Mỹ “chết lặng” trước khẳng định của Nga về S-400
Nga sẽ hoàn tất việc bàn giao các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm nay. Đây là tuyên bố vừa được Giám đốc điều hành Tập đoàn Rostec – ông Sergei Chemezov đưa ra hôm 18/2 tại triển lãm quân sự quốc tế IDEX-2019 lần thứ 14.
“Chúng tôi đã ký hợp đồng và chúng tôi sẽ hoàn tất việc bàn giao vào cuối năm nay. Chúng tôi sẽ bàn giao tất cả hệ thống trong năm nay”, ông Chemerov khẳng định.
Thông tin về các cuộc đàm phán hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên xuất hiện là vào tháng 11 năm 2016. Đến tháng 9 năm 2017, Nga xác nhận hợp đồng có liên quan đã được ký kết. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho hay, việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tinh vi và đầy uy lực S-400 mà nước này mua được từ Nga sẽ bắt đầu được tiến hành vào tháng 10 năm 2019. Theo thông tin được ông Chemezov đưa ra hồi tháng 12 năm 2017, hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị khoảng 2,5 tỉ USD.
Trước thông báo mới nhất của Giám đốc điều hành Tập đoàn Rostec – ông Sergei Chemezov về vấn đề bàn giao S-400, hồi cuối tuần vừa rồi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã một lần nữa lên tiếng nhấn mạnh, nước này kiên quyết không phá bỏ thỏa thuận mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga. Lời tuyên bố chắc nịch của ông Erdogan xuất hiện đúng một ngày sau khi hết thời hạn Washington đưa ra để Ankara trả lời về đề xuất của Mỹ liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống Patriot của Mỹ thay vì S-400 của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ liên tục khẳng định, họ kiên quyết theo đuổi hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 của Nga bất chấp những lời cảnh báo không ngừng từ phía Mỹ và NATO.
Video đang HOT
Hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ là một trong những hợp đồng vũ khí bị phản đối mạnh mẽ nhất. Mỹ cùng với các đồng minh NATO đã tìm mọi cách để ngăn không cho Ankara mua các hệ thống tên lửa tối tân S-400 của Moscow. Washington dọa trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, dọa hủy hợp đồng bán chiến đấu cơ tàng hình hàng đầu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí gần đây, Mỹ còn đề nghị bán hệ thống tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ dù trước đó Ankara từng nhiều lần mong muốn có được những hệ thống Patriot nhưng đồng minh Mỹ luôn phớt lờ. Có thể thấy rõ, Mỹ đã nỗ lực tìm mọi cách có thể để phá hủy hợp đồng S-400 của Nga.
Tuy nhiên, với những phát biểu liên tiếp được đưa ra trong những ngày gần đây từ cả phía Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thì rõ ràng, hợp đồng S-400 đang được tích cực xúc tiến và nhiều khả năng, ngay trong năm nay, Ankara sẽ có trong tay những hệ thống vũ khí quý báu này từ Moscow.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo XHTT
Mỹ khẳng định không vội vã rút quân khỏi Syria
Mỹ sẽ không vội vã rút quân khỏi Syria và sẽ tham vấn chặt chẽ với các đồng minh về vấn đề này. Đây là tuyên bố được đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Syria James Franklin Jeffrey đưa ra ngày 17/2 tại Hội nghị An ninh Munich (MSC).
Theo ông Jeffrey, Washington đã không ngừng khẳng định với các đồng minh rằng việc rút quân sẽ không diễn ra đột ngột và nhanh chóng mà sẽ tiến hành từng bước. Ông cũng nêu rõ mục tiêu của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Syria không thay đổi, theo đó, trước hết là duy trì an ninh trong khu vực.
Đoàn xe của các lực lượng Mỹ được triển khai tại Darbasiyah, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giới phân tích cho rằng phát biểu trên của đặc phái viên Jeffrey nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ về quyết định của Washington rút 2.000 binh sĩ khỏi Syria.
Trong khi đó, đối với việc thiết lập một vùng an toàn ở khu vực biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc phái viên Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar dường như có quan điểm khác nhau về cách thức phối hợp giữa lực lượng dân quân do người Kurd dẫn đầu với liên quân được Mỹ hỗ trợ chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Bộ trưởng Akar tuyên bố Ankara "tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, nhưng vấn đề chính là sự an toàn và an ninh của biên giới cũng như người dân Thổ Nhĩ Kỳ", theo đó, cần phải đảm bảo an ninh để loại bỏ khủng bố bất kể đó là lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) hay IS.
Hiện Mỹ đang tìm cách đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho các tay súng YPG vốn bị Ankara coi là tổ chức khủng bố, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan thúc đẩy kế hoạch quân sự chống YPG cũng như Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF) được Mỹ ủng hộ chống IS tại bờ Đông sông Euphrates. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang thảo luận việc thiết lập khu vực an toàn dọc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Ankara.
Liên quan cuộc chiến chống IS, ngày 17/2, chỉ huy Bộ Tư lệnh trung tâm của Mỹ, Tướng Joseph Votel đã tới Iraq để tiến hành các cuộc thảo luận với giới chức quân sự Mỹ và các quan chức nước chủ nhà. Dự kiến, nội dung các cuộc thảo luận nhằm đảm bảo IS không thể trỗi dậy sau khi Mỹ rút quân khỏi nước láng giềng Syria. Bên cạnh đó, Tướng Votel cũng có thể bàn với giới chức Iraq về những tác động có thể có đối với nước này liên quan đến quyết định của Mỹ rút quân khỏi Syria.
Tháng 12/2018, Tổng thống Trump đã bất ngờ đưa ra quyết định rút quân khỏi Syria. Quyết định này khiến đội ngũ an ninh quốc gia hoang mang, dẫn tới quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, cũng như khiến các đồng minh của Washington quan ngại. Hiện IS vẫn là mối đe dọa ở Iraq, trong khi một số quan chức Mỹ cho rằng thủ lĩnh của IS Abu Bakr al-Baghdadi có thể đang lẩn trốn ở nước này.
Theo Tướng Votel, hiện IS vẫn còn hàng chục nghìn tay súng, bố trí rải rác khắp Iraq và Syria, với đủ các thành phần nòng cốt và nguồn lực để gây ra mối đe dọa trong những tháng tới. Do đó, ông sẽ đề nghị chính phủ tiếp tục hỗ trợ SDF và các nhóm vũ trang do người Kurd dẫn đầu để ngăn chặn IS trỗi dậy.
Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Thổ sớm nhận S-400 trong năm nay, Mỹ cảnh báo sớm Nghi vấn Mỹ có thể không bán Patriot cho Thổ nếu Ankara tiếp tục mua S-400 của Nga. Thông tấn TASS mới đây dẫn lời Phó chủ tịch Văn phòng Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ - ông Celal Sami Tufekci - cho biết, quá trình chuyển giao các tên lửa phòng không S-400 sẽ được Nga tiến hành trong năm 2019....