Mỹ chế tạo hệ thống đánh chặn laser siêu mạnh cho tàu chiến
Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tích hợp các hệ thống phòng thủ tầm gần trên hạm hiện nay với hệ thống vũ khí laser có uy lực rất mạnh, có thể tiêu diệt mục tiêu trên không, mặt nước ở khoảng cách 10 hải lý
Gần đây, cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố báo cáo “Vũ khí laser trên chiến hạm”, chủ yếu nghiên cứu, thảo luận hệ thống vũ khí laser trên các tàu mặt nước trong tương lai của hải quân Mỹ, đối phó thế nào với mối đe dọa đến từ mặt nước, trên không và tàu ngầm tên lửa đạn đạo, đồng thời đưa ra những tác động của nó đối với việc thiết kế và mua sắm tàu thuyền cho lực lượng hải quân trong tương lai.
Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho rằng, vũ khí laser trên chiến hạm không chỉ tác động đến nhu cầu về đầu tư và đóng tàu thuyền cho hải quân trong tương lai, mà còn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp laser quân sự và chế tạo vũ khí tự vệ trên chiến hạm hiện có.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu vũ khí laser trong lĩnh vực quân sự được vài thập niên, để hình thành năng lực tấn công các mục tiêu mặt nước và trên không tầm gần (khoảng 1 hải lý), vài năm tới sẽ ứng dụng loại vũ khí này trên chiến hạm. Tiếp theo vài năm nữa, khi các hệ thống vũ khí laser trên hạm có uy lực mạnh hơn, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 10 hải lý.
Khoảng giữa năm nay, Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm nguyên mẫu hệ thống laser thể rắn trên chiến hạm chiến hạm USS Ponce. Hải quân Mỹ hy vọng đến năm tài khóa 2018, sẽ xây dựng được khung mua sắm vũ khí laser trên chiến hạm, đến năm 2020 hoặc 2021 sẽ hình thành năng lực tác chiến ban đầu.
Video đang HOT
So sánh với hệ thống phòng ngự trên chiến hạm hiện có như tên lửa hoặc pháo hạm, thì giá thành của hệ thống vũ khí laser cao hơn.
Sau khi tích hợp hệ thống vũ khí bảo vệ tự động hiện có với vũ khí phòng ngự laser, thì năng lực tự vệ trên chiến hạm sẽ mạnh hơn. Hệ thống vũ khí laser trên chiến hạm sẽ được đưa vào trong các kế hoạch mua sắm vũ khí trên hạm, làm thay đổi chiến thuật tác chiến, thiết kế tàu thuyền của hải quân Mỹ, làm thay đổi hình thái tác chiến trên biển. Ảnh hưởng của nó tương tự như sự ra đời của hệ thống tên lửa chống hạm từ những năm 50 thế kỷ trước.
Hoa Kỳ sẽ xem xét những vấn đề cốt lõi như: Phê chuẩn hoặc sửa đổi mức độ đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển của vũ khí laser trên chiến hạm; hay đề xuất kiến nghị với bộ quốc phòng và lực lượng hải quân về kế hoạch nghiên cứu, phát triển và mua sắm loại vũ khí này để trang bị trên tàu chiến.
Các vấn đề tiềm ẩn bên trong không chỉ giới hạn ở một số phương diện sau: xét đến nhu cầu cấp bách ngân sách đầu tư cho lực lượng hải quân, vài hệ thống laser hiện đang nghiên cứu, chế tạo có ưu thế rõ rệt; trang bị vũ khí laser trên chiến hạm sẽ có tác động đến thiết kế và mua sắm tàu hải quân, bao gồm cả kế hoạch và ngân sách mua tàu khu trục lớp “Arleigh Burke” Flight III vào năm 2016.
Theo ANTD
Thổ Nhĩ Kỳ thử thành công tên lửa chống tăng tầm xa
Ngày 10-3, cơ quan mua sắm quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tập đoàn sản xuất vũ khí và nhà thầu quốc phòng quốc doanh Roketsan của nước này, vừa phóng thử thành công một tên lửa chống tăng tầm xa mang tên Mizrak-U, do họ đang nghiên cứu và phát triển.
Trực thăng tấn công T-129 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Tusas của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên danh AgustaWestland của Italia và Anh chế tạo
Vụ thử nghiệm có điều khiển đầu tiến đối với tên lửa chống tăng Mizrak-U đã được tiến hành từ một chiếc máy bay trực thăng Cobra AH-1S và bắn trúng một mục tiêu ở khoảng cách 3,5km.
Theo cơ quan mua sắm quân sự nước này, tên lửa chống tăng Mizrak-U sẽ được trang bị cho các máy bay trực thăng tấn công T-129 đang được Tập đoàn công nghiệp hàng không Tusas của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên danh AgustaWestland của Italia và Anh hợp tác sản xuất.
Tên lửa chống tăng tầm xa Mizrak-U có tầm bắn tối đa khoảng 8km và theo kế hoạch, việc sản xuất hàng loạt loại tên lửa này sẽ được bắt đầu vào năm 2015.
Tên lửa được lắp đặt thiết bị dẫn đường bằng tia hồng ngoại hình ảnh kết nối các dữ liệu tần số vô tuyến với đầu đạn có sức công phá lớn, ngoài ra, tên lửa còn có một chế độ dẫn đường bằng laser thay thế.
Phiên bản tầm trung của loại tên lửa chống tăng này, mang tên Mizrak-O, có những đặc điểm tương tự như tên lửa tầm xa Mizrak-U, nhưng chỉ có tầm bắn 4km.
Theo ANTD
Ấn Độ vừa phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V Ngày 15-9, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại bãi thử trên đảo Wheeler, ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha. Đây là lần phóng thử tên lửa đạn đạo Agni-V thứ 2 của Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO)...