Mỹ chỉ ra những điểm yếu của các tổ hợp phòng không S-400
Các nhà phân tích Mỹ từ công ty Stratfor cho biết, các hệ thống S-400 hiện đại của Nga chỉ có hiệu quả khi ở trong một hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp.
Hơn nữa, theo ý kiến của họ, S-400 dễ dàng bị thất bại trước những cuộc tấn công tập trung của đối thủ. Thêm vào đó, hiệu quả của chúng phần lớn phụ thuộc vào quốc gia mà chúng được sử dụng.
Công ty phân tích tư nhân Mỹ Stratfor đã chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga. Bài phân tích này đã được công bố trên trang web chính thức của công ty này.
Theo đó các nhà phân tích cho rằng tổ hợp phòng không S-400 của Nga chỉ có hiệu quả trong một số điều kiện nhất định, ví dụ, chúng nên được sử dụng trong các hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp (hệ thống mà tất cả các bộ phận được liên kết với nhau và có thể trao đổi thông tin).
Video đang HOT
Stratfor cũng chỉ ra sự không hiệu quả của S-400 trước những tên lửa tầm thấp và dễ bị phá hủy trong những cuộc tấn công tập trung của kẻ thù.
Như thông tin từ phía nhà sản xuất, tầm bắn của S-400 có thể đạt tới 400 km, nhưng hiệu quả của radar có thể giảm đi do các điều kiện địa lý như địa hình đồi núi. Do đó, theo các chuyên gia của Stratfor, khi được triển khai ở khu vực đồi núi, khả năng bắn hạ tên lửa hành trình của S-400 có thể bị giảm xuống chỉ còn ở khoảng cách vài chục km.
Stratfor cũng nói tới những lợi thế không thể nghi ngờ của S-400, bao gồm khả năng tấn công mục tiêu thuộc các loại khác nhau, cũng như bán kính chiến đấu lớn. Ngoài ra, các hệ thống phòng không này thể hiện rất tốt trong cuộc chiến chống lại các mục tiêu được bố trí gần nhau, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, cũng như các cảm biến tinh vi có khả năng chống lại công nghệ tàng hình.
Từ đó, các chuyên gia kết luận rằng hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phòng không do Nga sản xuất phụ thuộc phần lớn vào quốc gia nơi nó được sử dụng và kỹ năng của các nhà hoạt động quân sự.
Phương Võ
Theo GD&TĐ/Gazeta.ru
Không còn dọa dẫm, Mỹ sắp giáng đòn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Washington dự kiến sẽ công bố lệnh trừng phạt Ankara vào cuối tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AP
Theo tờ Bloomberg, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra quyết định về gói trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm đáp trả việc Ankara mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.
Dự kiến, gói trừng phạt sẽ được công bố vào cuối tuần tới.
Nguồn tin thân cận của Bloomberg cho biết đây là một trong ba gói trừng phạt mà Mỹ đặt ra theo Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt CAATSA, và hiện đang đợi sự phê chuẩn của Tổng thống Trump.
Trước đó, lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại và Quân vụ Thượng viện Mỹ cho biết trong một thông cáo chung rằng ông Trump nên áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi nước này nhận lô S-400 đầu tiên.
Tuy nhiên, trên thực tế, Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc đã im lặng một cách bất thường khi Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắt đầu linh kiện S-400 từ Nga hôm 12/7.
Sự thờ ơ của Washington khiến nhiều người cho rằng các tuyên bố trước đó của Tổng thống Trump về thương vụ S-400 thực chất chỉ là lời dọa dẫm.
Tháng 9/2017, Tổng thống Erdogan tuyên bố Ankara đã ký hợp đồng với Moscow về việc mua hệ thống S-400 và đã thanh toán trước.
Quyết định này lập tức vấp phải sự phản đối của Mỹ - vốn là đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO.
Washington tuyên bố sẽ loại Ankara ra khỏi chương trình F-35 nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi thương vụ S-400 với Nga. Theo các quan chức Mỹ, hệ thống tên lửa phòng không Nga có thể là mối đe dọa đối với các máy bay chiến đấu F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã mua trước đó.
MINH HẠNH
Theo tienphong/Sputnik, Bloomberg
Bất ngờ với phản ứng của Lầu Năm Góc vụ Thổ Nhĩ Kỳ nhận S-400 Đến giờ, cả Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận S-400 từ Nga. Khi Thổ Nhĩ Kỳ công bố những hình ảnh về tổ hợp phòng không S-400 đầu tiên mới được chuyển từ Nga, các nghị sĩ Mỹ yêu cầu trừng phạt ngay lập tức đối với Ankara, trong khi đó...