Mỹ chi tiền “khủng” cho Nga để mua chỗ trong không gian?
Nếu Quốc hội Mỹ phê duyệt, NASA dự kiến sẽ mua lại chiếc ghế ngồi trong không gian đắt nhất trong lịch sử thế giới.
Ông Charles Bolden, quản trị viên của tổ chức NASA đã đệ trình một bức thư lên Quốc hội cho biết tổ chức này trả tổng cộng 490 triệu USD cho sáu chỗ ngồi trên một tên lửa Nga lên Trạm vũ trụ quốc tế.
Điều đó có nghĩa là việc du hành trên tên lửa Soyuz từ Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga ( Roscosmos), dự kiến bay vào năm 2017, sẽ tiêu tốn khoảng 82 triệu USD cho một chỗ ngồi.
Thỏa thuận mới này sẽ gia hạn hợp đồng độc quyền hiện tại giữa hai nước cho đến năm 2019, với mức giá cho mỗi chỗ ngồi tăng lên từ 11 triệu USD lên 71 triệu USD.
Thỏa thuận trên được đề xuất khi Washington đang áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt vào Nga khi nghi ngờ nước này hỗ trợ cho cuộc chiến đấu ở miền đông Ukraine.
Trong bức thư của mình, ông Bolden viết: “Con đường nhanh nhất để đưa các hệ thống mới lên mạng, khởi hành tên lửa vũ trụ từ Mỹ và kết thúc sự phụ thuộc vào chương trình không gian của Nga là tài trợ đầy đủ cho Chương trình Phi hành đoàn thương mại của NASA trong năm tài chính 2016″.
Chương trình trên yêu cầu chính quyền Obama chi 1.24 tỷ USD để đạt được mục tiêu mỹ mãn, ông Bolden cho hay.
Video đang HOT
Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Tuy nhiên, đa số nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện đã lần lượt đề xuất giảm số tiền xuống 250 triệu USD và 300 triệu USD.
Ông Bolden nhận định trong trường hợp Quốc hội Mỹ đồng thuận về việc cắt giảm, nó có thể sẽ khiến cho “ngân sách tiêu hết cho cả hai bên nhà thầu vào mùa xuân cũng như mùa hè của năm tài chính 2016″.
Được biết, đến thời điểm hiện tại, sự lệ thuộc lớn nhất của Mỹ vào Nga hiện nay trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ chính là động cơ tên lửa đẩy. Điều này đã được chính John Logsdon, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington thừa nhận: “Không có động cơ tên lửa Nga, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ…”
NASA hiện đang tham gia vào chương trình phát triển động cơ tên lửa đẩy của Mỹ với sản phẩm Space Launch System (SLS) – động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cực mạnh và đã được thử nghiệm thành công trên mặt đất hồi đầu năm 2015.
Tên lửa đẩy Antares của Orbital Sciences chụp tại cơ sở phóng tên lửa của NASA
Cho đến nay, hầu như toàn bộ các vụ phóng vệ tinh vì mục đích quốc phòng an ninh của Mỹ hiện nay đều phải phụ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy nhập khẩu của Nga.
Mới đây, ngày 6/8, Hãng tin RT dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, nước này vừa bàn giao 2 động cơ tên lửa đẩy RD-181 đầu tiên (theo hợp đồng trị giá 1 tỉ USD được ký kết hồi cuối năm 2014) cho Tập đoàn Khoa học Quỹ đạo Mỹ.
Được biết, hợp đồng mua động cơ tên lửa đẩy RD-181 của Nga được tâp đoan Orbital Science (Mỹ) ký kết hồi cuối năm 2014 bất chấp lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ và châu Âu đang áp đặt với Nga.
Hơp tac giưa hai bên se tiêp tuc trong vong 15-25 năm tơi ma không co thay đôi đang kê.
Theo Bảo Hân (Tổng hợp)
Đất Việt
Nga thành lập lực lượng không gian vũ trụ mới
Nga vừa thành lập lực lượng không gian vũ trụ bằng việc hợp nhất các lực lượng không quân, phòng không, phòng thủ và không gian của nước này, theo The Moscow Times.
Máy bay tiêm kích ném bom Su-25 của Nga biểu diễn tại cuộc thi không quân Aviadarts gần Ryazan ngày 2.8.2015 trong khuôn khổ cuộc thi quân đội quốc tế diễn ra ở Nga - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 3.8 tuyên bố thành lập lực lượng không gian vũ trụ, thành phần mới trong lực lượng vũ trang Nga. Lực lượng mới này được thành lập dựa trên sự hợp nhất lực lượng không quân và lực lượng phòng thủ không gian vũ trụ của nước này.
Ông Sergei Shoigu cho biết việc hợp nhất các lực lượng nói trên thành lực lượng không gian vũ trụ là lựa chọn tốt nhất cho việc tổ chức hệ thống phòng không và phòng thủ của Nga. Đồng thời, động thái này cũng xuất phát từ sự đổi hướng trọng tâm khi các cuộc chiến có thể xảy ra trong không gian vũ trụ.
The Moscow Times nhận định việc Nga thành lập lực lượng mới này cho thấy sự phát triển trong tư tưởng của quân đội Nga. Động thái này cũng là một trong những nỗ lực nhằm cải tổ và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này, bên cạnh việc đầu tư mới các trang thiết bị và thay đổi học thuyết quân sự, trong bối cảnh NATO đang tiếp tục mở rộng ảnh hưởng.
Với việc hợp nhất từ hai lực lượng thành một, lực lượng mới sẽ có nhiều nhiệm vụ, từ việc điều khiển tập trung mạng lưới của đơn vị không quân chiến đấu, phòng thủ trên không, phòng thủ chống tên lửa đến việc chịu trách nhiệm phóng và điều phối hoạt động của tàu không gian Nga trên quỹ đạo.
Lực lượng không gian vũ trụ mới của Nga có cơ cấu tổ chức gần giống với lực lượng không quân Mỹ, khác biệt lớn nhất là ở Nga, việc kiểm soát tên lửa hạt nhân vẫn thuộc quyền một lực lượng hoàn toàn độc lập là lực lượng tên lửa chiến lược Nga, theo The Moscow Times.
Tổng Tư lệnh không quân Nga, ông Viktor Bondarev đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu lực lượng mới thành lập này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Câu trả lời của "gấu" Nga trong cuộc chiến không gian Cùng với sự phát triển ngày một tân tiến của khoa học công nghệ, các hình thức chiến tranh theo thời gian cũng trở nên ngày một tinh vi hơn. Các quốc gia không những dựa vào lực lượng nòng cốt là quân đội để bảo vệ chủ quyền, mà còn nghiên cứu phát triển những loại vũ khí hiện đại, khả năng...