội nghị Bộ quốc phòng Nga tổ chức vào tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Shoigu đã phát biểu, phải bố trí cụm chiến đấu đúng yêu cầu, đủ mạnh trên hướng Crimea. NATO cho rằng, Nga mở rộng hiện diện quân sự ở Crimea sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng với châu Âu, nhưng cũng không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với kế hoạch triển khai vũ khí của quân đội Nga.
Theo An ninh thủ đô
Báo Mỹ: không nên công khai chi tiết tàu sân bay Mỹ với Trung Quốc
Trung Quốc muốn học tập chiến thuật và bảo trì của tàu sân bay Mỹ, nhưng Mỹ không nên cho phép vì Trung Quốc đang phát triển "sát thủ tàu sân bay"...
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert tại Trung Quốc ngày 15 tháng 7 năm 2014
Tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 6 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Cái gì giúp Trung Quốc đạt được tiến bộ quân sự" cho rằng, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi gần đây đề xuất với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, hy vọng có thể để cho quân nhân trên tàu sân bay mới của Trung Quốc lên thăm tàu sân bay Mỹ, học tập trình tự bảo trì và thao tác/điều khiển. Các nhà quyết sách Mỹ đang cân nhắc lời đề nghị này. Đây là một chủ ý tồi.
Theo bài viết, tuy kế hoạch giao lưu quân sự phổ biến được cho là giảm phán đoán nhầm có thể gây ra xung đột vũ trang, nhưng Washington cần nhìn nhận vấn đề này từ góc độ lợi ích an ninh Mỹ.
Bài viết cho rằng, trong giao dịch này, lợi ích thu được của Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều Mỹ. Trong thời điểm tình hình căng thẳng ở châu Á ngày cang leo thang do thái độ hung hăng với láng giềng của Trung Quốc, Washington không nên đưa ra các hành động có thể thúc đẩy sự tiến bộ của Quân đội Trung Quốc.
Năm 2012, Hải quân Trung Quốc đã chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào biên chế, sau đó, thủy thủ tàu này đã tập trung vào học tập thao tác tàu sân bay, chủ yếu là huấn luyện cất cánh, hạ cánh có cáp hãm đà và an toàn.
Từ video của những hoạt động huấn luyện này sẽ có thể nhìn thấy, Trung Quốc học được rất nhiều thứ từ sổ tay sử dụng tàu sân bay của Mỹ.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đề nghị tìm hiểu chi tiết tàu sân bay Mỹ
Đúng như cựu sĩ quan chỉ huy Peter Derry của cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz từng nói, Trung Quốc đã sao chép cụ thể các kỹ xảo an toàn để máy bay hạ cánh trên đường băng và các thông tin nhìn bằng mắt về kiểm soát cất cánh máy bay.
Theo bài viết, so với những biểu hiện thường xuyên của Mỹ với các quan chức cấp cao nước ngoài lên thăm tàu chiến của mình, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi gần đây đã đưa ra yêu cầu trực tiếp hơn. Ông nói rõ, hy vọng có thể chú trọng "chi tiết" về chiến thuật và bảo trì.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc còn muốn biết rõ về khoảng trống giữa hai lần bay của máy bay, những vị trí, thiết bị phanh và hệ thống phóng nào cần bảo trì, bảo trì một lần trong bao lâu. Ngay cả người Trung Quốc nhìn thấy mức độ tự động hóa hoặc hệ thống "thừa" nào đó của tàu sân bay Mỹ đều sẽ rất có lợi cho nâng cao hiểu biết cho Trung Quốc, từ đó tăng cường thực lực của Quân đội Trung Quốc.
Bài viết đề nghị, Hải quân Mỹ cũng không nên cho phép một quốc gia đang nghiên cứu phát triển "sát thủ tàu sân bay" (tên lửa Đông Phong-21D) đến nghiên cứu tàu chiến của Mỹ.
Tàu sân bay Mỹ dẫn đầu trong cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012
Theo bài viết, đến nay, chính quyền Barack Obama hầu như gượng ép hơn đối với lý do đồng ý với lời đề nghị của Trung Quốc.
Đối với Washington, tăng cường quan hệ với một TQ chắc chắn có sức thu hút to lớn, đặc biệt là khi tính đến mối quan hệ giữa Nga-Trung đang không ngừng ấm lên. Nhưng, điều này không đủ để trở thành lý do để chia sẻ kinh nghiệm bảo trì tàu sân bay quý giá với Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Nga mang 'sát thủ tàu sân bay' tới TQ tập trận RIA cho hay đội tàu chiến của Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương do tàu tuần dương mang tên lửa hành trình Varyag hôm nay đã cập cảng Trung Quốc để tham dự tập trận Tương tác Hải quân 2014. Tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Varyag của Nga còn được gọi với biệt danh 'sát thủ tàu sân bay'....