Mỹ chặn Nga phình to ở Bắc Cực
Theo Sputniknews ngày 30/3, Mỹ vừa công khai kế hoạch triển khai hệ thống radar mới tại thành phố Vardo ở Na Uy – nơi rất gần với biên giới Nga. Việc xây dựng trạm radar mới công suất cao này sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Việc đặt trạm radar ở Na Uy là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga.
Theo kế hoạch, đến năm 2017, Mỹ sẽ chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland đã bị đóng cửa năm 2006. Các căn cứ này dự kiến được sử dụng cho các nhiệm vụ thông thường là săn tàu ngầm Nga.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng sẽ triển khai luân phiên thêm một lữ đoàn thiết giáp chiến đấu tới châu Âu như một phần trong nỗ lực đối phó với cái mà Mỹ gọi là hành vi gây hấn của Nga ở châu lục này.
Binh sĩ Mỹ tập trận tại Bắc Cực.
Reuters dẫn thông báo từ Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ cho biết, lữ đoàn thiết giáp này dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 2/2017, sẽ phối hợp tiến hành các cuộc tập trận chung với Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Bulgaria và Hungary.
Trước khi công khai những kế hoạch này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, Mỹ quyết định nâng cấp hệ thống radar 50 năm tuổi ở Bắc Cực nhằm ngăn chặn tên lửa Nga hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Theo ông Carter, radar ở căn cứ quân sự Thule của Mỹ ở đảo Greenland, đã được triển khai từ những năm 1950 và cần phải được hiện đại hoá nếu muốn trở thành một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả.
Bộ trưởng Carter giải thích cho tuyên bố của mình: “Nga có các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tầm xa. Chúng ta cần phải nâng cấp radar để giúp các hệ thống phòng không có thể đánh chặn được hiệu quả các tên lửa tấn công.
Bắc Cực là một trong những nơi các tên lửa đạn đạo sẽ bay qua nếu muốn tới lãnh thổ Mỹ. Do đó, việc cần làm lúc này là nâng cấp cho radar tại đây nhanh nhạy hơn”.
Ngay từ tháng 1/2007, Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh No 66 về an ninh quốc gia Mỹ. Trong sắc lệnh này có đoạn: “Mỹ có các lợi ích rộng rãi, cơ bản tại khu vực Vùng cực và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các quốc gia khác để đảm bảo an toàn cho các lợi ích đó.
Một nhóm trong số các lợi ích đó là: triển khai hệ thống lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm; triển khai các hệ thống trên biển và trên không phục vụ vận chuyển chiến lược trên biển, kiềm chế chiến lược; tăng cường sự hiện diện trên các biển và tiến hành các chiến dịch đảm bảo an ninh biển cũng như đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực lãnh thổ này”.
Sắc lệnh này cũng quy định rõ nhiệm vụ: “Đảm bảo tính cơ động toàn cầu cho các tàu và máy bay kể cả dân sự và quân sự Mỹ trên toàn bộ khu vực Vùng cực…, cũng như đảm bảo khả năng cơ động toàn cầu cho lực lượng vũ trang Mỹ trên toàn thế giới. Điều đó sẽ đảm bảo các quyền chủ quyền của Mỹ đối với một loạt khu vực duyên hải rộng lớn cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở đó”.
Đó là các văn bản. Còn thực lực thì hiện nay, chỉ riêng tại Alaska, Mỹ đã có 3 căn cứ lục quân và 3 căn cứ không quân, một số các căn cứ bảo vệ duyên hải với tổng quân số lên đến 24.000 người.
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga xây dựng thêm một loạt căn cứ đảo ở Bắc Cực
Nga vừa điều thêm đội tàu chiến tới khu vực Bắc Cực để xây dựng thêm một căn cứ phòng không trên đảo Sredniy, bên cạnh 5 căn cứ đảo khác đang được xây dựng bởi 1.500 công nhân.
Theo hãng tin Interfax, một tàu phá băng đã đào một con kênh để giúp các tàu nhỏ của Hạm đội Biển Bắc của Nga tới đảo Sredniy ở Bắc Cực. Phó Đô đốc của Hạm đội, ông Viktor Sokolov đang có chuyến kiểm tra việc xây dựng căn cứ phòng không trên đảo Sredniy.
Một tàu phá băng của Nga. Ảnh minh họa.
Ông Viktor Sokolov bay tới khu vực bằng trực thăng quân sự trong khi đội tàu của Hạm đội Biển Bắc đã tới biển Kara.
Ngoài căn cứ phòng Sredniy, Nga còn đang xây dựng các căn cứ đảo Alexandra Land, Rogachevo, Cape Schmidt, Wrangel và Kotelny với 1.500 công nhân.
Nga xem Bắc Cực là một ưu tiên chiến lược trong học thuyết hải quân mới của nước này.
Tổng thống Putin xem việc kiểm soát vùng Bắc Cực là một vấn đề chiến lược lớn đối với Nga. Moscow không ngại công khai tuyên bố, họ đang củng cố lực lượng ở Bắc Cực để đối phó với sự mở rộng của NATO về biên giới Nga. Moscow đang kỳ vọng sẽ khôi phục lại toàn bộ các căn cứ quân sự của Liên Xô ở Bắc Cực.
Tổng thống Putin có tham vọng củng cố và mở rộng kiểm soát vùng Bắc Cực.
Trước đó, đảo Cape Schmidt được Liên Xô sử dụng làm căn cứ cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Thời điểm đó, chính phủ Liên Xô đã cho xây dựng các căn cứ không quân trên khắp Bắc Cực để phục vụ cho lực lượng này vì đây là khu vực lãnh thổ gần với Mỹ nhất. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các lực lượng Liên Xô rút khỏi Bắc Cực.
Ngoài ra, việc kiểm soát Bắc Cực đối với Nga còn mang ý nghĩa về mặt kinh tế. Nhiều ước tính cho rằng, trữ lượng dầu mỏ ở Bắc Cực chiếm tới khoảng 13 - 30 % tổng lượng dầu mỏ trên Trái đất. Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na Uy đang cạnh tranh nhau để kiểm soát lượng dầu mỏ, khí đốt và kim loại quý ở khu vực này.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác dầu khí ở Bắc Cực đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các nhà môi trường khi cho rằng, việc này gây nguy hiểm cho hệ sinh thái mong manh ở đây.
Theo Danviet
Phương Tây nhìn thấy bẫy rút quân ở Syria Những toan tính của Nga dần lộ diện sau khi nước này tuyên bố rút quân khỏi Syria Nga chuyển nhiều vũ khí đến Syria Hãng tin Reuters của Anh ngày 30/3 đã bày tỏ quan ngại về việc Nga đang tăng cường vận chuyển thêm các thiết bị hỗ trợ đến Syria. Theo nguồn tin, sau khi Moskva tuyên bố rút lực...